Với sự “hiện diện” của các CA tự do như Let’s Encrypt, người dùng sẽ có thêm các lựa chọn CA miễn phí thay thế. Vậy liệu chứng chỉ SSL miễn phí có tốt hơn bản trả phí?
Với sự gia tăng của việc sử dụng mã hóa trên Web, người dùng đã bắt đầu tin tưởng và sử dụng mã hóa. Tất nhiên điều này đã tạo ra hiệu ứng quả cầu tuyết, nhiều trang web cảm thấy có “động lực” để áp dụng mã hóa SSL/TLS vì họ sợ bị “tụt” lại phía sau. Đặc biệt là các trang web thương mại điện tử, các khách hàng đã cảnh giác với việc thực hiện các giao dịch trực tuyến không được mã hóa.
Liệu chứng chỉ SSL miễn phí có tốt hơn bản trả phí?
Bên cạnh đó, SSL cũng hay xảy ra lỗi, nếu dùng Firefox hay Cốc Cốc, bạn tham khảo:
- Cách sửa lỗi ssl trên Firefox tại đây
- Cách sửa lỗi ssl trên Cốc Cốc tại đây
Khi nói đến các trang web thuộc sở hữu của các thực thể, mã hóa trở là một cái gì đó “nhiều hơn” là một thuật toán sử dụng để bảo mật quá trình online. Vấn đề mã hóa phức tạp hơn với các nhà cung cấp chứng thực số - CA (Certificate Authority) và các mức độ ủy quyền khác nhau.
Tìm hiểu về chứng chỉ SSL và tầm quan trọng của nó
Để sử dụng HTTPS và công nhận trang web của bạn là “an toàn” (nghĩa là thanh URL chuyển sang màu xanh lá cây khi người dùng truy cập trang web của bạn) yêu cầu một số hình thức ủy quyền. Bạn cần có SSL Certificate (chứng chỉ SSL) được cấp bởi cơ quan chứng nhận. Chứng chỉ sẽ "xác nhận" sự hiện diện online của bạn là “thật”. Có nhiều loại xác nhận khác nhau:
- Domain validation (DV): chứng minh rằng đó là bạn và bạn muốn bảo mật tên miền sở hữu của mình.
- Organizational validation (OV): chứng minh rằng bạn sở hữu tên miền và xác minh một vài điều về tổ chức đằng sau trang web của bạn.
- Extended validation (EV): thực hiện phân tích một cách kỹ lưỡng và nghiêm ngặt về tên miền, tổ chức của bạn và tình trạng pháp lý của tên miền đó.
Quá trình chứng nhận cho DV dễ dàng hơn nhiều so với việc bạn phải gửi các bằng chứng để chứng minh rằng bạn là chủ sở hữu tên miền của mình.
Trong bài viết thủ thuật trước đây, Taimienphi đã có bài so sánh http https và SSL để thây được sự khác nhau của các giao thức này, nếu bạn quan tâm, bạn xem bài viết so sánh http https và SSL tại đây
Chứng thực số miễn phí
Các nhà cung cấp chứng thực số (CA) như Let’s Encrypt cung cấp chứng chỉ DV miễn phí. Họ quản lý tự động hóa quá trình xác minh quyền sở hữu miền ở một mức độ mà chi phí của họ hầu như không có gì để xác minh bạn.
Tất cả mọi thứ đều “ổn” nếu bạn sở hữu một trang web ở mức “bình thường”, đơn giản, không yêu cầu người dùng chia sẻ dữ liệu nhạy cảm (chẳng hạn như số thẻ tín dụng, thông tin tài khoản ngân hàng, số hộ chiếu, ...).
Liệu chứng chỉ SSL miễn phí có tốt hơn bản trả phí?Nếu đang chạy một trang web điện tử, tốt nhất bạn nên tìm một nhà cung cấp chứng thực số thương mại điện tử. Mức độ tin cậy của việc xác nhận trang web hợp lệ dài hạn sẽ “hợp pháp hóa” tổ chức của bạn hơn bất kỳ hình thức chứng thực nào khác, ít nhất là có được một chứng chỉ OV.
Nếu sở hữu một thực web lớn lưu trữ các trang web trên nhiều miền phụ, có thể bạn sẽ thất vọng khi biết rằng không có chứng chỉ Wildcard certificate miễn phí (ngay cả từ Let’s Encrypt). Chứng chỉ này cho phép bạn xác thực tất cả các miền phụ mà bạn tạo theo tên miền chính của mình.
Nếu chạy một trang web đơn giản không yêu cầu trao đổi các dữ liệu “nhạy cảm”, chứng chỉ xác nhận miền như những gì được cung cấp bởi Let's Encrypt sẽ là lựa chọn tốt nhất. Bạn chẳng cần bất kỳ thứ gì khác “đi kèm” cả.
Nếu không, bạn nên nhờ đến các nhà cung cấp chứng thực số thương mại điện tử. Ở một số quốc gia, bạn sẽ phải đối mặt với các rắc rối về mặt pháp lý vì không sử dụng chứng chỉ xác nhận hợp lệ cho các thỏa thuận “hợp pháp”.
https://thuthuat.taimienphi.vn/ssl-certificate-mien-phi-tot-hon-ca-mien-phi-25090n.aspx
Bạn có nghĩ rằng chúng ta có thể “tự động hóa” tất cả các xác nhận hợp lệ? Hay đó chỉ là một “mơ ước” quá xa vời đối với nhân loại? Ý kiến của bạn là gì?