Chắc hẳn mỗi em học sinh đều đã từng đọc, nghe về một câu chuyện hay nhân vật lịch sử. Trong bài soạn Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, Ngữ văn 7, Cánh Diều trong chương trình học, các em sẽ có được cơ hội được kể lại câu chuyện ấy.
Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, Ngữ văn lớp 7 - Cánh Diều
Soạn văn, Sưu tầm một câu chuyện về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
I. Dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu sự việc có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
- Thân bài:
+ Kể diễn biến của sự việc.
+ Nêu ý nghĩa của sự việc.
- Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.
II. Bài tham khảo
1. Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người là biểu tượng cao đẹp về chí khí cách mạng kiên cường và những câu chuyện về Người luôn để lại bài học quý báu và giá trị cho chúng ta.
Thời kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn trước đây từng làm giao thông bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám thường nổi nóng, quát tháo các chiến sĩ. Biết được điều đó, Bác đã nhẹ nhàng chỉ dạy qua một câu chuyện nhỏ. Vào một ngày hè nắng nóng, khi đồng chí ấy vừa đi bộ vã hết mồ hôi, Bác đứng chờ sẵn. Khi đồng chí ấy đến chào Bác, Bác chỉ vào một trong hai cốc nước trên bàn và nói:
- Chú uống đi.
Vì nước quá nóng, đồng chí ấy đã kêu lên:
- Nước nóng thế này làm sao cháu uống được!
Bác mỉm cười:
- À, ra là thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát phải không?
- Dạ, có ạ.
Bác nghiêm mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Đồng chí ấy ngẩn người hiểu ra lời Bác dạy. Anh vội vàng xin lỗi và hứa với Bác sẽ sửa chữa lỗi lầm của mình. Câu chuyện đem tới cho ta bài học sâu sắc về cách ứng xử khéo léo. Khi giận lên chúng ta sẽ làm việc không có hiệu quả, dễ đánh mất bản thân và đưa ra những quyết định không sáng suốt. Cơn giận của chúng ta có thể vô tình làm tổn thương đến mọi người xung quanh, khiến cho họ không có thiện cảm và lưu lại cho họ những hình ảnh không tốt đẹp. Ngược lại, nếu chúng ta lấy lại bình tĩnh, xử lí tinh tế hơn thì sẽ có hiệu quả cao hơn.
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc. Bác là ánh sáng của lí tưởng và niềm tin trong lòng người dân Việt. Bác đã đi xa nhưng những lời Bác dạy vẫn còn ý nghĩa muôn đời với nhiều thế hệ. Ở Người, ta thường thấy được một lối sống giản dị, cách ứng xử khéo léo rất phương Đông và cũng rất hiện đại. Câu chuyện tuy ngắn gọn nhưng để lại cho chúng ta bài học sâu sắc, để mọi người chúng ta ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Văn mẫu: Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
2. Em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca"
Ngày nay, bài hát "Tiến quân ca" đã không còn xa lại với người dân Việt Nam và trở thành Quốc ca của dân tộc. Nhưng bài hát đó ra đời như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Tôi xin kể lại câu chuyện về sự kiện lịch sử ấy.
"Tiến quân ca" đánh dấu bước ngoặt lớn của cuộc đời tôi khi tôi tìm được lí tưởng sống của mình. Giữa lúc cuộc sống chìm và chán nản, thất vọng, tôi muốn từ bỏ tất cả hội họa, thơ ca, âm nhạc, sự xuất hiện của người anh Ph. D đã bất ngờ khiến cuộc đời tôi rẽ sang một hướng khác. Qua Ph. D tôi gặp lại Vũ Quy - một người anh từ lâu luôn dõi theo hoạt động nghệ thuật của tôi.
Sau buổi nói chuyện với Vũ Quy, tôi đã tìm thấy đường đi mới cho mình đó là con đường gắn với cách mạng. Lúc đó tôi rất háo hức muốn nhận được một khẩu súng và tham gia vào đội vũ trang, ấy vậy mà nhiệm vụ của tôi được nhận lại là sáng tác nghệ thuật. Điều này khiến tôi hơi ngỡ ngàng nhưng cũng nhanh, tôi đã lấy lại được tinh thần và chuẩn bị sáng tác phục vụ kháng chiến.
Để cổ vũ tinh thần kháng chiến cho quân đội, tôi được giao nhiệm vụ sáng tác một bài hát. Tôi chưa sáng tác nhạc cách mạng bao giờ, cũng chưa từng ra nhập quân đội vũ trang càng chưa bao giờ được cầm vào khẩu súng. Tôi chỉ biết những khung cảnh quen thuộc, những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ hồ tôi đã đi qua hằng ngày. Tôi cũng chưa gặp các chiến sĩ trong khóa quân chính đầu tiên để biết họ có thể hát như thế nào.
Tình yêu nước và sự nhiệt huyết trào dâng trong tâm hồn khiến tôi viết nên những giai điệu và ca từ "Tiến quân ca". Tôi cảm thấy mình đang sống trong một khu rừng nào đó trên chiến khu Việt Bắc. Anh Ph. D và anh Vũ Quý là những người đầu tiên biết đến bài hát của tôi. Anh Nguyễn Đình Thi là người xướng âm cho bài hát của tôi và anh không khỏi xúc động.
Tôi cũng không ngờ rằng chỉ một thời gian ngắn sau, vào ngày 17-8-1945, khi diễn ra cuộc mít tinh của công chức Hà Nội, bài hát "Tiến quân ca" được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường nhà hát Lớn.
Khi hàng ngàn giọng hát cất lên, niềm xúc động mãnh liệt trào dâng trong tôi khiến nước mắt tôi trào ra. Chỉ trong giây lát, những tờ truyền đơn in "Tiến quân ca" được phát cho mọi người trong hàng ngũ công chức có mặt trong lễ mít tinh. Bỗng, một giọng nói quen thuộc cất lên trên loa phóng thanh, tôi nhận ra giọng anh Ph. D. Anh đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia. Trong khoảnh khắc đó, hình ảnh của anh, giọng hát của anh hấp dẫn hàng vạn quần chúng.
Lần thứ hai, trong cuộc mít tinh 19-8, tôi cũng được nghe hàng chục ngàn giọng hát cất lên như tiếng thét căm thù của một dân tộc hào hùng vào mặt đế quốc xâm lược.
Bài "Tiến quân ca" đã ra đời như thế đó, tôi rất tự hào khi bài hát được chọn làm quốc ca Việt Nam, bài hát không chỉ là niềm tự hào của riêng tôi mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc.
Ngoài những câu chuyện mà Taimienphi.vn gợi ý, các em còn câu chuyện nào khác hay không? Nếu có, các em có thể nhớ lại và kể cho tất cả mọi người cùng nghe nhé! Chúc em có những phút giây học tập ý nghĩa dưới mái trường thân yêu!
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-bai-van-ke-lai-mot-su-viec-co-that-lien-quan-den-nhan-vat-hoac-su-kien-lich-su-ngu-van-lop-7-canh-dieu-70929n.aspx
Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:
- Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều, Nói và nghe
- Soạn bài Bố của Xi-mông (Guy-đơ Mô-pa-xăng), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều, Tự đánh giá