Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều, Thực hành đọc hiểu

Nằm trong chủ điểm truyện ngắn và tiểu thuyết, Ngữ văn 7, Cánh Diều bài Thực hành đọc: Dọc đường xứ nghệ (Sơn Tùng) sẽ giúp các em rèn luyện khả năng cảm nhận tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo bài soạn mẫu mà Taimienphi.vn đã cung cấp sau đây

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng), Ngữ văn lớp 7 - Cánh Diều

soan bai doc duong xu nghe son tung ngu van lop 7 canh dieu thuc hanh doc hieu

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ


I. Chuẩn bị

1.1. Tác giả Sơn Tùng
- Sơn Tùng (1928 - 2021) quê ở Nghệ An.
- Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa, danh nhân cách mạng Việt Nam.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: "Bên khung cửa sổ" (1974), "Nhớ nguồn" (1975), "Búp sen xanh" (1981), "Vườn nắng" (1997),...

1.2. Đoạn trích "Dọc đường xứ Nghệ"

- Đoạn trích "Dọc đường xứ Nghệ" trích trong tiểu thuyết "Búp sen xanh" của nhà văn Sơn Tùng. "Búp sen xanh" là tiểu thuyết lịch sử viết về cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Đoạn trích kể về tuổi thơ của Bác Hồ. Khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Côn, Người đã cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào kinh thành Huế. Sau khi đỗ Phó bảng, ông Sắc vinh quy về quê. Đoạn trích dưới đây kể chuyện người cha đi thăm bạn bè, cho hai cha con đi theo.


II. Đọc hiểu

2.1. Trong khi đọc

1. Chú ý những quan sát, câu hỏi của cậu bé Côn trong phần (1).

- Những quan sát của cậu bé Côn: "dãy núi xa xa rất nhiều hình nhiều vẻ, càng ngắm, núi càng biến hóa những hình ảnh theo sự tưởng tượng của Côn. Hòn lèn gần nhất, nằm giữa cánh cổng, bát ngắt màu xanh, lại y như một con người cụt đầu đứng hiên ngang giữa trời".

=> Những quan sát cho thấy Côn là một cậu bé có một tâm hồn tinh tế khi cảm nhận về thiên nhiên

- Những câu hỏi của cậu bé: "Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, về tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá cha ạ", "Thành Cổ Loa ở đâu thưa cha?", "Người đời xưa có lẽ họ bịa chuyện chứ nàng Mỵ Châu kiếm đâu cho đủ lông ngỗng mà rải khắp con đường dài ấy cha?".

=> Qua những câu hỏi cho thấy Côn là một cậu bé ham học hỏi về lịch sử dân tộc

2. Cậu bé Côn phê phán điều gì và coi trọng giá trị nào ở nhân vật vua Thục?

- Cậu bé phê phán sự không đề phòng sự gian giảo của giặc "Nhưng vua nước ta lại không đề phòng sự gian giảo, bội ước của vua nhà Triệu".

- Cậu bé Côn coi trọng An Dương Vương:

+ Là người trọng chữ tín và thành thật "Còn vua nhà Thục nước ta lại trọng chữ tín, thành thật muốn hai nước ở kề nhau có hòa hiếu để dân được sống yên ổn làm ăn".

+ Là người công minh "Nhưng câu chuyện lại cho thấy điều đáng trọng, không khinh được của vua Thục là: Người đã phải chém con gái mình và tự xử án mình bằng hành động nhảy xuống biển về tội để mất nước chứ không cam chịu nộp mình cho giặc".

Soan bai Doc duong xu Nghe

Bài soạn mẫu: Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều, Thực hành đọc hiểu

3. Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì?

- Các địa danh được nhắc tới: hòn núi Hai Vai, vùng Yên Thành, núi Mã Phục, làng Yên Mã, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách "Bà cụ vừa nói dứt lời, đầu vị tướng quân rơi xuống đất. Và ông hóa thành hòn Hai Vai. Ngựa của ông chạy thêm một đoạn lên vùng Yên Thành, hóa núi Mã Phục, tại làng Yên mã. Trống, cờ cũng hóa thành núi Trống Thủng, núi Cờ Rách...".

- Ý nghĩa: Các địa danh gắn với sự hóa thân của vị tướng, trong cuộc chiến bảo vệ dân tộc trước giặc ngoại xâm, vị tướng ấy đã anh dũng chiến đấu và đã hi sinh "bị chặt đầu" nhưng vẫn thúc ngựa phi về Diễn Châu. Vị tướng ấy đã hóa thân vào dáng hình núi sông đất Việt và trở thành những địa danh lịch sử. Những địa danh được nhắc tới góp phần lí giải cho người đọc sự ra đời của các địa danh lịch sử, thể hiện khát vọng của con người "Dáng núi non quê ta thường thể hiện khát vọng của con người".

2.2. Sau khi đọc

1. Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong truyện.

- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

- Tác dụng: Ngôi kể thứ ba giúp người kể có thể kể câu chuyện một cách linh hoạt, giúp người đọc có cái nhìn khách quan hơn về câu chuyện được nhắc tới.

2. Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn yêu quê hương đất nước, có suy nghĩ thấu đáo, chín chắn. Qua các câu chuyện cậu bé đều đưa ra được cái nhìn của bản thân và đánh giá tương đối chính xác về nhân vật và câu chuyện.

=> Côn là cậu bé có tính cách điềm đạm, thông minh, có sự hiểu biết và ham muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

3. Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật cụ Phó bảng?

- Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục bằng cách đưa con đi khắp nơi và dạy con làm người qua các bài học lịch sử của dân tộc.

- Tính cách cụ Phó bảng: Qua cách dạy con của cụ Phó bảng có thể thấy cụ Phó bảng là người điềm tĩnh, nhẹ nhàng, am hiểu lịch sử dân tộc.

4. Câu chuyện "Dọc đường xứ Nghệ" gợi cho em những suy nghĩ gì?

Câu chuyện "Dọc đường xứ Nghệ" gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về lịch sử dân tộc. Cách kể chuyện và dạy con của cụ Phó bảng cho em hiểu những khó khăn, vất vả cũng như những thành tựu của cha ông ta trong lịch sử khiến ta càng thêm biết ơn thế hệ đi trước, tự hào về truyền thống dân tộc. Qua đó có những suy nghĩ về cách tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân có ích, gìn giữ, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ ngàn đời nay

Chắc hẳn qua bài soạn mẫu trên, các em đã có được những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của lịch sử dân tộc. Hi vọng, em sẽ thêm yêu và trân quý những giá trị truyền thống tốt đẹp được trao truyền từ ngàn đời nay. Chúc các em học tập tốt!.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-doc-duong-xu-nghe-son-tung-ngu-van-lop-7-canh-dieu-thuc-hanh-doc-hieu-70928n.aspx
Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác nằm trong chương trình sách Cánh Diều khác:
Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều, Nói và nghe

Tác giả: Phương Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Về thăm mẹ, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Cánh Diều PDF tập 1, tập 2
Link tải Sách giáo khoa lớp 8 Cánh Diều
Soạn bài Tự đánh giá bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai Doc duong xu Nghe Son Tung Ngu van lop 7 Canh Dieu Thuc hanh doc hieu

, Soan bai Doc duong xu Nghe, Tom tat bai Doc duong xu Nghe,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới