Cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người

Khi đón đọc bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người, các em sẽ hiểu hơn về giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm. Mặc dù Mãn Giác thiền sư sáng tác bài kệ này trong hoàn cảnh ông đang chịu đau đớn bệnh tật, vậy nhưng khi đọc bài thơ ta không khỏi cảm nhận được sự lạc quan, yêu đời của nhà thơ gửi gắm qua từng câu chữ.

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

cam nhan ve bai tho cao benh bao moi nguoi

Cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người


I. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người

1. Mở bài

Bài thơ "Cáo tật thị chúng" là một bài thơ hay và đặc sắc của Mãn Giác Thiền Sư, mang đến cho thơ ca dân tộc một tác phẩm bất hủ và giàu giá trị.

2. Thân bài
* Quy luật của tự nhiên:
- Xuân đi trăm hoa rụng
- Xuân đến trăm hoa khoe sắc đua nở, khoe sắc
→ Sự phát triển và vận động của thời gian cũng như cuộc sống con người
+ Con người vốn không thể tránh khỏi quy luật sinh lão bệnh tử, qua thanh xuân tươi đẹp rồi một ngày tuổi già cũng kề cận.
+ Khi già cả, bệnh tật thì "tịch" cũng là lẽ thường, không có gì phải xót xa, đau khổ hay đáng sợ cả...(Còn tiếp)


>> Dàn ý Cảm nhận bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người chi tiết tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người

Mãn Giác Thiền sư không chỉ là một vị quan triều đình với tài cao, đức độ được nhà vua trọng vọng mà còn là một thi sĩ với những hồn thơ đẹp chứa đựng nhiều ý vị sâu sắc. Bài thơ" Cáo tật thị chúng" đã đóng góp cho thơ dân tộc một tác phẩm bất hủ và giàu giá trị.

" Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai"

Quy luật tự nhiên vốn vẫn vậy, thời gian cứ thế xoay vòng, xuân đi rồi xuân đến là lẽ tự nhiên. Mùa xuân qua thì trăm hoa rụng cành, cây cối từ những chồi non nhú trở nên xanh tươi rồi thu đến, đông về thì rụng lá, trơ trọi giữa đất trời. Khi xuân đến, đất trời lại khoác lên mình một sức sống mới, trăm hoa đua nở, những chồi non của sự sống lại trỗi dậy vươn mình. Hai câu thơ đăng đối tạo nên nhịp điệu liền mạch, "khứ" - "đáo", "bách hoa lạc"- "bách hóa khai" như một sự phát triển và vận động của thời gian và cuộc sống con người, ý đồ của tác giả nhằm cho thấy được quy luật vận động của thiên nhiên. Mùa xuân là vĩnh hằng, thời gian dẫu có trôi đi bao lâu nữa thì nó vẫn tuần hoàn, vẫn tiếp diễn và mang đến cho mọi người niềm vui sống, niềm lạc quan, sự vui vẻ và an nhiên, bởi mùa xuân mang màu của tình tự, của sự đầm ấm sum vầy. Bởi vậy mà khi xuân đến, tâm hồn con người như được tưới lên tất thảy hương xuân, vị xuân và cả trời xuân, người cũng như hoa, đua nở tươi cười đón chào một năm mới. Hai câu thơ mang nét đẹp của một tâm hồn thanh cao, yêu quý và trân trọng thiên nhiên, trân trọng từng khoảnh khắc của thời gian.

"Trước mắt, việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi. "

Nhà thơ ngẫm nghĩ về câu chuyện cuộc đời. Con người vốn không thể tránh khỏi quy luật sinh- lão- bệnh- tử, qua thanh xuân tươi đẹp rồi một ngày tuổi già cũng kề cận mang đến cho người nhiều nỗi lo về sức khoẻ. Tuổi già tới chẳng ai mong cả bởi ai cũng muốn được trẻ mãi, được mạnh khoẻ để mà sống, mà cống hiến cho đời. Nhưng làm sao có thể trẻ mãi mà không già được, cũng như sự việc vậy, đi qua trước mắt ta theo lẽ luân hồi. Bởi vậy mà khi già cả, bệnh tật thì "tịch" cũng là lẽ thường, không có gì phải xót xa, đau khổ hay đáng sợ cả. Tất thảy mọi việc ta đều có thể đón nhận một cách thanh thản không nên quá vướng bận.

"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua trước sân một nhành mai"

Hai câu thơ cuối bài mang âm hưởng triết lý sâu sắc, như một lời dạy cho thế hệ mai sau về cách nhìn nhận vấn đề, về lẽ sống trong cuộc đời. "Đừng tưởng" là khi xuân tàn thì hoa rụng cành bởi tác giả đã chứng minh bằng một cành mai trước sân vẫn còn trong đêm tối. Hình ảnh "hoa rụng hết" gợi sự mất mát đến hụt hẫng đối lập với vẻ đẹp và sức sống của một cành mai càng làm cho cành mai trở nên đẹp đẽ và đặc biệt hơn bao giờ hết. Mai tượng trưng cho sức sống quật cường, kiên trì và niềm vui, sự thành cao, tinh khiết. Mai nở giữa buổi xuân tàn càng thể hiện được sức sống trường tồn theo thời gian. Dường như cành mai ấy ẩn dụ cho cuộc đời thi sĩ, người bệnh mà tâm không bệnh, đối mặt với cái chết không đáng sợ, đáng sợ là một tâm hồn "chết" giữa mùa xuân. Tác giả nhắn nhủ hãy yêu đời, yêu cuộc sống, dù bao khó khăn, vùi dập, dù cho mọi thứ không theo những gì chúng ta định liệu thì vẫn phải giữ cho mình một khát khao sống, một nghị lực phi thường để vươn lên thật mạnh mẽ như nhành mai kia, sống và chạm tới những chân giá trị tuyệt mĩ và vĩnh hằng.

Bài thơ mang tư tưởng Phật giáo sâu sắc cho thấy một tâm hồn đẹp và thiết tha với đời sống của vị Thiền sư mãn giác. Giọng thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, tứ thơ uyển chuyển, tinh tế, ngôn ngữ bình dị mà giàu sức gợi tạo nên thì phẩm ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Đọc bài thơ, thấy lòng mình thêm yêu, thêm đẹp biết bao, những gì quanh ta của tạo hoá đều cần phải trân trọng và chúng ta cần phải làm chủ cuộc sống của chính mình để mỗi ngày qua đi đều là những dấu ấn thật đẹp đẽ, hãy vẽ cho đời sống mình những bông hoa ngát hương của mùa xuân, mãi mãi rực rỡ dưới nắng trời.

----------------------HẾT-----------------------

Cáo bệnh bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) là tác phẩm chứa đựng nhiều chiêm nghiệm, triết lí nhân sinh sâu sắc. Khám phá những bài học, ý nghĩa được gửi gắm trong bài thơ, bên cạnh bài cảm nhận trên đây, các em không nên bỏ qua: Sơ đồ tư duy Cáo bệnh bảo mọi người, Phân tích bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người, Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người, Soạn văn lớp 10.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-bai-tho-cao-benh-bao-moi-nguoi-47962n.aspx

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bệnh viện tai mũi họng Cần Thơ
Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ
Bệnh viện da liễu Cần Thơ
Bài tuyên truyền về bệnh Tay Chân Miệng
Tuyển tập những bài thơ chế hay nhất
Từ khoá liên quan:

cam nhan ve bai tho cao benh bao moi nguoi

, cam nhan cua em ve bai cao benh bao moi nguoi, cam nhan ve bai tho cao tat thi chung,

SOFT LIÊN QUAN
  • Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu

    Văn mẫu hướng dẫn phân tích bài Sang Thu

    Khổ cuối bài thơ Sang thu được coi là kết tinh của những chiêm nghiệm, triết lí cuộc sống vô cùng sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh, vậy em có Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu như thế nào, cùng viết bài văn ngắn để chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đó nhé.

Tin Mới