Văn mẫu Viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường hay nhất

Thầy cô và mái trường là một phần không thể thiếu với tất cả chúng ta. Họ là người dìu dắt học sinh đến bến bờ tri thức. Dưới đây là bài Văn mẫu viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường do Taimienphi.vn biên soạn, các em hãy cùng theo dõi nhé

Văn mẫu viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường

van mau viet ve nhung ky niem sau sac ve thay co va mai truong

Dàn ý và văn mẫu những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường
 

Nội dung bài viết:
A. Viết đoạn văn về những kỉ niệm sây sắc về thầy cô, mái trường.
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
B. Văn mẫu viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường.
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.
1. Bài mẫu số 1.
2. Bài mẫu số 2.
3. Bài mẫu số 3.
4. Bài mẫu số 4.
5. Bài mẫu số 5.
6. Bài mẫu số 6.


A. Đề bài: Văn đoạn văn viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường

I. Dàn ý:

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu về thầy cô, tình huống để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
2. Thân đoạn:
- Nêu lý do xuất hiện sự việc:
- Nêu diễn biến câu chuyện.
+ Đưa ra thời gian, nơi chốn.
+ Kể lại sự việc theo trình tự thời gian.
3. Kết đoạn:
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó.

II. Đoạn văn mẫu kể về những kỉ niệm sâu sắc với thầy cô, mái trường:

Chắc hẳn mỗi người khi học tập dưới mái trường mến yêu đều có những kỉ niệm khó phai với thầy, cô giáo. Đối với em, hình ảnh về cô giáo hiền lành, ấm áp luôn theo em suốt cuộc đời. Cô Hiếu là giáo viên chủ nhiệm cũ của em. Cô luôn quan tâm, tận tình với các bạn học sinh trong lớp. Em nhớ rằng, vào một buổi chiều nọ, vẻ mặt cô rười rượi bước vào lớp. Chúng em rất lo lắng vì không biết có chuyện gì đã xảy ra với cô. Khi cả lớp ổn định trật tự, cô thông báo với mọi người về việc bản thân sẽ dừng công việc giảng dạy do tình hình sức khỏe không đảm bảo. Em và các bạn vô cùng bàng hoàng khi nghe tin ấy bởi chúng em rất yêu quý cô. Kể từ hôm đó, em luôn cảm thấy trống vắng và man mác buồn. Em cùng các bạn lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc nhỏ để chào tạm biệt cô. Ngày chia tay, cô mặc chiếc áo dài thật đẹp. Bạn lớp trưởng thay mặt cả lớp lên phát biểu và trao tặng cô một số phần quà mà mọi người đã dày công chuẩn bị. Cô vui, hạnh phúc lắm! Khi cô chia sẻ nỗi lòng mình, cả cô lẫn trò đều xúc động, rưng rưng nước mắt. Không khí ấm áp, bồi hồi tràn ngập khắp lớp học. Có lẽ, đây sẽ là những kỉ niệm sâu sắc mà em không thể quên. Đã nhiều năm trôi đi nhưng hình bóng cô vẫn in sâu trong trái tim em. Em mong cô luôn khỏe mạnh để có thể tiếp tục công việc trồng người đầy cao quý.


B. Đề bài: Văn mẫu viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường

I. Dàn ý viết về những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường
1. Dàn ý kể về kỉ niệm sâu sắc với thầy cô, mái trường số 1:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về thầy cô, tình huống để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
b. Thân bài:
- Giới thiệu kỉ niệm:
+ Kỉ niệm với cô giáo dạy Địa.
+ Ấn tượng về cô: cô có phương pháp dạy hay, thú vị, luôn quan tâm, hướng dẫn tận tình cho học sinh.
- Nêu diễn biến câu chuyện:
+ Em hứng thú với các tiết học Địa lí.
+ Em thường xuyên giơ tay phát biểu xây dựng bài.
+ Cô nhận thấy khả năng ở bản thân em.
+ Cô ngỏ lời muốn em tham gia vào đội tuyển Địa.
+ Cô cùng em ôn luyện cho kì thi sắp tới.
+ Em đạt được kết quả cao.
+ Cả cô và em đều xúc động, hạnh phúc.
c. Kết bài:
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó.
2. Dàn ý kể về những kỉ niệm sâu sắc với thầy cô, mái trường số 2:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về thầy cô, tình huống để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
b. Thân bài:
- Giới thiệu kỉ niệm:
+ Nêu hoàn cảnh của bản thân.
+ Kỉ niệm với thầy giáo.
+ Ấn tượng về thầy: thầy có nước da ngăm đen, gương mặt hơi khắc khổ.
- Nêu diễn biến câu chuyện.
+ Đường xá xa xôi và cái nghèo khiến học sinh không thể đến lớp đầy đủ.
+ Thầy quyết định đến nhà từng em vận động.
+ Em xung phong đi cùng thầy đến nhà các bạn.
+ Lớp học đã dần đông đủ, thầy bắt đầu giảng bài.
+ Thầy cố gắng mọi cách để có thể xây dựng một ngôi trường khang trang.
+ Trường được xây mới rộng rãi, đầy đủ cơ sở vật chất.
+ Học trò đều biết ơn tấm lòng cao cả của thầy.
c. Kết bài:
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó.

cuoc thi viet nhung ky niem sau sac ve thay co va mai truong nam 2022

Top bài văn Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường hay nhất

II. Bài văn mẫu tham khảo viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường:

1. Bài văn mẫu viết về những kỷ niệm sâu sắc với thầy cô và mái trường - mẫu số 1:

Bác sĩ người Mĩ William Glasser đã từng nói: "Khi được làm học trò của một giáo viên tuyệt vời, ta sẽ học được nhiều điều nhờ sự quan tâm và chỉ bảo tận tình của thầy cô". Quả đúng là như vậy. Để có được thành công ngày hôm nay, em vô cùng biết ơn, ghi nhớ tấm lòng cao cả và sự nhiệt tình, tâm huyết của cô Nguyễn Phương Lan.

Cô Lan là giáo viên dạy địa của em. Trong mỗi tiết học, cô chuẩn bị rất nhiều hoạt động thú vị để kích thích khả năng học hỏi ở học sinh. Chính vì vậy, em luôn mong chờ đến những giờ học Địa lí. Em thường giơ tay phát biểu xây dựng bài và hoàn thành tốt những bài tập trên lớp cô giao. Sự năng nổ, nhiệt tình ấy đã khiến em gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với cô. Cuối giờ học nọ, cô gọi em lên bàn giáo viên trao đổi. Ban đầu, em có chút lo sợ vì không biết cô gọi mình lên có việc gì. Dường như, cô đoán được ý nghĩ trong đầu nên nhanh chóng trấn an em bằng giọng nói nhỏ nhẹ, dịu dàng. Cô bày tỏ nguyện vọng muốn em tham gia vào lớp bồi dưỡng học sinh giỏi Địa để đi thi cấp quận. Cô nói rằng em rất có tố chất, nếu được rèn luyện kĩ chắc chắn có thể phát huy hết khả năng. Em không chần chờ, ngay lập tức đồng ý với lời đề nghị của cô. Kể từ hôm ấy, cô luôn động viên và theo sát việc học của em. Thậm chí, cô còn mời em đến nhà học, ôn luyện cho kì thi sắp tới. Chắc hẳn cô đã đặt rất nhiều kì vọng ở em. Cô thường xuyên cho em mượn sách, chỉ bảo những chỗ em chưa hiểu. Chẳng mấy chốc, em đã có thể làm hết đề thi thử chỉ trong thời gian ngắn. Trước ngày thi, cô gọi điện dặn dò về những vật dụng cần thiết khi mang vào phòng. Cô không quên chúc em thật bình tĩnh, tự tin làm bài để đạt được kết quả tốt nhất. Hiểu được tấm lòng cô, em nỗ lực hết sức mình. Vài tuần sau, trong giờ ra chơi, cô rạng rỡ chạy tới lớp thông báo kết quả cho em. Cả cô lẫn trò đều vui mừng, xúc động khi mọi cố gắng đã được đền đáp xứng đáng. Em trở thành thí sinh đạt kết quả cao nhất trong kì thi lần này.

Cô đã dạy em bằng tất cả trái tim và lòng nhiệt huyết. Đó là điều khiến em luôn cảm phục, trân trọng và biết ơn. Cho đến bây giờ, cô vẫn luôn đồng hành, hỗ trợ em trên con đường chinh phục ước mơ trở thành một nhà địa chất học cừ khôi.

2. Bài văn mẫu viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường - mẫu số 2:

Có một câu nói của nhà cải cách giáo dục Pestalozzi mà tôi vô cùng tâm đắc: "Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo". Mỗi lần nghe ai đó nhắc đến, tôi đều nhớ tới người thầy kính yêu.

Lớp học tôi ở một vùng nông thôn thuộc miền núi Bắc Bộ. Các bạn cùng trang lứa đều thuộc diện hộ nghèo trong vùng, suốt ngày theo bố mẹ lên nương rẫy kiếm ăn. Nhà tôi cũng chẳng khá hơn là bao. Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn trong làng phải đạp xe mấy chục cây tới trường. Điểm trường của tôi rất xa, cách nhà gần 10km, có những hôm mưa lớn khiến việc đi lại khó khăn bội phần. Năm ấy, tôi vào cấp 2. Thầy Minh là giáo viên chủ nhiệm dìu dắt chúng tôi. Thầy có nước da ngăm đen, khuôn mặt hơi khắc khổ. Ngày đầu làm quen, tôi và lũ bạn sợ sệt vì giọng thầy "đanh" quá! Phải mất một thời gian, tôi mới nhận ra sự ấm áp, tận tụy với học sinh của thầy. Thầy luôn chủ động tìm hiểu hoàn cảnh từng em, cố gắng hỏi han, quan tâm mỗi người. Tình yêu thương của thầy đã giúp chúng tôi có thêm động lực để đến trường tìm con chữ.

Tôi nhớ như in mùa đông năm ấy, thời tiết vùng núi giảm sâu. Cái nghèo cái đói cứ đeo đẳng mỗi gia đình trong bản làng dưới chân đồi. Hôm ấy, lớp học vắng teo, đã hơn 1 tiếng trôi qua kể từ khi vào lớp mà sĩ số chẳng quá nổi 7 người. Thầy tôi đã có một quyết định vô cùng táo bạo là đi đến nhà từng bạn vận động các em đi học. Thầy hỏi có ai xung phong đi cùng thầy hay không. Nghe đến đó thôi, tôi liền giơ tay ngay lập tức. Vậy là đoàn quân nhỏ gồm 8 người bắt đầu chuyến hành trình. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do địa hình trắc trở, tiết trời buốt giá nhưng cả thầy và trò đều nỗ lực, quyết tâm. Chẳng mấy chốc, thầy đã tới được 10 hộ gia đình và kêu gọi các bạn đi học thành công. Tôi có phần bất ngờ vì không hiểu tại sao thầy có thể biết rõ nhà từng em đến thế. Cuối cùng, phải mất đến gần hai tiếng đồng hồ, tổng số học sinh trong lớp mới đạt 1/3. Dẫu lớp chưa đầy đủ song vẻ mặt hạnh phúc hiện rõ trên gương mặt thầy. Thầy bắt đầu bài giảng một cách say sưa. Chúng tôi ai cũng hào hứng, tập trung theo lời dạy của thầy.

Không dừng lại ở việc dạy kiến thức cho học sinh, thầy còn nỗ lực cho chúng tôi có một "mái nhà thứ hai" đúng nghĩa để mỗi người không phải chịu cái nóng đổ lửa, cái lạnh tái tê. Giờ đây, ngôi trường trở nên khang trang, rộng rãi hơn bao giờ hết. Thầy cũng vơi bớt phần nào lo lắng cho tương lai của các em học sinh. Hình ảnh người thầy cung cúc, tận tụy, vượt hàng chục cây số để đưa học sinh đến trường vẫn mãi in sâu trong tâm trí tôi.

Hiện tại, cuộc sống của tôi và các bạn đã bớt khốn khó. Thầy cũng không còn phải đến từng nhà đón các em học sinh như trước. Thế nhưng, tôi vẫn luôn thầm biết ơn công lao to lớn của thầy. Với tôi, thầy luôn là một người thầy vĩ đại, kiên cường. "Dạy học không phải là làm đầy một thùng nước mà là thắp sáng một ngọn lửa" (William Butler Yeats) và thầy đã dùng trái tim nồng ấm để thắp sáng hàng chục số phận khác nhau.

3. Viết về những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường hay và ngắn nhất – mẫu số 3:

Trong bài thơ “Có một nghề như thế”, tác giả Đinh Văn Nhã có viết:
 “Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo đó là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà mang lại cho Đời đầy trái ngọt hoa tươi!”
Mỗi khi đọc những dòng thơ này, em lại thấy bồi hồi xúc động nhớ về cô Nguyễn Hương Giang.
Tạm xa mái trường tiểu học thân yêu, em bước vào năm học lớp 6 với một tâm thế háo hức nhưng cũng có chút khẩn trương. Trong ngày nhập học, em và các bạn khác được gặp cô Giang – cô giáo chủ nhiệm của lớp. Ban đầu, chúng em thấy hơi lo lắng và sợ sệt vì nghe nói, thầy cô dạy cấp 2 rất nghiêm khắc. Thế nhưng, sau khi cô trò chào hỏi nhau, cô Giang niềm nở hỏi han cả lớp có gặp khó khăn gì hay không. Cô dặn chúng em nếu có vấn đề gì thì báo ngay để cô hỗ trợ giải quyết.
Sau này, trong quá trình học tập tại trường, cô luôn yêu thương, giúp đỡ cả lớp. Khi có ai đó học kém môn Anh, cô không ngần ngại dạy bồi dưỡng vào cuối mỗi buổi chiều mà không lấy tiền. Những bạn học yếu các môn khác, cô cũng giúp đỡ bằng cách nhờ giáo viên bộ môn để ý thêm. 
Suốt năm học lớp 6 ấy, cô Giang không chỉ là người thầy dạy dỗ, bảo ban chúng em nên người mà còn là người truyền cảm hứng, tiếp thêm sức mạnh và tạo động lực cho học sinh. Em nhớ có một lần, khi phải chuẩn bị hoạt động để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-10, cả lớp có xảy ra mâu thuẫn. Các bạn trong đội báo tường không thống nhất được phong cách trình bày và bố cục trang trí, thiết kế. Các bạn trong đội văn nghệ cũng vậy, không thống nhất được bài nhảy cùng bài hát. Lúc này, cả lớp trở nên rối tung rối mù. Sau khi biết chuyện, cô tổ chức buổi thảo luận cho hai nhóm, đưa ra một vài gợi ý để chúng em tham khảo. Cô luôn nhắc nhở mọi người rằng: “Các con phải tìm ra cách giải quyết, đi đến thống nhất chung chứ không nên đổ lỗi tại bạn này, bạn nọ được”. Cuối cùng, hai nhóm đều đã có sự thống nhất, đảm bảo ai trong đội cũng vừa ý. Chính bởi thế, cả lớp bắt đầu đoàn kết trở lại, chăm chỉ luyện tập, cố gắng thiết kế. Không phụ sự siêng năng ấy, lớp chúng em đã nhận được giải “Báo tường đẹp nhất dành cho khối học sinh lớp 6” và “Tiết mục văn nghệ hay nhất toàn trường”.
Nhờ cô Giang, chúng em học thêm được tinh thần đoàn kết và giải quyết vấn đề. Em cùng các bạn sẽ mãi khắc ghi, ghi nhớ bài học ý nghĩa này.

4. Bài dự thi: Viết về những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường hay và ngắn nhất – mẫu số 4:

Ông cha ta từ xưa đã nhắc nhở “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Quả thực như vậy, mỗi khi nhắc đến câu nói này, em lại vô cùng biết ơn, khắc ghi công ơn dạy bảo to lớn cùng tấm lòng nhiệt huyết của cô Huyền.
Năm lớp 6, vì không theo kịp chương trình học của cấp 2 nên em rất đuối môn Toán. Mỗi kì kiểm tra, dù đã ra sức ôn tập, em vẫn chỉ đạt kết quả lẹt đẹt. Thâm chí, có lần, em còn đứng gần bét lớp. Lúc ấy, em hoang mang và lo sợ vô cùng. Cho đến khi cô Huyền chuyển về công tác tại trường, em cảm thấy cuộc đời mình như “bước sang một trang mới”.
 
Ngày hôm đó, trong tiết học đầu tiên của cô Huyền ở lớp em, cô dành rất nhiều thời gian để nắm bắt tình hình học tập từng người. Cô không chỉ hỏi thăm đơn thuần mà còn đưa ra các dạng bài tập thực hành. Sau đó, cô nhận thấy em bị hổng kiến thức rất nhiều. Vì thế, cô đã đề nghị em ở nhà tự học lại để buổi sau đến lớp kiểm tra. Nghe lời cô, em hăng hái học tập, đọc lại sách vở từ đầu, chỗ nào khó hiểu sẽ khoanh lại rồi sáng mai tới lớp hỏi cô. Cứ như vậy, những tiết học tiếp theo, cô sắp xếp em ngồi trên bàn đầu, ngồi cùng một bạn giỏi Toán. Dần dần, dưới sự dạy bảo của cô cùng chỉ dẫn của bạn ngồi cạnh, em đã có tiến bộ hơn. Không còn tình trạng kiểm tra đạt điểm thấp, điểm số được cải thiện tới mức khá. Khi đó, cô dặn em “thắng không kiêu, bại không nản”, phải ra sức học tập hơn nữa. Nhờ có lời khuyên bảo, động viên từ cô, em như được tiếp thêm tinh thần, say mê học tập. Từ đây, em có thể nhanh chóng giải được các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Những bài tập nâng cao mà cô Huyền giao, em đã bước đầu làm được trọn vẹn.
 
Nhận thấy sự cố gắng vượt bậc của em, cô Huyền đã ngỏ ý rủ em tham gia lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán. Ban đầu, em cảm thấy vô cùng lo lắng, sợ làm cô thất vọng. Nhưng nhìn ánh mắt tràn đầy tình thương ở cô, em đã dũng cảm vượt qua giới hạn của bản thân. Cuối cùng, trong kì thi học sinh giỏi cấp Huyện, em xuất sắc giành được giải ba. Em biết rằng kết quả tốt đẹp này đến từ tấm lòng nhiệt huyết, tràn đầy tình yêu của một cô giáo trẻ tuổi, yêu nghề như cô Huyền. 
Cô Huyền đã dạy em bằng khối óc sáng suốt cùng trái tim chân thành. Sau này, trên bước đường đời, em vẫn luôn ghi nhớ lời dạy bảo tận tình của cô.
 

5. Bài dự thi: Viết về những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường hay và ngắn nhất – mẫu số 5:

Mỗi lần nghe thấy bài hát “Bụi phấn” vang lên, những kỉ niệm dưới mái trường tiểu học của em lại ùa về. Những kí ức tươi đẹp cùng với cô giáo chủ nhiệm năm lớp 3 luôn là hành trang đi theo em suốt cuộc đời. 
 
Để tiện cho công việc của bố, em phải chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh ra ngoài Hà Nội cùng gia đình. Ngày đầu vào lớp, em vô cùng bỡ ngỡ, rụt rè. Do chưa quen môi trường mới, em gặp không ít khó khăn trong việc hòa nhập với mọi người. Suốt tuần đầu tiên, em không nói chuyện với ai, cứ thu mình vào một góc cuối lớp. Cô giáo thấy vậy liền đi đến hỏi han, an ủi em. Cô động viên em rất nhiều. Dần dần em đã mở lòng hơn. Em kể cho cô nghe cuộc sống khi còn ở miền Nam và những khác biệt giữa hai thành phố mà em cảm nhận được. Trò chuyện cùng cô khiến tinh thần em trở nên phấn chấn. 
 
Nhưng kỉ niệm sâu sắc khiến em luôn nhớ về cô là lúc em bị lạc đường. Buổi tối hôm ấy, trên đường đi học về, em bị lạc vào con phố mà mình không biết. Lúc ấy, trời tối om, đường xá vắng người qua lại khiến em vô cùng hoảng hốt, lo lắng. Nỗi sợ ấy càng tăng gấp bội khi trời đổ mưa to. Em nhanh chóng tìm chỗ trú, đứng đợi cho ngớt mưa. Chờ mãi mà thời tiết chẳng khá hơn, em ngồi sụp xuống bưng mặt khóc. Bộ quần áo lẫn cặp sách đều ướt nhẹp. Bất chợt, em nghe thấy tiếng gọi thất thanh từ đâu vang lên, em đứng phắt dậy nhìn quanh. Từ đằng xa là hình bóng của cô giáo đang cầm ô đi tới. Em vội vàng gọi cô và chạy đến thật nhanh. Em lao tới ôm cô thật chặt. Cô dang rộng vòng tay ôm em vào lòng. Cô hỏi xem em có bị sao không rồi hỏi em địa chỉ nhà để cô đưa về. Biết em chưa thuộc đường, cô lấy điện thoại gọi cho bố mẹ và nói đã tìm thấy em. Dứt lời, cô nắm tay em đi bộ về nhà. Trong lúc chờ bố mẹ tới, cô tìm quần áo cho em thay và pha cho em một cốc trà gừng. Cô dặn em lần sau không nên tự ý đi bộ một mình nếu không biết đường và cần tìm người để được giúp đỡ. Cô còn nói rằng bố mẹ và cô rất lo lắng khi chưa tìm thấy em. Hai cô trò đang mải trò chuyện với nhau thì tiếng chuông cửa kêu “Bính…boong”. Cuối cùng, bố mẹ em cũng đến đón. Mẹ cầm tay cô, nói lời cảm ơn chân thành: “Không có sự giúp đỡ kịp thời của cô, vợ chồng chúng tôi không biết phải làm thế nào”. Mọi thứ xong xuôi, em vẫy tay chào rồi xin phép cô ra về. Cả đêm hôm ấy, em luôn nghĩ về cô. Em biết ơn tình cảm và sự nhiệt huyết của cô rất nhiều. 
 
Đã nhiều năm trôi qua, em dần khôn lớn còn cô cũng đón thêm nhiều học sinh. Thế nhưng mỗi lần về trường, cô đều nhớ tên em. Em mong rằng, cô sẽ luôn vui tươi, mạnh khỏe để tiếp tục là người thắp sáng tâm hồn cho các bạn học sinh. 

6. Bài dự thi: Viết về những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường hay và ngắn nhất – mẫu số 6:

Nhà thơ, nhà văn người Ireland William Butler Yeats đã từng nói: “Dạy học không phải là làm đầy một thùng nước mà là thắp sáng một ngọn đuốc”. Và cô giáo Nguyệt Hà đã dùng tình yêu thương, nhiệt huyết của mình để soi sáng tâm hồn em. 
Em đã từng là một cậu học trò ngổ ngáo, ương bướng, không chịu học hành. Em chưa từng yêu thích môn Ngữ văn, luôn cảm thấy chán nản mỗi khi đến tiết. Thế nhưng, trong một lần đi qua lớp học của cô, em như bị cuốn vào giọng nói ấy. Từ khe cửa lớp học, em lắng tai nghe bài giảng “Vội vàng”. Không hiểu vì sao, em thấy bài thơ thật hay và diệu kì qua cách truyền tải vô cùng lôi cuốn của cô. Kể từ ngày hôm ấy, em luôn nán lại từ 20 - 30 phút để nghe cô giảng. Thậm chí, có hôm đứng gần một giờ đồng hồ chỉ để “học lỏm”. Tuy nhiên, việc “học chùa” không kéo dài được bao lâu thì em bị cô phát hiện. Hôm ấy khi đang mải mê đứng ở cửa chép bài, có một bạn từ trong lớp đi ra. Bạn đẩy cửa mạnh khiến người em bị hất văng ra khỏi chỗ cũ, sách vở rơi tả tơi. Bạn xin lỗi em rồi cúi xuống nhặt giúp em đống đồ. Vô tình, bạn thấy những dòng chữ em viết lại bài giảng ngày hôm nay rồi hỏi “Cậu đâu phải học sinh trong lớp, sao cậu lại đứng đây học?”. Cô giáo từ trong lớp đi ra xem có chuyện gì. Bạn gái không chần chừ nói rằng “Cô ơi, bạn này không phải học sinh nhưng vẫn đứng đây học cô ạ!” và đưa quyển vở cho cô xem như một bằng chứng không thể chối cãi. Em hoảng hốt như bị cáo chịu xét xử trong phiên tòa, sợ hãi không nói thêm câu gì. Trái ngược với những gì em nghĩ, cô nhẹ nhàng hỏi:
-  “Sao em lại đứng ở đây?”.
Em lúng búng trả lời:
- “Thưa cô, em đi qua thấy bài giảng của cô hay quá nên em đã đứng nghe và lấy vở ghi lại một số ý quan trọng. Em biết chuyện này là không phải, em mong cô bỏ qua cho em. 
Em xin lỗi cô ạ.”.
Cô cười hiền và bảo:
- “Sao em lại phải xin lỗi? Cô thấy rất vui vì điều này. Nếu em thích cứ vào xin cô chứ đứng thế này làm gì cho khổ. Thôi, em vào học với các bạn đi. Không phải lo lắng nữa nhé!”.
Thế là em theo cô vào lớp. Kể từ hôm ấy, em luôn đi học đúng giờ, đều đặn. Mỗi bài giảng của cô như một bản tình ca sôi nổi, da diết tưới lên mảnh đất sỏi đá, khô cằn. Em vô cùng say mê, yêu thích cách giảng dạy của cô. Mỗi giờ học, em luôn ở lại, hỏi cô về những điều mình chưa hiểu. Cô tận tình chỉ bảo em từng chút một. Chẳng mấy chốc, em yêu văn chương từ lúc nào không hay. Điểm số của em cũng dần cải thiện. Thậm chí, đạt đến điểm 9, 10 trong sự ngỡ ngàng của thầy cô, bạn bè trên lớp. Đến kì thi cấp trường, em được chọn vào lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Dưới sự giúp sức của cô, em đã đạt giải Nhất.  
Đối với em, cô Hà không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người mẹ, người bạn đồng hành trên mỗi bước em đi. Cô là người đã thay đổi toàn bộ cuộc sống của em, giúp em nuôi dưỡng ước mơ và góp phần biến nó trở thành sự thật. Từ sâu trong trái tim mình, em luôn biết ơn công lao to lớn của cô bởi “Một người thầy giỏi giống như ngọn nến – đốt cháy chính mình để soi sáng đường cho những người khác.” 

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-ve-nhung-ky-niem-sau-sac-ve-thay-co-va-mai-truong-71765n.aspx
Từ dàn ý và bài văn mẫu viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường trên, chắc hẳn em đã có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Mái trường, thầy cô là đề tài quen thuộc, gần gũi với các bạn học sinh, em có thể tham khảo thêm Kể lại một trải nghiệm của em, Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ,  Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể về tình hình lớp và trường em để nắm được những từ ngữ miêu tả, biểu cảm trong chủ đề này nhé. Đừng quên trên Taimienphi.vn còn rất nhiều bài văn mẫu hay và chất lượng mà các em có thể tham khảo. Chúc các em học tập tốt và ngày càng yêu thích môn Ngữ văn!

Tác giả: Trần Thuỳ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em hay nhất
Kể lại kỉ niệm sâu sắc về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất
Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập miêu tả cây cối trang 83 SGK Tiếng Việt 4
Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình
Viết đoạn văn kể về cô giáo cũ của em từ 5 đến 7 câu
Từ khoá liên quan:

Van mau viet ve nhung ki niem sau sac ve thay co va mai truong

, Bai du thi viet ve thay co va mai truong, Nhung ki niem sau sac ve thay co va mai truong lop 5,

SOFT LIÊN QUAN
  • Kể về kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ

    Kể lại kỉ niệm với thầy cô giáo

    Những bài văn mẫu kể về kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ cho các em học sinh nhiều ý tưởng hơn để dễ dàng hoàn thiện bài viết của mình.

Tin Mới