Ngày cúng vía Ngọc Hoàng thượng đế hay còn gọi là ngày cúng vía trời đất được cử hành vào ngày mùng 9 tháng giêng hàng năm để cầu mong một năm mới thuận lợi, mùa màng bội thu. Sau đây là bài văn khấn cúng Ngọc Hoàng đầy đủ, mời bạn đọc tham khảo để tiến hành nghi lễ thuận lợi, suôn sẻ.
Cúng vía Trời hay vua Cha Ngọc Hoàng vào mùng 9 Tết là tập tục phổ biến của nhiều gia đình Việt Nam. Vậy ngày vía Ngọc Hoàng cúng mấy giờ? Nghi lễ cúng vía Cha gồm những gì? Thông tin về văn cúng Ngọc Hoàng thượng đế và một vài điều cần lưu ý khi cúng lễ được Taimienphi.vn tổng hợp và thông tin đến bạn đọc như sau.
Văn khấn Ngọc Hoàng thượng đế mùng 9 Tết
1. Nghi lễ cúng Ngọc Hoàng thượng đế, cách cúng Vía trời đất
- Cúng Ngọc Hoàng mùng 9 Tết là nghi lễ cúng xuất phát từ văn hoá tín ngưỡng của người Việt gốc Hoa. Mục đích của việc cúng vía trời mùng 9 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là để bày tỏ lòng cảm tạ với trời đất. Ngoài ra, đây cũng là một nghi lễ cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, công việc hanh thông, phát triển, sức khỏe dồi dào,...
- Sở dĩ chọn ngày mùng 9 để làm lễ cúng bởi vì:
+ Ngày mùng 9 tháng Giêng còn được gọi là ngày Thánh Đản - đây chính là ngày Ngọc Hoàng Đại đế sẽ hạ phàm, xuống nhân gian cùng các vị thần tiên hầu cận để thăm thú và ban phúc.
+ Con số 9 cũng có ý nghĩa đặc biệt: thể hiện cho 9 phương trời, cho sự bao la, rộng lớn.
Chính vì vậy mà dân gian đã lựa chọn ngày này để cúng Ngọc hoàng với tất cả lòng thành kính.
2. Văn khấn cúng Ngọc Hoàng chi tiết
Bài văn khấn cúng Ngọc Hoàng vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong nghi lễ cúng vào ngày mùng 9. Văn khấn chuẩn bị chu đáo thì càng thể hiện sự thành tâm, những mong muốn sẽ được lắng nghe và có thể thành hiện thực. Bạn đọc tham khảo bài văn khấn cúng Ngọc Hoàng sau đây:
Trong dịp Tết này, nhiều người còn đến các đền, chùa để cầu lộc, cầu tài, cầu tình duyên. Việc cúng lễ sẽ được như ý, sở cầu tất ứng nếu bạn nắm được văn khấn tại Đình, Đền, Miếu, Phủ theo chia sẻ từ các bậc thầy tâm linh trong bài viết dưới đây.
3. Lễ vật cúng vía Ngọc Hoàng mùng 9 tháng giêng
Trong lễ cúng Ngọc Hoàng mùng 9 tết thì phần lễ vật cũng vô cùng quan trọng, tuy nhiên, tùy theo phong tục ở mỗi địa phương, điều kiện, hoàn cảnh gia chủ mà lễ vật mối gia đình có sự khác nhau.
Về cơ bản, số lượng của lễ vật được tính theo số lẻ là 3, 5 hoặc 7, 9; gồm các đồ như:
- Nén nhang (một số nơi gọi là Hương);
- Đèn cày hoặc nến cốc
- 1 bình hoa tươi (nên chọn hoa cúc vàng)
- Trà hoặc nước lã
- Quả (ngũ quả)
- Các vật phẩm để cúng tế trời, ví dụ như: đồ vàng mã, đồ khô, 1 cặp mía màu vàng nguyên ngọn, đường đổ khuôn.
Đây được gọi là lục lễ gồm Hương, đăng, hoa, trà, quả, phẩm; trong đó lưu ý trà phải chuẩn bị 9 chén/ly nhỏ.
Lễ cúng Ngọc Hoàng thượng đế mùng 9 tháng Giêng cần được chuẩn bị thành tâm, chu đáo
4. Lưu ý khi cúng vía trời mùng 9
- Cách cúng Ngọc Hoàng thượng đế: Chuẩn bị đầy đủ lễ vật và văn khấn. Đọc văn khấn to, rõ ràng, liền mạch, không đọc thầm cũng không cần quá to.
- Khi làm lễ ăn mặc trang nghiêm, lịch sự.
- Vía ngọc hoàng cúng mấy giờ? Theo quan niệm từ xưa, giờ cúng vía Ngọc Hoàng là từ 23h đến 1h sáng (giờ Tý) - đây là lúc bắt đầu ngày mới khi mặt trời chưa mọc.
Như vậy, văn khấn cúng Ngọc Hoàng hay các lễ vật trong ngày cúng Ngọc Hoàng cần được gia chủ chuẩn bị chu đáo, tránh thiếu sót.
https://thuthuat.taimienphi.vn/van-khan-cung-ngoc-hoang-74899n.aspx
Ngoài lễ cúng này, lễ cúng giải hạn cũng được nhiều gia đình quan tâm. Văn khấn cúng sao giải hạn đầu năm 2023 đã được chúng tôi chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo thêm.