Soạn bài Nắng mới, Ngữ văn 8 Cánh Diều

Được coi là một trong những tác giả tiên phong của phong trào Thơ mới, Lưu Trọng Lư đã phô bày toàn bộ cảm xúc của mình trong thơ mà không hề ngần ngại. Em hãy tham khảo Soạn bài Nắng mới, Ngữ văn 8 Cánh Diều, học kì I để tìm hiểu xem ông đã thể hiện niềm thương nhớ của mình như thế nào nhé!

Soạn bài Nắng mới


soan bai nang moi ngu van 8 canh dieu


I. Soạn bài Nắng mới - Chuẩn bị:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:


1. Bài thơ có được chia khổ không? Vần trong bài thơ được giao như thế nào? Các dòng thơ ngắt nhịp ra sao?

- Bài thơ được chia làm ba khổ thơ rất rõ ràng.

- Vần:

+ Vần lưng: "mới" - "thời".

+ Vần chân: "thời" - phơi".

- Nhịp: 4/3.


2. Bài thơ viết về ai, về điều gì? Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là ai? Mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện qua các phần của bài thơ như thế nào và cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

- Bài thơ viết về hình ảnh người mẹ của tác giả khi đang phơi quần áo trước nhà.

- Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ chính là tác giả.

- Mạch cảm xúc: Bài thơ được khơi nguồn khi tác giả nhìn thấy nắng mới lên, nhớ lại những kí ức thời dĩ vãng (khổ 1). Kí ức đó chính là những ngày còn bé, mỗi lần có nắng mới, mẹ lại mang áo ra trước dậu phơi (khổ 2). Tác giả bày tỏ nỗi thương nhớ người mẹ với điệu cười hiền từ trong nắng trưa hè (khổ 3).

- Cảm hứng chủ đạo: Niềm thương nhớ người mẹ tần tảo khi nhìn thấy nắng mới lên.


3. Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào và tác dụng của chúng là gì?

- Từ láy: "xao xác", não nùng", "chập chờn", "mường tượng"

- Gợi kí ức xa xăm, không rõ ràng, đượm buồn.

- Hình ảnh người mẹ với những nét đặc trưng: "áo đỏ người đưa trước dậu phơi", "nụ cười đen nhánh".

- Từ ngữ thể hiện cảm xúc trực tiếp: "rượi buồn", "nhớ".

- Hình ảnh đặc trưng của làng quê: "gà trưa", "nắng mới".


4. Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Trọng Lư.

- Lưu Trọng Lư (19/6/1911 -10/8/1991).

- Quê: làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Là một trong những người khởi xướng và hoạt động tích cực trong phong trào Thơ mới.

- Ông làm thơ, viết văn, biên kịch nhưng nổi tiếng nhất là mảng thơ với những sáng tác như: Tiếng thu, Nắng mới, Mắt buồn,...

- Ông tham gia các hoạt động kháng chiến, tuyên truyền văn nghệ. Sau hòa bình, ông công tác ở Bộ văn hóa và là một thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam.


5. Hãy tưởng tượng và chia sẻ cảm xúc, tâm trạng,... của em khi đón nhận ánh nắng mới.

- Nắng mới là cái nắng đến sau những ngày mưa hoặc đầu mùa. Mọi vật dưới nắng mới đều bừng sáng, tươi tắn nhưng nếu ở lâu ngoài nắng sẽ khó chịu, mệt mỏi.


II. Soạn bài Nắng mới - Đọc hiểu:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:


1. Chú ý các từ ngữ chỉ thời điểm, hình ảnh, âm thanh, tâm trạng.

- Thời điểm: "mỗi lần", "những ngày không", "thuở thiếu thời", "lúc người còn sống".

- Hình ảnh: "nắng mới hắt bên song", "nắng mới reo ngoài nội", "áo đỏ người đưa trước giậu phơi", "nét cười đen nhánh sau tay áo".

- m thanh: "gà trưa gáy não nùng".

- Tâm trạng: "lòng rượi buồn", "nhớ".


2. Ở các khổ 2, 3: "Tôi" nhớ về ai? Chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc, hành động trong các khổ thơ.

- Ở khổ 2, 3, nhân vật "tôi" nhớ về người mẹ tần tảo, hiền hậu của mình.

- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc, hành động:

+ Màu sắc: "áo đỏ", "nét cười đen nhánh" và màu vàng của nắng mới.

+ Hành động: Phơi áo, cười.


3. Bài thơ được viết theo thể nào? Chỉ ra vần, nhịp của bài thơ.

- Bài thơ được viết theo thể thơ bảy chữ.

- Vần:

+ Vần lưng: "mới" - "thời".

+ Vần chân: "thời" - phơi".

- Nhịp: 4/3.

soan bai nang moi ngu van 8 canh dieu 2


III. Soạn bài Nắng mới - Sau khi đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu 1 trang 44 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Bài thơ là lời của nhân vật "tôi", cũng chính là tác giả Lưu Trọng Lư.

- Bài thơ bộc lộ cảm xúc về mẹ.


Câu 2 trang 44 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

A. Một hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cho cảm xúc của tác giả


Câu 3 trang 44 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Tâm trạng của tác giả: Trầm buồn, nhớ lại những kí ức thuở ấu thơ rồi thương nhớ người mẹ của mình.

- Những từ láy được sử dụng:

+ "Xao xác", "não nùng": miêu tả tiếng gà bỗng nhiên cất lên trong buổi trưa vắng lặng khiến cho con người bỗng có cảm giác chán nản, day dứt, mỏi mệt.

+ "Chập chờn": kí ức trong quá khứ gợi về một cách không rõ ràng, lúc ẩn lúc hiện.


Câu 4 trang 44 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Những hình ảnh có mối liên hệ với nhau:

+ "nắng mới": xuất hiện ở cả ba khổ thơ, dẫn lối cảm xúc của nhà thơ từ hiện tại về quá khứ, gợi ra hình ảnh người mẹ.

+ "áo đỏ người đưa trước giậu phơi": người mẹ chăm chỉ, tần tảo hiện lên qua công việc phơi quần áo trước nhà. Điểm nhấn là chiếc áo đỏ mẹ đang phơi, chính màu đỏ nổi bật đã khiến cho hình ảnh này lưu giữ mãi trong lòng nhà thơ.

+ "nét cười đen nhánh": người Việt xưa có tục nhuộm răng đen. Nụ cười của mẹ thể hiện nét đẹp truyền thống của người con gái Việt Nam dịu hiền.

- Hình ảnh mẹ hiện lên trong tâm trí nhà thơ vừa hiền từ, dịu dàng, duyên dáng vừa tần tảo, chịu thương chịu khó.


Câu 5 trang 44 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Không thể hoán đổi vị trí của hai động từ "hắt" và "reo" cho nhau.

- "hắt":

+ Miêu tả ánh sáng từ bên ngoài chiếu xuyên qua không gian bị chắn bởi một vật gì đó tạo thành những tia nắng, vệt nắng. Trong bài thơ, vật chắn ở đây là "song" nghĩa là cửa nhà, cửa sổ.

+ Cụm từ "hắt bên song" có nghĩa là ánh sáng xuyên qua song cửa.

+ Nếu dùng "hắt ngoài nội" sẽ không miêu tả được khung cảnh của thiên nhiên vì cánh đồng là nơi không có vật chắn. Nắng phải bao phủ toàn bộ cánh đồng chứ không chỉ là những vệt nắng, tia nắng được.

- "reo":

+ Từ dùng để chỉ sự trải ra, dàn ra trên mặt một vật phẳng.

+ "Reo ngoài nội" miêu tả ánh nắng chan hòa, ấm áp trải dài khắp cánh đồng.

+ Nếu dùng "reo bên song" sẽ làm mất đi vẻ đẹp của hình ảnh và ý nghĩa của từ ngữ.


Câu 6 trang 45 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

Mẹ em có một thú vui đó chính là trồng cây. Mỗi buổi chiều, sau khi đi làm về, mẹ lại ra ban công trước nhà để chăm sóc những loài cây do chính tay mình vun xới. Nào là cây nha đam, lưới hổ, cây kim tiền, sen đá, hoa hồng và hoa lan,... Với mỗi loài, mẹ lại có một cách chăm sóc khác nhau. Mẹ tỉ mỉ cẩn thận tưới nước, cắt tỉa cành lá. Đôi khi rảnh rỗi, mẹ còn thường lau lá cây cho bớt bụi. Những cành cây được mẹ chăm sóc ngày càng lớn hơn, vươn cao mạnh mẽ. Hoa hồng và hoa lan cũng bung nở rực rỡ như muốn báo đáp công lao của người làm vườn. Chính những cây lá ngoài ban công đã tô điểm cho ngôi nhà của em thêm tươi đẹp, giàu sức sống. Mỗi lần chăm hoa, em đều thấy gương mặt mẹ ánh lên vẻ say mê, hạnh phúc. Và đó cũng chính là khoảnh khắc mà em yêu thương nhất ở người mẹ của mình.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-nang-moi-ngu-van-8-canh-dieu-76826n.aspx
"Nắng mới" là một bài thơ mang đậm chất tự sự trữ tình, rất tự nhiên cũng cực kì tha thiết. Đây cũng là một trong những bài thơ nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư. Taimienphi.vn mời em tham khảo thêm những bài mẫu khác trong chương trình như: Soạn bài Chuỗi hạt cườm màu xám; Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa.

Tác giả: Trần Thuỳ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Treo biển, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Nước biển dâng, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Người mẹ vườn cau, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Cái kính, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Đổi tên cho xã, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai nang moi

, Soan bai nang moi ngu van 8 canh dieu, Soan bai nang moi ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích đặc điểm nhân vật

    Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7 Cánh Diều

    Mỗi tác phẩm văn học chúng ta được tiếp xúc đều có vô số nhân vật được nhắc đến. Đây cũng là một phương diện giúp ta hiểu hơn về thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải. Dựa trên chủ đề này, Taimienphi.vn gửi đến các em một số mẫu Phân tích đặc điểm nhân vật, Ngữ văn 7 Cánh Diều. Bài viết sẽ giúp em định hướng cách làm dạng đề này sao cho phù hợp, chuẩn nhất theo chương trình mới.

Tin Mới