Phân tích vẻ đẹp của con sông Hương trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông hay ngắn

Bài bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông" đã làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên, con người đất cố đô. Để có thêm nhiều cảm nhận về tác phẩm, các em có thể tham khảo bài Phân tích vẻ đẹp của con sông Hương trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông trên Taimienphi.vn.

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của con sông Hương trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông

phan tich ve dep cua con song huong trong bai ki ai da dat ten cho dong song hay ngan

Bài văn mẫu Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông siêu hay

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Văn mẫu.

 

I. Dàn ý Phân tích vẻ đẹp của con sông Hương trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn

1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát vẻ đẹp của con sông Hương.
2. Thân bài:
a) Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn:
- "Trong những dòng sông ở nước ta mà tôi thường được nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất".
=> Khẳng định đầy kiêu hãnh cho vẻ đẹp độc đáo của dòng Hương Giang
- "Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già". - "Cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại".
=> Chính rừng già nơi đây đã hun đúc cho con sông một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
- Sông Hương đã trở thành "người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở".
- Khi đến cánh đồng đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương hiện ra như "một cô gái đẹp nằm ngủ mơ màng".
=> Vẻ đẹp như cổ tích, như huyền thoại của sông Hương.
b) Vẻ đẹp của sông Hương trong lòng thành phố Huế:
- Sông Hương trong lòng thành phố Huế giống như một người đi xa đã tìm đúng đường về.
- Kéo một nét thẳng thực yên tâm để nơi phía cuối con đường nhìn thấy tín hiệu của Huế là cây cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vầng trăng non.
- Trong lòng thành phố lưu tốc của sông Hương giảm đột ngột nó trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là mặt hồ yên tĩnh.
- Khẳng định sông Hương chính là môi trường sản sinh, là cội nguồn văn hóa của toàn bộ nền âm nhạc cổ điển.
- Sông Hương còn góp phần làm nên những nét tinh hoa trong văn hóa và văn học dân tộc.
=> Toàn bộ nền âm nhạc của Huế đã được sinh thành trên mặt nước Hương Giang.
c) Vẻ đẹp của sông Hương trong dòng chảy lịch sử:
- Với tên gọi Linh Giang thì đó là dòng sông viễn châu đã chiến đấu bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc Đại Việt.
- Ở thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ.
- Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại cách mạng tháng Tám.
=> Niềm tự hào sâu sắc về dòng sông lịch sử.
d) Vẻ đẹp của sông Hương trong cảm hứng sáng tác của nghệ sĩ:
- "Dòng sông trắng - lá cây xanh" trong cái nhìn tinh tế của Tàn Đà.
- Con sông mơ màng với nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan.
- Con sông đầy khí phách hào hùng như "kiếm dựng trời xanh" trong thơ Cao Bá Quát. Không chỉ vậy.
- Sông Hương có khi đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu.
=> Vẻ đẹp đa dạng, phong phú của sông Hương đã trở thành niềm tự hào của người dân Huế.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:
+ Giá trị nội dung: Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế, tình yêu thiên nhiên, đất nước thiết tha của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Giá trị nghệ thuật: Vô số những liên tưởng, so sánh thú vị, cái tài hoa, uyên bác của cái tôi tác giả.

dan y phan tich ai da dat ten cho dong song hoc sinh gioi

Bài văn Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông học sinh giỏi hay ngắn

 

II. Bài văn phân tích Vẻ đẹp của con sông Hương qua Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất:

Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên viết bút kí. Với những hiểu biết phong phú, uyên bác về nhiều lĩnh vực, ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm hay và có giá trị. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông?". Bài bút kí đã làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế.

Sông Hương trong cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hóa thân thành một sinh thể có tâm hồn, có dòng đời trải qua nhiều thăng trầm để cuối cùng bộc lộ vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng. Tác giả đã khám phá ra điều thú vị: "Trong những dòng sông ở nước ta mà tôi thường được nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất". Đây không chỉ là sự khẳng định đầy kiêu hãnh cho vẻ đẹp độc đáo của dòng Hương Giang mà đó còn là biểu hiện cho tình cảm thủy chung, son sắt của tác giả. Trong cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn: "Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những vực xoáy bí ẩn và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng". Không chỉ thế, con sông Hương còn được so sánh như "cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại". Chính rừng già nơi đây đã hun đúc cho con sông một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Tính cách mạnh mẽ ấy của cô gái được gắn cho dòng chảy hoang dã đã khiến cho sông Hương ở khúc thượng nguồn trở nên quyến rũ, đắm say.

Khi ra khỏi rừng già, con sông tự chế ngự sức mạnh hoang dại để nhanh chóng tạo cho mình "một sắc đẹp và trí tuệ". Sự dịu dàng như cái bến bình yên sau thác ghềnh sóng gió, sự trí tuệ sau những trải nghiệm gian truân. Và hơn thế nữa, nhà văn còn phát hiện ra sông Hương đã trở thành "người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở". Từng ngày, từng giờ, con sông cần mẫn và duy trì sự bồi đắp cho quê hương. Nhưng nó lại không bao giờ muốn bộc lộ công lao của mình mà cứ chỉ lặng lẽ chảy trôi. Đây là chiều sâu vẻ đẹp của con sông. Trước khi về đến thành phố Huế, sông Hương như người con gái biết tự sửa mình để đóng kín cái phần hoang dại của rừng và "ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng". Với hành động này, phải chăng dòng sông muốn thể hiện khát vọng hòa nhập vào nét đẹp cổ kính, trầm mặc của kinh thành Huế?

Khi đến cánh đồng đồng Châu Hóa, sông Hương hiện ra như "một cô gái đẹp nằm ngủ mơ màng". Với liên tưởng độc đáo này, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp như cổ tích, như huyền thoại của sông Hương. Người gái đẹp sông Hương được đánh thức bằng tình yêu và bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài mang một diện mạo mới đầy lãng mạn. Sông Hương vượt qua một lòng vực sâu để sắc nước trở nên xanh thẳm. Trôi qua giữa những dãy đồi sừng sững với những điểm cao đột ngột để dòng sông mềm như tấm lụa, nước sông phản chiếu sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. Vẻ đẹp của dòng sông hiện lên thật lung linh, huyền ảo.

Sông Hương trong lòng thành phố Huế giống như một người đi xa đã tìm đúng đường về. Hành động đó là kéo một nét thẳng thực yên tâm để nơi phía cuối con đường nhìn thấy tín hiệu của Huế là cây cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vầng trăng non. Sông Hương giao phó cả cuộc đời mình cho Huế không do dự, không nghi ngờ. Trong lòng thành phố lưu tốc của sông Hương giảm đột ngột. Nó trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là mặt hồ yên tĩnh. Tác giả so sánh lưu tốc của sông Hương với sông Nê-Va. Sông Nê-va chảy nhanh đến nỗi lũ hải âu trên những tảng băng trôi không kịp nói lời nào với người khách phương xa đang ngẩn ngơ trông theo. Điều đó khiến cho tác giả càng thêm quý, thêm yêu điệu chảy của dòng sông xứ sở. Người đọc còn có thể cảm nhận dòng sông của Hương Giang bằng thị giác qua những cánh hoa đăng bồng bềnh trên sông, ngập ngừng không nỡ chia xa. Tác giả khẳng định sông Hương chính là môi trường sản sinh, là cội nguồn văn hóa của toàn bộ nền âm nhạc cổ điển. Sông Hương góp phần làm nên những nét tinh hoa trong văn hóa và văn học dân tộc. Có thể nói nó làm cho vẻ đẹp xứ Huế rạng rỡ hơn. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn nhận ra mối quan hệ linh ứng giữa sông Hương và truyện Kiều. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên con sông với "phiến trăng sầu". Và từ đó, những bản đàn đi suốt đời Kiều. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn hình dung một người nghệ nhân già, ngồi chơi đàn hết nửa thế kỉ khi nghe con gái đọc Kiểu mà phải thốt lên "Đó chính là tứ đại cảnh". Dường như toàn bộ nền âm nhạc của Huế đã được sinh thành trên mặt nước Hương Giang.

Bên cạnh đó, Hương Giang còn là dòng sông hùng tráng ghi dấu những vinh quang. Với tên gọi Linh Giang, nó được coi như dòng sông viễn châu đã chiến đấu bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc. Ở thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ. Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa. Và từ đó, sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám. Đặt con sông trong chiều dài thời gian dựng nước và giữ nước, tác giả đã thể hiện tình yêu và niềm tự hào sâu sắc. Hình ảnh sông Hương khiến ta liên tưởng tới hình ảnh đất nước Việt Nam trong thơ Nguyễn Đình Thi: "Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa". Tiếp tục khám phá vẻ đẹp của sông Hương ở phương diện khác, độc giả còn thấy rằng "có một dòng thi ca về sông Hương". Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Bao nhiêu người đến với sông Hương là có bấy nhiêu vần thơ lai láng tuôn trào. Đó là "dòng sông trắng - lá cây xanh" trong cái nhìn tinh tế của Tàn Đà, là con sông mơ màng với nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan. Đó còn là con sông đầy khí phách hào hùng như "kiếm dựng trời xanh" trong thơ Cao Bá Quát. Không chỉ vậy, sông Hương có khi đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu. Phải chăng những vẻ đẹp đa dạng, phong phú của sông Hương đã trở thành niềm tự hào của người dân Huế.

Bằng vô số những liên tưởng, so sánh thú vị, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc một bài bút kí đặc sắc viết về vẻ đẹp của dòng sông cố đô. Qua đây, độc giả còn cảm nhận được tình yêu đất nước thiết tha, chân thành của tác giả. Chính tình cảm chân thành đó đã mang đến cho đời một tác phẩm thấm đẫm cảm xúc.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-ve-dep-cua-con-song-huong-trong-bai-ki-ai-da-dat-ten-cho-dong-song-hay-ngan-76193n.aspx
Với việc phân tích vẻ đẹp của con sông Hương, em sẽ thấy được tình yêu thiên nhiên thiết tha của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Để hiểu hơn về bài bút kí, các em có thể tham khảo các văn mẫu lớp 12 khác trên Taimienphi.vn như: Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Qua bài Ai đặt tên cho dòng sông, hãy phát biểu cảm xúc của mình về vẻ đẹp của dòng sông ấy
Phân tích Hành trình đi tìm vẻ đẹp của sông Hương ở vùng đồng bằng và nơi con sông chảy vào thành phố trong đoạn Ai đã đặt tên cho dòng sông
Trong bài Ai đặt tên cho dòng sông, sông Hương khi chảy vào thành phố có nét đặc trưng gì?
Phân tích Hành trình đi tìm vẻ đẹp của sông Hương nơi đầu nguồn trong đoạn Ai đã đặt tên cho dòng sông
Vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua tác phẩm Người lái đò sông đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông
Từ khoá liên quan:

phan tich ve dep cua con song huong trong bai ki ai da dat ten cho dong song

, cam nhan ve dep cua song huong qua doan trich tu day nhu da tim dung duong ve, dan y phan tich ai da dat ten cho dong song hoc sinh gioi,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới