Phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập

Sự nghiệp thơ văn của Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp Cách mạng, bởi thế mỗi tác phẩm của Người đều chứng đựng những suy tư về đất nước, con người, dân tộc Việt Nam. Ở mỗi thể loại, Người bộc lộ những phong cách khác nhau nhưng tựu chung lại đều rất ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, đặc biệt là văn chính luận. Vậy hãy cùng nhau phân tích Tuyên ngôn độc lập để thấy được phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập để hiểu rõ về phong cách viết văn chính luận của Người nhé!

Đề bài: Phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

phong cach nghe thuat trong van chinh luan cua ho chi minh qua ban tuyen ngon doc lap

Phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập


I. Dàn ý Phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập


1. Mở bài

- Giới thiệu về tác phẩm và tác giả Hồ Chí Minh


2. Thân bài

a. Hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn độc lập:
+ Được viết khi Bác Hồ từ Việt Bắc trở về ngôi nhà tại số 48 Hàng Ngang Hà Nội ngày 26/8/145, sau khi quân ta làm chủ Hà Nội ngày 19/8/1945.
+ Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đứng trước hàng triệu người Việt Nam tại quảng trường Ba Đình, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

b. Ý nghĩa:
+ Tuyên ngôn độc lập đã tuyên bố với cả thế giới sự ra đời của nhà nước Việt Nam, độc lập, có chủ quyền.
+ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, xóa bỏ quyền lợi của Pháp tại Việt Nam.
+ Khẳng định lòng quyết tâm của dân tộc ta quyết bảo vệ Tổ quốc tới cùng
=> Tuyên ngôn độc lập được viết bằng ngòi bút chính luận cực kì xuất sắc của Hồ Chí Minh, khẳng định phong cách nghệ thuật văn chính luận của Người.

c. Phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Người:
- Người thể hiện lối viết văn ngắn gọn, cực kì dễ hiểu:
+ Bản Tuyên ngôn chỉ dài chưa đầy hai mặt giấy, với 1010 chữ, 49 câu nhưng đầy đủ nội dung, từ cơ sở pháp lý để khẳng định quyền độc lập dân tộc của Việt Nam.
+ Nội dung cô đọng trong từng câu chữ, toàn bộ lịch sử Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật hơn tám mươi năm được đúc kết trong 622 chữ.
+ Bác dùng 186 chữ để khẳng định quyền độc lập, tự do của Việt Nam, dựa trên những cơ sở pháp lý quốc tế, qua hai bản Tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ.
+ 58 chữ, Bác dùng để xóa gọn những ràng buộc của Pháp với ta mà Pháp đã tạo dựng ngót một thế kỷ.
+ 144 chữ Bác dùng để khẳng định sức mạnh ý chí, tinh thần của dân tộc Việt Nam, tương lai của Tổ quốc Việt Nam.
=> Mỗi vấn đề Người đều thể hiện hết sức ngắn gọn, hết sức dễ hiểu và giản dị, bằng những bằng chứng không thể chối cãi.

- Ngôn ngữ Người dùng vô cùng đơn giản, mộc mạc, dễ hiểu, dễ nghe:
- Lập luận trong Tuyên ngôn độc lập vô cùng chặt chẽ, thuyết phục người nghe:
+ Về quyền độc lập của dân tộc, Bác dẫn ra những lời trích của hai bản Tuyên ngôn của hai đất nước văn minh là Pháp và Mỹ để chứng minh cho luận điểm của mình
+ Về tội ác của giặc, Bác đưa ra cụ thể tội ác tàn bạo của chúng trong từng khía cạnh và nhấn mạnh hậu quả mà chúng để lại.
=> Bằng ngòi bút lập luận cực kì sắc sảo của mình, Hồ chí Minh đã đanh thép buộc tội kẻ thù và sự thành công của Cách mạng tháng Tám chỉ với chín chữ "Pháp chạy ...thoái vị", khai sinh ra một đất nước mới: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
+ Cuối bản Tuyên ngôn, Người dùng băn câu để khẳng định lòng yêu nước, sự quyết tâm của cả dân tộc Việt Nam bảo vệ nền độc lập chủ quyền.
- Ngoài ra, Người còn thể hiện phong cách ở sự đa dạng về bút pháp khi viết Tuyên ngôn độc lập.

d. Kết luận chung:

- Ngòi bút chính luận của Hồ Chí Minh hết sức đặc sắc, có phong cách rất riêng.


3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề


II. Bài văn mẫu Phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Người không chỉ là một nhà chính trị quân sự xuất sắc mà còn là thi sĩ, nhà văn với những tác phẩm để lại dấu ấn cực kì đậm nét. Sự nghiệp sáng tác của Người khá đồ sộ, không chỉ các tác phẩm truyện, kí mà còn là thơ văn và các bài chính luận rất đặc sắc. Các tác phẩm của Người đều ghi lại một phong cách rất riêng, rất Hồ Chí Minh. Với thơ ca, Người chau chuốt trong từng lời thơ, vừa đẹp lại vừa giản dị, với truyện, Người viết một cách hài hước, nhưng đầy sự châm biếm, mỉa mai, còn với các áng văn chính luận, Người lại có một phong cách rất khác biệt ngắn gọn, súc tích nhưng đầy thuyết phục. Và điều đó được thể hiện thật rõ qua tác phẩm Tuyên ngôn độc lập mà Người đã đọc vào ngày 2/9/1945.

Trong lịch sử của dân tộc ta, có tới ba áng văn thơ được công nhân là những bản Tuyên ngôn độc lập của đất nước, đó là Nam Quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nếu như hai tác phẩm trên được viết bằng thể loại thơ thì Hồ Chí Minh lại viết tác phẩm của mình bằng lối văn chính luận.

Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được viết ngay sau khi Người từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang. Ngày 2/9/1945, Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập ấy trước toàn thể người dân Việt Nam tại quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố của nhân dân Việt Nam với thế giới sự ra đời của một nhà nước non trẻ nhưng có độc lập, có chủ quyền, dân tộc Việt Nam đã được tự do sau tám mươi năm Pháp thuộc. Nó còn là lời tố cáo đanh thép tội ác của kẻ thù xâm lược với đất nước và nhân dân Việt Nam và khẳng định sự đoàn kết, lòng yêu nước và tình thần quyết chiến của dân tộc ta với bất cứ kẻ thù xâm lược nào!

Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn độc lập bằng ngòi bút chính luận cực kì xuất sắc của mình, khẳng định phong cách nghệ thuật văn chính luận rất riêng của Người. Đó là lối viết ngắn gọn, súc tích nhưng đơn giản và dễ hiểu, được thể hiện bằng ngôn ngữ mộc mạc, giọng điệu mạnh mẽ, đanh thép. Đồng thời, Người cũng đưa ra những lập luận cực kì sắc bén, cực kì chặt chẽ và thuyết phục đối với người nghe. Và hơn thế, phong cách viết của Người còn được xen kẽ với đa dạng các loại bút pháp thể hiện.

Hồ Chí Minh luôn tâm niệm rằng, ngòi bút của mình là viết cho nhân dân, cho quần chúng, "viết cho đại đa số nhân dân đọc", "viết để phục vụ nhân dân", vậy nên mỗi tác phẩm của Người đều được chọn lựa kĩ càng câu chữ cũng như lối viết sao cho ngắn gọn nhất. Như bản Tuyên ngôn độc lập, một áng văn mà khai sinh ra một đất nước cũng chỉ dài có 1010 chữ và chỉ gồm 49 câu chữ ngắn ngủi, ấy vậy mà nó đã hàm chứa những nội dung cực kì sâu sắc. Không chỉ là sự đúc kết một cách cô đọng nhất nội dung của cuộc Cách mạng tháng Tám mà còn là một lời tuyên bố mà người dân Việt Nam ta đã mong đợi gần ngót một thế kỷ nay.

Nội dung của Tuyên ngôn độc lập được cô đọng trong từng câu từng chữ, không hề có một chữ thừa nào trong văn bản này. Trước tiên, khi lấy cơ sở để khẳng định quyền độc lập của đất nước ta, Bác đưa ra cơ sở pháp lý quốc tế đó là hai bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp. Chỉ với 186 chữ, Người đã dùng hai bản Tuyên ngôn kia làm tiền đề khẳng định quyền được độc lập, được tự do, được hạnh phúc của người dân Việt Nam.

Không chỉ thế, Người còn tiếp tục đưa ra những lời lẽ để tố cáo tội ác của thực dân Pháp đã làm với nước ta trong suốt hơn tám mươi năm qua. Những tội ác ấy được thể hiện ở tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Ở mỗi phần ấy, Người chỉ dùng một câu nêu luận điểm rồi diễn giải bằng bốn hoặc năm câu nhưng đã tóm gọn được hết những ý chính tội ác của thực dân Pháp. Người còn đặt rõ ràng từng phần để người nghe hiểu rõ hơn về những điểm chính ấy. Từng tội ác của bè lũ thực dân xâm lược đều hiện lên một cách rõ ràng, cực kì đanh thép, ngắn gọn nhưng rõ ràng.

Và cũng chỉ bằng 58 chữ, Người đã dùng để xóa bỏ hoàn toàn những ràng buộc, những hiệp định mà thực dân Pháp đã áp lên nước ta ngót một thế kỉ "Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam". Ngắn gọn nhưng đầy sức thuyết phục, súc tích và vô cùng rõ ràng, Việt Nam đã chính thức thoát khỏi ách đô hộ mà thực dân Pháp đã cất công xây dựng lên đất nước ta bao lâu nay

Không chỉ vô cùng ngắn gọn, Hồ Chí Minh còn sử dụng trong bản Tuyên ngôn ngôn ngữ vô cùng dễ hiểu, bởi Người nói "viết để phục vụ quần chúng nhân dân". Đặt vào hoàn cảnh khi ấy, đất nước ta vừa mới đi qua chiến tranh, với hơn hai triệu đồng bào chết đói, còn nghèo đói, lạc hậu, vậy nên không phải ai cũng có điều kiện được học hành, chính vì thế, Người đã diễn giải bằng ngôn ngữ mộc mạc nhất, dễ hiểu nhất và đọc đến tận tai, để cho tất cả mọi người dân Việt Nam đều có thể hiểu được ý nghĩa của bản Tuyên ngôn này. Còn đối với kẻ thù, mỗi câu mỗi chữ mà Người viết là một mũi tên, một loại vũ khí mạnh mẽ và sắc bén đánh lên bè lũ cướp nước và bán nước.

Mỗi từ ngữ đều được Hồ Chí Minh chọn lựa cực kì kĩ lưỡng để nó mang một tầng ý nghĩa lớn, ví như từ "tắm". Đây là một trong những từ ngữ đắt giá nhất tác phẩm, "chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong bể máu"! Một từ thôi nhưng đã nêu bật lên được sự tàn ác của kẻ thù xâm lược đối với nhân dân ta, sự đàn áp dã man của chúng lên những cuộc nổi dậy. Vậy nên mới nói, mỗi lời, mỗi câu , mỗi chữ trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đều khiến người ta phải khâm phục và tự hào.

Không chỉ là sự ngắn gọn, súc tích với ngôn từ ý nghĩa, dễ hiểu, văn chính luận của Hồ Chí Minh nói chung và tác phẩm Tuyên ngôn độc lập nói riêng còn khiến người ta phải trầm trồ khi có những lập luận sắc bén, thuyết phục, đặc biệt ở đoạn nêu lên tội ác của thực dân Pháp.

Bác vạch trần bộ mặt của thực dân Pháp với những tội ác dã man chúng gây nên cho dân tộc Việt Nam qua những khía cạnh khác nhau từ chính trị, kinh tế đến xã hội. Bác đưa ra những luận điểm rõ ràng rồi diễn giải chúng bằng những dẫn chứng thuyết phục.

Bác ví trên phương diện chính trị, thực dân Pháp đã "tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào". Để chứng minh cho luận điểm này, Người đưa ra những bằng chứng như sự thi hành luật pháp dã man ở ba miền, "chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học", "chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu", ...

Còn về phương diện kinh tế, Người cũng đưa ra một luận điểm đó là "chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thống, nước ta xơ xác, tiêu điều". Sau đó, bằng phương pháp liệt kê, Người đưa ra một loạt những chứng cứ xác thực để chứng minh cho luận điểm của mình như "chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu", "chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý", ...

Có thể nói, mỗi lập luận của Người đều vô cùng sắc sảo, những bằng chứng và lý lẽ thấu tình đạt lý. Người đã minh chứng cho sự tàn ác của thực dân Pháp - một đất nước tự nhận là đưa văn minh đến thuộc địa của mình, tự nhận mình là "nước Mẹ" mà lại đối xử dã man với "đứa con" của mình. Chính vì thế, Hồ Chí Minh đã thẳng thắn khẳng định sự phản bội của "nước Mẹ" với đứa con Việt Nam khi Người đưa ra bằng chứng hai lần Pháp đã dâng Việt Nam cho Phát xít Nhật "trái lại, trong vòng năm năm, chúng dã man bán nước ta hai lần cho NHật" khiến cho nhân dân ta phải chịu hai tầng xiềng xích và khiến chúng ta phải chịu một tổn thất vô cùng nặng nề "hai triệu đồng bào ta bị chết đói'.

Có thế nói bằng ngòi bút chính luận xuất sắc của mình, Hồ Chí Minh đã dùng những lập luận sắc sảo, lý lẽ đanh thép mà buộc tội kẻ thù xâm lược, khiến chúng không còn một lời nào có thể biện hộ nữa. Không chỉ thế, Người còn đi tới một kết luận, một lời khẳng định chỉ với chín chữ ngắn ngủi nhưng chứa đựng toàn bộ kết tinh sự chiến đấu của dân tộc ta trong cuộc Cách mạng tháng Tám vừa qua "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị" - bức tranh về toàn bộ kẻ thù được dựng lên và hình ảnh một đất nước mới được ra đời.

Những lập luận của Người còn thể hiện ở những dòng cuối trong bản Tuyên ngôn ấy, chỉ với năm câu, Người khẳng định một cách mạnh mẽ, đanh thép rằng "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Đó là ý chí, là niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Có thể nói, chỉ với 49 câu, với những lập luận sắc sảo, ngôn từ chặt chẽ, Hồ Chí Minh đã tuyên bố với cả thế giới sự khai sinh của một Nhà nước non trẻ nhưng có đầy đủ quyền độc lập và tự do. Người sử dụng những cơ sở pháp lý quốc tế để chứng minh cho sự tự do ấy.

Ngoài ra, phong cách nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh còn được chú ý bởi bút pháp cực kì đa dạng. Người sử dụng bút pháp cổ điển pha lẫn với hiện đại để chứng minh cho những luận điểm nêu ra trong bản tuyên ngôn. Ví như câu đầu tiên "Hỡi đồng bào cả nước", đó như một lời hiệu triệu mang âm hưởng của Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Văn chính luận của Hồ Chí Minh - bản Tuyên ngôn độc lập, đã để lại trong lòng chúng ta những dấu ấn về phong cách vô cùng đậm nét. Đó là dấu ấn về một văn bản ngắn gọn, nhưng vô cùng đầy đủ nội dung, ngôn ngữ giản dị nhưng vô cùng đanh thép khi tố cáo tội ác của kẻ thù, dấu ấn về cách lập luận cực kì sắc sảo với những lý lẽ không thể chối cãi và về bút pháp được kết hợp vô cùng đa dạng.

Bác Hồ - Người không chỉ mang đến cho dân tộc ta con đường đi tươi sáng, mà con ghi lại dấu ấn trong lòng người yêu văn thơ một phong cách nghệ thuật khác biệt, cái chất riêng của Người. Có thể nói, Người chính là tấm gương để mỗi thế hệ chúng ta noi theo khi viết bất kì một văn bản nào đó, viết cho nhân dân, viết để phục vụ nhân dân, dễ hiểu, dễ nghe, ngắn gọn nhưng cũng thật đầy đủ.

------------------HẾT--------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phong-cach-nghe-thuat-trong-van-chinh-luan-cua-ho-chi-minh-qua-ban-tuyen-ngon-doc-lap-59398n.aspx
Văn chính luận của Người mang một phong cách rất riêng mà không phải ai cũng có được và Tuyên ngôn độc lập là một trong những tác phẩm văn chính luận xuất sắc nhất của Người. Hãy cùng tìm hiểu thêm các bài viết Phân tích phần cuối của bản Tuyên ngôn độc lập, Phân tích cơ sở thực tế bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập, Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh để hiểu rõ hơn về tác phẩm này của Người nhé!

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Hoàn cảnh sáng tác Tuyên ngôn độc lập
Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập, Phần Tác giả
Dàn ý phân tích cơ sở thực tế bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập
Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: ... chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy phân tích đế làm sáng tỏ điều đó.
Từ khoá liên quan:

phong cach nghe thuat trong van chinh luan cua ho chi minh qua ban tuyen ngon doc lap

, dac trung phong cach chinh luan trong tuyen ngon doc lap, nghe thuat van chinh luan trong tuyen ngon doc lap,

SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án bài Tuyên ngôn độc lập

    Tài liệu giáo án Ngữ Văn lớp 12

    Giáo án bài Tuyên ngôn độc lập là tài liệu giảng dạy giúp các thầy cô có thêm gợi ý cho bài giảng, giúp bài giảng trở nên phong phú, thú vị và truyền tải được những tư tưởng giá trị đến các em học sinh.

Tin Mới