Thông qua dàn ý phân tích bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người, chúng ta sẽ phần nào hiểu được những triết lí sâu sắc về cuộc đời, về vòng xoay của tạo hóa cũng như cảm nhận được thái độ sống tích cực của Thiền sư Mãn Giác đã được thể hiện qua tác phẩm.
Dàn ý phân tích bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người
I. Dàn ý phân tích bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người
1. Mở bài
_Khái quát tác giả: Mãn Giác Thiền Sư là một cao tăng đức cao, đạo trọng và cũng là một vị thiền sư có tâm hồn và tài hoa của một nhà thi sĩ.
_Giới thiệu bài thơ: Có bệnh bảo mọi người vốn là một bài thi kệ, một thể loại kinh kệ của Phật giáo, được sáng tác bằng chữ Hán (Cáo tật thị chúng).
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh ra đời cũng như mục đích sáng tác của bài thơ
- Bài thơ đã được Thiền Sư đọc cho đệ tử nghe khi ông lâm bệnh.
- Qua bài thơ người đọc có thể hiểu được một triết lí sâu sắc của Thiền môn, một quan niệm nhân sinh tích cực của tác giả.
b. Phân tích hai câu thơ đầu: Quy luật của tự nhiên
- Hai câu ngũ ngôn có nhịp điệu nhẹ nhàng, bình thản như bước đi muôn thuở của thời gian.
- Muôn đời, muôn thuở, xuân đến rồi đi, hoa nở hoa tàn thành một vòng tuần hoàn bất tận.
c. Phân tích hai câu giữa: Quy luật của cuộc đời
- Dòng thời gian trôi là bất biến, mọi việc trong đời cũng theo dòng thời gian mà trôi qua mãi.
- Hai câu thơ vẫn với âm điệu nhẹ nhàng của thể ngũ ngôn nhưng nghe phảng phất một chút tâm tình của một vị cao niên.
d. Phân tích hai câu cuối: Tư tưởng của nhà thơ
- Từ thể ngũ ngôn chuyển sang thất ngôn một cách uyển chuyển, nhịp nhàng bộc lộ một tình cảm yêu đời thiết tha, một tư tưởng lạc quan đáng khâm phục.
- Thiền sư khái quát thành tư tưởng sống tích cực, sống có ích, sống đẹp dù đang ở bất kì mùa nào của tuổi tác.
3. Kết bài
Tổng kết giá trị của bài thơ
Cảm nghĩ của người viết.
II. Bài văn mẫu phân tích bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người
Thơ văn Lí-Trần là một đỉnh cao rực rỡ của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong dòng văn học đậm chất Thiền đó, Mãn Giác Thiền Sư (1052-1096) là một tên tuổi tiêu biểu dù ông sáng tác không nhiều. Ông là một cao tăng đức cao, đạo trọng và cũng là một vị thiền sư có tâm hồn và tài hoa của một nhà thi sĩ. Với bài thi kệ "Có bệnh bảo mọi người" (Cáo tật thị chúng), Mãn Giác Thiền Sư được xem như là một nhà thơ có công đặt nền móng cho dòng thơ thiền thời Lí.
Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua xuân trước một nhành mai.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
"Có bệnh bảo mọi người" vốn là một bài thi kệ, một thể loại kinh kệ của Phật giáo, được sáng tác bằng chữ Hán (Cáo tật thị chúng). Bài thơ đã được Thiền Sư đọc cho đệ tử nghe khi ông lâm bệnh. Qua bài thơ người đọc có thể hiểu được một triết lí sâu sắc của Thiền môn, một quan niệm nhân sinh tích cực của tác giả. Dù tuổi cao, bệnh nặng nhưng vẫn lạc quan, tư duy tích cực và tha thiết yêu đời...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Phân tích bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người
--------------------HẾT---------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-bai-tho-cao-benh-bao-moi-nguoi-51267n.aspx
Cáo bệnh bảo mọi người là bài thơ giàu triết lí, chiêm nghiệm của Mãn Giác Thiền Sư, tìm hiểu chi tiết về những triết lí nhân sinh này, bên cạnh bài Dàn ý phân tích bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 10 khác như: Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người, Phân tích bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca, Cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người, Phân tích bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận.