Bài thơ Cánh Đồng của Nguyễn Thị Ngân Hoa, Ngữ văn 10 đưa ta vào khoảng không mênh mông, rộng lớn của tự nhiên, đất trời. Bài soạn do Taimienphi.vn cung cấp sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các em trong quá trình đọc hiểu và phân tích dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Soạn bài Thực hành đọc: Cánh đồng (Ngân Hoa), Ngữ văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả - tác phẩm: Cánh đồng - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức
1. Cảm nhận sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sự dụng công trong cách tổ chức mạch thơ.
2. Lắng nghe dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca.
* Trả lời:
- Sự biến hóa của nhịp điệu được thể hiện vô cùng linh hoạt qua:
+ Câu thơ dài ngắn xen kẽ nhau. Có những câu được tổ chức dài như một câu văn thể hiện dòng chảy miên man của cảm xúc.
+ Nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm, co duỗi phụ thuộc vào cảm xúc của nhân vật trữ tình "em".
- Sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ:
+ Hình ảnh thiên nhiên: "đóa cúc vừa hái", "cánh đồng mùa xuân rộng lớn", "hơi thở run run", "làn sương ẩm ướt", "đất mềm tơi xốp, "trái cây đang ngủ", "hạt mầm vừa nứt", "đóa hoa nấp dưới đất cày"
=> Thể hiện sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp căng tràn, đẹp đẽ của mùa xuân.
+ Hình ảnh nhân vật trữ tình: nhân vật trữ tình "em" hiện lên với dáng vẻ đang "chạy về với cánh đồng rộng lớn mùa xuân", "chân ngập trong đất", "gọi tên loài hoa", "gọi tên những trái cây".
=> Bày tỏ tình yêu thiên nhiên, khát khao giao cảm, sống hòa hợp với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.
Soạn bài Cánh đồng (Ngân Hoa), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Sự dụng công trong cách tổ chức mạch thơ:
+ Mạch thơ đi từ hình ảnh hoa cúc trong chiếc bình gốm đến khát khao giao cảm với thiên nhiên.
=> Diễn tả sự chờ đợi, nâng niu vẻ đẹp của nhân vật trữ tình đối với thiên nhiên.
- Sự tự do của hình thức thơ ca:
+ Ngôn ngữ thơ: Sử dụng trường từ vựng gợi hình, gợi cảm: "rộng lớn", "tỏa sáng", "sẫm màu", "già nua", "bé bỏng", "run run", "ẩm ướt", "lảnh lót", "trong veo", "già nua", "bé bỏng", "nức nở", "âm u", "lặng câm", "rực rỡ", "mềm", "tơi xốp".
=> Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp, sắc thái của sự vật trong mùa xuân, thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả đối với cảnh vật mùa xuân.
+ Điệp cấu trúc:
"Chạm vào em một..., một...,..." => Tác dụng: Miêu tả đặc điểm của thiên nhiên đang tác động vào nhân vật trữ tình.
"Em gọi tên"=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự chờ đợi, khao khát và nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên.
"Chưa kịp" => Tác dụng: Diễn tả sức sống của thiên nhiên, đang được ấp ủ dưới lòng đất.
=> Kết luận: Dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-canh-dong-ngan-hoa-ngu-van-lop-10-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-71034n.aspx
Điều gì khiến em đặc biệt ấn tượng khi đọc bài thơ Cánh đồng (Ngân Hoa), Ngữ văn 10, Kết nối tri thức? Bên cạnh bài soạn mẫu trên, các em có thể tham khảo bài soạn văn mẫu lớp 10 khác dưới đây:
- Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích, Thân Nhân Trung), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Yêu và đồng cảm (Trích, Phuong Tử Khải), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống