Chứng quyền là gì? Tất tần tật về chứng quyền có đảm bảo

Đối với những người mới bắt đầu chơi chứng khoán, chứng quyền là gì là một trong các vấn đề rất được quan tâm. Nếu bạn là "gà mờ" trong chứng khoán thì hãy cùng Taimienphi.vn đi tìm hiểu khái niệm mới mẻ này, để đầu tư hiệu quả, kiếm lời từ chứng quyền như mọi người hay chia sẻ.

Mới xuất hiện trong 2 năm nhưng nhờ tỷ suất lợi nhuận cao mà chứng quyền có đảm bảo đã được nhiều người trong giới chứng khoán biết đến, tạo ra hiệu ứng lớn. Vậy Chứng quyền là gì? Có nên mua chứng quyền không?

chung quyen la gi

Kiến thức về chứng quyền trong chứng khoán


Nội dung bài viết:
1. Chứng quyền là gì?.
2. Các thuật ngữ trong đầu tư chứng quyền có đảm bảo.
3. Có nên mua chứng quyền có đảm bảo?.
4 Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?.
5. Chứng quyền có phải là chứng khoán phái sinh không.


1. Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (tên tiếng Anh: Stock Warrant, viết tắt là SW) hay Chứng khoán quyền là loại chứng khoán được doanh nghiệp phát hành với mục đích là cho phép người sở hữu được mua cổ phiếu doanh nghiệp với mức giá đã được quy định trước, dù giá trị trên thị trường hay công ty có biến động.

Ví dụ: Công ty X phát hành chứng quyền có giá là 94.000 đồng/chứng quyền với thời gian là 11 tháng. Do đó, người sở hữu chứng quyền dễ dàng mua cổ phiếu của công ty X đó với giá là 94.000 đồng/chứng quyền như công ty X đã phát hành.

Trong trường hợp, giá thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống thì người sở hữu chứng quyền khi mua vẫn mua với giá là 94.000 đồng/chứng quyền. Đối với giá giảm xuống còn khoảng 93.000 đồng/chứng quyền, bạn có thể chọn không mua.

Chứng quyền có đảm bảo là gì? Chứng quyền có đảm bảo (tiếng Anh là Covered Warrant, viết tắt là CW) là loại mở rộng của chứng quyền nhưng công ty phát hành sẽ đảm bảo mua lại chứng khoán cơ sở. Chứng quyền có đảm bảo gồm hai loại:
- Chứng quyền mua (Đang triển khai, khi chứng quyền tăng từ chứng khoán cơ sở, người sở hữu sẽ kiếm lời hiệu quả)
- Chứng quyền bán (Chưa triển khai, khi chứng quyền giảm từ chứng khoán cơ sở, người chơi sẽ kiếm được lời)


2. Các thuật ngữ trong đầu tư chứng quyền có đảm bảo

Trong chứng quyền có đảm bảo gồm rất nhiều thuật ngữ. Khi đầu tư chứng quyền, các bạn cần nắm bắt được các thuật ngữ này để đảm bảo việc đầu tư diễn ra thuận lợi nhất.

Bang gia chung quyen

Bảng thuật ngữ trong chứng quyền có đảm bảo


3. Có nên mua chứng quyền có đảm bảo?

Có nên mua chứng quyền không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay, nhất là những người mới chơi chứng khoán. Các bạn nên tham khảo ưu điểm và nhược điểm của chính quyền để đưa ra được quyết định phù hợp cho câu hỏi này.

Ưu điểm:

Chứng quyền có vô vàn những ưu điểm nổi bật. Bạn có thể dựa vào đây để quyết định có nên đầu tư hay không.
- Giảm thiểu rủi ro: Trước ngày đáo hạn, bạn thấy giá chứng quyền có xu hướng giảm xuống, trong khi bạn mua với giá cao thì bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ ở thời điểm mà bạn cho là phù hợp nhất. Điều này giúp bạn hạn chế được rủi ro.
- Vốn ít nhưng khả năng sinh lời cao: Nhà chơi chứng quyền bỏ ra sô tiền nhỏ nhưng khi nhận sẽ nhận được khả năng sinh lời tương tự như chơi chứng khoán.
- Có tính đòn bẩy cao: Đây là đặc tính của chứng quyền do nhà phát hành đưa ra giúp bạn đầu tư 1 nhưng mà có thể lãi 10 là điều dễ hiểu.
- Tính thanh khoản được đảm bảo: Nhà phát hành sẽ đảm bảo mua lại chứng khoán cơ sở tăng tính thanh khoản.
- Giao dịch linh hoạt: Nếu bạn đang chơi chứng khoán thì bạn có thể sử dụng chính tài khoản chứng khoán đó để giao dịch, mua chứng quyền.
- Không cần ký quỹ

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm thì giống như chứng khoán chứng quyền có đảm bảo vẫn có các nhược điểm riêng, cụ thể là:
- Rủi ro từ đòn bẩy cao: So với cổ phiếu, trái phiếu thì chứng quyền có tính đòn bẩy cao ... nên nếu như thua lỗ sẽ để lại tổn thất lớn cho bạn.
- Thời gian đầu tư ngắn: Tùy vào mỗi doanh nghiệp phát hành mà thời gian đầu tư có thể kéo dài 3 tháng tới 2 năm. Do đó, khi đáo hạn, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn thận để đưa ra quyết định đúng ngắn trong việc bán hay giữ.
- Lợi nhuận được quyết định bởi thời gian nắm giữ: Giá cả chứng quyền có thể tăng giảm theo biến động của thị trường. Do đó, thời gian càng dài thì giá chứng quyền biến động càng nhiều và ngược lại.

huy niem yet chinh quyen la gi

Biết được tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền giúp bạn biết được bạn có thể đổi được bao nhiêu chứng khoán cơ sở


4. Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là tỷ số cho biết số chứng quyền bạn cần giữ có để đổi lại chứng khoán cơ sở. Nếu bạn giữ chứng quyền với số lượng lớn thì chuyển đổi sang chứng khoán cơ sở dễ dàng.

Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là 11:2, có nghĩa là bạn cần sở hữu 11 chứng quyền, bạn mới mua được 2 chứng khoán cơ sở.


5. Chứng quyền có phải là chứng khoán phái sinh không?

Để biết chứng quyền và chứng khoán phái sinh có phải là một không thì các bạn cần tìm hiểu về khái niệm về chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán phái sinh là hợp đồng tài chính được lập ra bởi 2 bên giao dịch, trong hợp đồng có quy định về quyền lợi của cả hai bên cũng như xác định giá giao dịch tại thời điểm ký kết. Đặc điểm của chứng khoán này là do sở giao dịch chứng khoán phát hành nên giao dịch chứng khoán sẽ đưa ra các quyết định chung, yêu cầu ký quỹ ngay ban đầu, khối lượng giao dịch sẽ do bên cung cấp sản phẩm đưa.

Trong khi đó, chứng quyền có đảm bảo lại được phát hành và quy định bởi tổ chức tài chính, không yêu cầu ký quý. Do đó, chứng quyền và chứng khoán phái sinh là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt với nhau. Vì thế, khi đầu tư, bạn cần cân nhắc cụ thể để đầu tư hiệu quả, thu lợi nhuận cao cho bản thân mình.

Như vậy, chứng quyền là gì? và tất tần tật về thông tin chứng quyền đã được Taimienphi.vn giải đáp và chia sẻ ở trên. Hy vọng các bạn đã có được cái nhìn tổng quan nhất, từ đó có thể tiến hành đầu tư vào chứng quyền đạt hiệu quả cao.

https://thuthuat.taimienphi.vn/chung-quyen-la-gi-64605n.aspx
Các bạn muốn chơi chứng khoán chứng quyền, có thể đăng ký tài khoản tại HSC, VnDricet, SSI ...

Tác giả: Ngọc Trinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Xem MBS bảng giá chứng khoán trực tuyến ở đâu?
Cách xem bảng giá chứng khoán phái sinh
Cách mở tài khoản SSI, sàn chứng khoán trực tuyến
Cách mở tài khoản HSC, đăng ký tài khoản chứng khoán trực tuyến
Chứng khoán là gì? Điều Cần Biết Về TTCK
Từ khoá liên quan:

Chung quyen co dam bao la gi

, co nen mua chung quen khong, cach tinh gia chung quyen,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sổ tay chứng khoán

    Kiến thức về thị trường chứng khoán

    Sổ tay chứng khoán trình bày các nội dung về kiến thức chứng khoán, hỏi đáp về chứng khoán, từ điển chứng khoán. Đây là những thông tin cần thiết cho những người muốn kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, giúp bạn có th ...

Tin Mới