Soạn bài Viếng lăng Bác

Viếng lăng Bác là sự xúc động, tình cảm kính yêu của người con miền Nam khi lần đầu được ra thăm lăng Bác. soạn bài Viếng lăng Bác dưới đây sẽ cùng các em đọc hiểu và khám phá những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật và giá trị của bài thơ.

=> Xem tiếp các bài soạn văn lớp 9 tại đây: soạn văn lớp 9

Viếng lăng Bác là bài thơ được nhà thơ Viễn Phương sáng tác sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, lăng Bác vừa hoàn thành và nhà thơ ra Bắc viếng lăng Bác. Tác phẩm chứa chan niềm xúc động và tấm lòng thành kính của một người con miền Nam ra "thăm" người Cha vĩ đại, soạn bài Viếng lăng Bác để hiểu hơn về tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ.

=>Giờ mở cửa Lăng Bác 2019

 

Soạn bài Viếng lăng Bác, ngắn 1

I. Đọc – hiểu văn bản 

Câu 1
- Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm hồ hởi xúc động kính trọng và niềm biết ơn  tự hào lớn lao đến người Cha già của dân tộc khi đứng trước lăng Bác.
- Trình tự được miêu tả là trình tự thời gian.
 
Câu 2
- Hàng tre bên lăng bác được miêu tả ngay từ đầu nhan đề bài thơ.
- Tác giả đã làm nổi bật những đặc điểm của cây tre: màu sắc, ý chí, trung hiếu. 
- Hình ảnh cuối bài bổ sung thêm phương diện ý nghĩa trung hiếu một lòng của cây tre như chính tình quân dân và ý chí bảo vệ tổ quốc dâng lên Bác.
 
Câu 3
- Mọi người trong đó có nhà thơ đã thể hiện tình cảm vô cùng sâu sắc và kính cẩn trước Bác ở các đoạn thơ 2, 3, 4
+ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
⟶ Hình ảnh bác được ẩn dụ với hình tượng “ mặt trời trong lăng”.
+ “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
⟶ Hình ảnh mặt trời đỏ rực trong lăng, được thay bằng vầng trăng sáng dịu hiền. Bác vừa là chiến sĩ, vừa là người đưa đường chỉ lối cho cách mạng và một người Cha già tận tụy cùng đàn con chiến sĩ.
 
Câu 4
- Về thể thơ, giọng điệu: Thể thơ 8 chữ có xen 7 chữ. Được cấu tứ, sắp xếp linh hoạt. Nhịp thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đúng cung bậc cảm xúc trầm lắng suy tư khi vào viếng. 
-  Ngôn ngữ, hình ảnh: Hình ảnh thơ được tạo dựng sinh động, giàu hình ảnh sáng tạo, ý nghĩa tầng lớp và ngôn ngữ tượng trưng biểu cảm.
 
II. Luyện tập 
 
Câu 1
Gợi ý phân tích đoạn 2
Chú ý một số biện pháp sử dụng phân tích các từ ngữ sau:
- Ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ"
- Nhân hóa "thấy"
- Ẩn dụ "tràng hoa"
- Hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân"
- Điệp ngữ "ngày ngày"
 

 

Soạn bài Viếng lăng Bác, ngắn 2

soan bai vieng lang bac

soan van vieng lang bac

soan van lop 9 vieng lang bac

soan van lop 9 vieng lang bac

soan van lop 9 vieng lang bac

-----------------------HẾT-----------------------------

Qua bài học này các em đã biết đến bài thơ Viếng lăng Bác. Chúng ta không chỉ được học trong sách giao khoa mà bài thơ còn được phổ nhạc với nhiều giọng hát rất hay. Qua đây Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương như thế nào? hãy cùng chia sẻ với chúng tôi nhé.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-9-vieng-lang-bac-30851n.aspx
Bài soạn văn lớp 9 tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, các em nhớ đón đọc.

Tác giả: Đỗ Bá Hưng     (4.1★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương
Mở bài bài thơ Viếng lăng Bác
Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác
Những nét đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác
Cảm nhận của em trước lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam qua bài Viếng lăng Bác
Từ khoá liên quan:

soan bai vieng lang bac cua vien phuong

, soan bai vieng lang bac tac gia tac pham, soan van vieng lang bac,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới