Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Nếu gặp khó khăn khi kể lại sáng tạo một truyện cổ tích, em hãy theo dõi và tham khảo Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích trang 52 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn dưới đây để có những định hướng phù hợp.

Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích ngắn gọn Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo

soan bai ke lai mot truyen co tich ngan gon ngu van lop 6 chan troi sang tao

Kể lại một truyện cổ tích ngắn nhất


I. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

1. Người kể có nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện hay không?

Trả lời:

- Người kể nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện.

2. Người kể có đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện "Cây khế" hay không?

Trả lời:

- Người kể kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện.

3. Những hành động của nhân vật trong truyện có bị người kể bỏ sót hay không?

Trả lời:

- Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót.

4. Từ bài kể lại chuyện "Cây khế", em học được điều gì về cách kể lại một truyện cổ tích?

Trả lời:

- Em học được:

+ Sử dụng ngôi kể thứ ba để kể lại câu chuyện.

+ Kể được các sự việc theo đúng trình tự thời gian.

+ Kể đầy đủ, chi tiết các sự việc của truyện.

+ Khi viết, bài cần đầy đủ bố cục 3 phần.

Ke lai mot truyen co tich ngan
Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích ngắn nhất


II. Hướng dẫn quy trình viết

1. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

- Xác định đề tài: đọc kĩ đề bài để xác định được vấn đề cần viết và yêu cầu về kiểu bài.

- Thu thập tư liệu: tìm những truyện mà em ấn tượng hoặc có nhân vật em nhớ nhất,...

2. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Tìm ý: tìm các nội dung liên quan đến truyện như: tên truyện, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhân vật, các sự việc chính, kết thúc, cảm nghĩ của bản thân về truyện.

- Lập dàn ý: sắp xếp các ý đã tìm được thành một dàn ý có đầy đủ bố cục 3 phần.

3. Bước 3: Viết bài

- Dựa vào dàn ý, tiến hành viết bài hoàn chỉnh.

4. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Xem lại và chỉnh sửa: đọc lại toàn bộ bài, sửa lại các lỗi sai như chính tả, ngữ pháp. Có thể đọc bài cho các bạn nghe và nhờ họ đưa ra ý kiến đóng góp, nhận xét để bài viết thêm hoàn chỉnh.

- Rút kinh nghiệm: tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau khi viết.

Đề bài: Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích

Bài viết tham khảo:

Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa

Trong bài thơ "Chuyện cổ nước mình", nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có viết:

"Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa"

Quả thực như vậy, theo dòng chảy thời gian, sức sống bền bỉ của các câu chuyện cổ vẫn in sâu ở tâm trí chúng ta. Từng câu chuyện là từng bài học nhân văn, tốt đẹp mà cha ông muốn gửi gắm, nhắn nhủ. Mỗi truyện kể đều có sự sáng tạo và sức hấp dẫn riêng nhưng em ấn tượng nhất với truyện "Sọ Dừa".

Chuyện kể rằng, ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo đi làm thuê làm mướn cho nhà phú ông. Cả hai đều là những người hiền lành, tốt bụng nhưng ngoài năm mươi vẫn chưa có con. Vào một ngày nọ, khi đang kiếm củi trong rừng, người vợ bỗng cảm thấy khát nước. Trời thì nắng to, bà phát hiện ra cái sọ dừa ở gốc cây nên vội vã bưng lên uống. Về nhà, bà có mang. Khoảng thời gian sau, người chồng qua đời. Bà sinh ra đứa bé có hình hài khác thường: đầu tròn lông lốc, không tay không chân. Nhìn con như vậy, bà buồn bã, định toan vứt đi nhưng nghe con nói "Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi, tội nghiệp con lắm", bà đành giữ lại nuôi nấng, đặt tên là Sọ Dừa.

Theo thời gian, Sọ Dừa vẫn có hình dáng vẫn như lúc mới sinh. Người mẹ buồn phiền vì cậu không làm nên việc. Vì thế Sọ Dừa bảo mẹ tới nhà phú ông hỏi xin công việc chăn bò. Được sự đồng ý, ngày nào cậu cũng chăm chỉ dẫn đàn bò ra đồng. Buổi tối trở về, tất cả đều no căng bụng.

Phú ông sinh được ba cô con gái. Ngày ngày, họ sẽ thay phiên nhau mang cơm tới cho Sọ Dừa. Bỗng một ngày, khi mang cơm đến chân đồi, cô út hiền lành nghe thấy tiếng sáo. Cô lấy làm tò mò nên vội nấp sau bụi cây, nhìn thấy chàng trai khôi ngô. Phát hiện tiếng động, chàng trai ấy lại biến về hình dạng tròn lông lốc ban đầu của mình. Từ đây, cô biết Sọ Dừa không như người thường nên đem lòng mến.

Đến cuối mùa ở, Sọ Dừa giục mẹ đến hỏi cưới con gái phú ông. Bà mẹ nghe vậy thì ngạc nhiên lắm, nhưng thuận theo ý con nên đã kiếm buồng cau mang qua. Ngay lập tức, ông ta cười mỉa, yêu cầu đem đến một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm.

Về đến nhà, bà mẹ truyền lại lời phú ông cho Sọ Dừa nghe. Bà khuyên con nên bỏ ý định lấy vợ nhưng chàng vẫn tự tin nói rằng sẽ chuẩn bị đủ những thứ đó. Tới ngày hẹn, bà vô cùng bất ngờ vì trong nhà đã đầy đủ mọi thứ, gia nhân tấp nập ra vào. Phú ông thấy vậy thì hoa cả mắt, vội gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị õng ẹo chê bai ngoại hình Sọ Dừa. Chỉ có người con út bằng lòng gả cho chàng. Phú ông đành thực hiện theo lời đã hẹn, gả con gái út.

Đến ngày cưới, trong không khí tưng bừng, nhộn nhịp, Sọ Dừa lột bỏ vẻ ngoài xấu xí, trở nên khôi ngô. Hai người chị thấy vậy thì ganh ghét, đố kị và ghen tức.

Cuộc sống hai vợ chồng chàng vô cùng hạnh phúc, êm ấm. Nhờ chăm chỉ, cần cù dùi mài kinh sử, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Trước khi lên đường đi sứ, chàng dặn dò vợ lúc nào cũng phải mang theo những vật mình đã đưa: một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng.

Từ ngày thấy em gái lấy được người chồng khôi ngô, tài giỏi, hai cô chị ghen ghét nên cố tình đẩy em xuống biển trong lúc chèo thuyền. Nhớ những lời nói trước đó của chồng, lúc bị cá kình nuốt vào bụng, cô em út đã lấy dao đâm chết cá và thoát ra ngoài. Sống trên đảo hoang, cô dùng hòn đá tạo ra lửa, nướng cá ăn qua bữa. Hai quả trứng cũng nở thành đôi gà, làm bạn với cô nơi hoang vắng.

Một ngày, gà trống thấy có thuyền lướt qua đảo, liền gáy to ba lần "Ò... ó... o... Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về". Sau bao ngày xa cách, hai vợ chồng hạnh phúc gặp lại nhau. Về đến nhà, Sọ Dừa mở tiệc mừng nhưng không cho vợ lộ mặt. Hai cô chị vui mừng vì sắp được làm vợ quan trạng, giả vờ khóc lóc thương tâm về chuyện em gái. Sọ Dừa chẳng nói chẳng rằng, cuối buổi, chàng cho gọi vợ ra. Hai người chị xấu hổ nên bỏ nhà đi biệt xứ.

Qua truyện "Sọ Dừa", chúng ta thấy được ước mơ của nhân dân lao động về cuộc sống công bằng, hạnh phúc, "ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo". Đây cũng chính là bài học nhân văn mà người xưa muốn gửi gắm tới tất cả chúng ta.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-ke-lai-mot-truyen-co-tich-ngan-gon-ngan-gon-ngu-van-lop-6-chan-troi-sang-tao-71663n.aspx
Muốn kể lại một truyện cổ tích, em cần nắm rõ các sự việc của câu chuyện. Để chuẩn bị tốt nhất cho bài mới, em có thể tham khảo thêm các nội dung văn mẫu lớp 6 sau:
- Soạn bài Nói và nghe: Kể lại một truyện cổ tích, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Non-bu và Heng-bu, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Tác giả: Phạm Nhất Vương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Ôn tập bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
Soạn bài Lời trái tim ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo PDF
Từ khoá liên quan:

Soan bai Ke lai mot truyen co tich ngan gon Ngu van lop 6 Chan troi sang tao

, Ke lai mot truyen co tich ngan, Ke lai mot truyen co tich ma em yeu thich,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sách giáo khoa Chân trời sáng tạo

    File PDF SGK CTST từ lớp 1-12

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới