Soạn bài Tổng kết phần văn học (tiếp theo) trang 186 SGK Ngữ văn 9

Bài soạn văn lớp 9 trước, các em học sinh đã được hệ thống lại toàn bộ kiến thức về phần văn bản đã được học ở chương trình Ngữ văn THCS, đến với phần soạn bài Tổng kết phần văn học (tiếp theo) trang 186 SGK Ngữ văn 9 tập 2 hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em tiếp tục tổng kết và củng cố lại các nội dung liên quan đến phần văn bản văn học. Các em theo dõi bài soạn chi tiết của chúng tôi dưới dây để bổ sung vào bài soạn của mình cho đầy đủ và hoàn thiện hơn.

=> Xem tiếp các bài soạn văn lớp 9 tại đây: Soạn văn lớp 9

 

Soạn bài Tổng kết phần văn học, ngắn 1 

I. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam 

Câu 1:
a. Bộ phận văn học chữ Hán: Con hổ có nghĩa, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Côn Sơn ca, Chiếu rời đô, Nước Đại Việt ta, ……
b. Bộ phận văn học chữ Nôm: Sau phút chia ly, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Truyện Kiều, Đập đá ở Côn Lôn, ….
 
Câu 2: 
- Văn học dân gian: sáng tác do tập thể nhân dân, không rõ thời gian và năm hình thành; lưu truyền trong môi trường truyền miệng nên có nhiều dị bản; đặc trưng khác với văn học viết như truyền thuyết, thần thoại, …..
- Văn học viết: có tác giả sáng tác, dễ nhận ra thời gian thông qua tác giả; phương thức lưu truyền bằng văn bản viết; là văn bản duy nhất, thể loại phong phú từ thơ, truyện, tuỳ bút, …..
 
Câu 3: 
- Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết như trường hợp bài thơ Con cò ( Chế Lan Viên); Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương); …….
 
Câu 4: 
- Tinh thần yêu nước chạy dài theo lịch sử sáng tác văn học:
+ Trung đại có: Sông núi nước Nam, Hịch tướng sỹ, Thuật hoài, …..
+ Hiện đại có: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đất nước, Những ngôi sao xa xôi, …..
 
Câu 5: 
- Truyện Kiều là tiếng nói nhân đạo của bậc Thi hào dân tộc
+ Đồng cảm, xót xa với số phận người con gái trong xã hội phong kiến. 
+ Khẳng định ngợi ca vẻ đẹp của người con gái tài sắc vẹn toàn.
+ Lên án tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đập lên người phụ nữ 
 
II. Sơ lược về một số thể loại văn học 
 
Câu 1 :
SttThể loại Định nghĩa 
1 Truyền thuyết Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
 
2Cổ tích Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật bát hạnh; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật.
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lòng nhân ái, lẽ phải, sự công bằng đối với gian tham, bất công của cái Thiện đôi với cái Ác.
 
 
3Ngụ ngôn Loại truyện kể, bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
 
4Truyện cười Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
 
 
Câu 2: 
- Nhân vật Thạch Sanh ( dũng sỹ)
- Nhân vật Mã Lương ( tài năng)
- Nhân vật Sọ Dừa ( xấu xí, ký lạ) 
- Nhân vật chàng Ngốc ( ngốc nghếch) 
 
Câu 3:
Bước tới đèo ngang bóng xế tà 
T. T.   B.   B.        T.     T   B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa 
T.    B.    B.    T.  T.  B.     B
Lom khom dưới núi tiều vài chú
 B.     B.       T.    T     B.    B.    T
Lác đác bên sông chợ mấy nhà 
T.      T     B.    B    T.    T.     B
 
 
Câu 4:
- Em đã đọc truyện thơ Nôm Truyện Kiều. 
- Truyện kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc của Thuý Kiều. Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Vì bán mình chuộc cha Kiều để em gái thay mình chịu tình với Kim Trọng. Thời gian qua đi, Kiều trở về và quay lại với Kim Trọng 
- Cùng giống với Lục Vân Tiên cốt truyện được chia làm 3 phần: gặp gỡ, đính ước, và đoàn tụ
 
Câu 5:
Ví dụ: 
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
 
Câu 6:
- Sự giống nhau là đều là truyện hiện đại, đổi mới về nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách trần thuật đa điểm nhìn. 
- Nhân vật được kể theo cách trực tiếp miêu tả tâm trạng nội tâm không qua hành động như truyện trung đại. Truyện hiện đại chủ yếu xây dựng nhân vật qua ngoại hình, hành động, lời thoại linh hoạt.
 

 

Soạn bài Tổng kết phần văn học, ngắn 2

soan bai tong ket phan van hoc tiep theo trang 186 sgk ngu van 9 tap 2 soan van lop 9

soan bai tong ket phan van hoc tiep theo trang 186 sgk ngu van 9 tap 2 soan van lop 9 2

soan bai tong ket phan van hoc tiep theo trang 186 sgk ngu van 9 tap 2 soan van lop 9 3

soan bai tong ket phan van hoc tiep theo trang 186 sgk ngu van 9 tap 2 soan van lop 9 4

soan bai tong ket phan van hoc tiep theo trang 186 sgk ngu van 9 tap 2 soan van lop 9 5

Sau phần bài soạn này, chúng tôi tiếp tục gửi đến các em phần gợi ý soạn bài Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi, các em học sinh cùng đón đọc.

Trong chương trình học Ngữ Văn 9 phần Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Tổng kết từ vựng để học tốt môn Ngữ Văn 9 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tong-ket-phan-van-hoc-tiep-theo-trang-186-sgk-ngu-van-9-tap-2-soan-van-lop-9-35031n.aspx

Tác giả: Trần Thuỳ     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp
Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn trang 169 SGK Ngữ văn 9
Soạn bài Tổng kết phần văn học, soạn văn lớp 10
Soạn bài Tổng kết phần văn học nước ngoài trang 167 SGK Ngữ văn 9
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học, soạn văn lớp 9
Từ khoá liên quan:

Tổng kết phần văn học (tiếp theo) trang 186 SGK Ngữ văn 9 tập 2

, Soạn bài tổng kết văn học lớp 9 tiếp theo, Soạn bài tổng kết văn học tiếp theo lớp 9 HK 2,

SOFT LIÊN QUAN
  • Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 9

    Tài liệu ôn tập Ngữ văn 9 tổng hợp

    Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 9 được xây dựng với đầy đủ các kiến thức trọng tâm cho các em học sinh lớp 9 ôn tập chuẩn bị cho kì thi hết học kì 1 sắp tới. Các bạn có thể tham khảo chi tiết đề cương ôn tập học kỳ ...

Tin Mới