Phân tích giá trị nhân văn trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ đã mở ra cho người đọc nhiều những suy ngẫm về cuộc đời và con người. Phân tích giá trị nhân văn trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt dưới đây sẽ cùng các em tìm hiểu về giá trị nhân văn và những thông điệp chứa đựng triết lí nhân sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm trong vở kịch.

Đề bài: Phân tích giá trị nhân văn trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich gia tri nhan van trong vo kich hon truong ba da hang thit

Phân tích giá trị nhân văn trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt


I. Dàn ý Phân tích giá trị nhân văn trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Chuẩn)

1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Giá trị nhân văn là tổng hòa của nhân nghĩa và văn hoá
- Giá trị nhân văn trong văn học là những giá trị tốt đẹp của con người.
+ Là thước đo thành công của tác phẩm
+ Là nơi bày tỏ những trăn trở, triết lý của tác giả.

b. Giá trị nhân văn thể hiện qua:

- Cách miêu tả cuộc sống
- Miêu tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm cao cả của con người.
- Phê phán những thế lực tàn bạo đàn áp con người, đề cao công lý.

c. Nội dung tác phẩm:

- Trương Ba là người đàn ông hiền lành, yêu thương vợ con, có thú chơi cờ, chăm sóc cây cối.
- Do quan thiên đình tắc trách nên bắt ông "chết nhầm", Đế Thích đã cho hồn ông sống lại trong xác anh hàng thịt.
- Trương Ba đã gặp biết bao phiền toái trong cuộc sống.
- Ông bị tha hoá bởi chính cái thân xác đi mượn của mình.

d. Giá trị nhân văn trong đoạn trích:

- Nỗi đau đớn của Trương Ba khi phải sống nhờ thân xác của người khác
- Tâm trạng đau đớn của Trương Ba khi không được là chính mình.
- Ý nghĩa nhân văn của đoạn trích là sự khẳng định vị trí của cái tôi trong xã hội, thông điệp sống là chính mình.
- Ngoài ra, ý nghĩa nhân văn còn là sự đấu tranh hoàn thiện nhân cách của chính mình (nhường sự sống lại cho cu Tị)

e. Ý nghĩa nhân văn:

- Khẳng định vị trí của cá nhân trong xã hội, trân trọng những giá trị tốt đẹp của nhân vật.
- Khẳng định rằng con người phải sống hòa hợp giữa tâm hồn và thể xác, sống là chính mình.

3. Kết bài:

- Khẳng định vấn đề: khát vọng sống là chính mình là khát vọng chính đáng.


II. Bài văn mẫu Phân tích giá trị nhân văn trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Chuẩn)

Những tác phẩm thơ và đặc biệt là kịch của tác giả Lưu Quang Vũ luôn chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc. Dựa trên một câu chuyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã thành công dựng lên vở kịch nổi tiếng mang tên Hồn Trương Ba, da hàng thịt với những giá trị nhân văn vô cùng sâu lắng.

Giá trị nhân văn là sự tổng hòa của nhân nghĩa (tình nghĩa con người) và văn hoá. Còn giá trị nhân văn trong một tác phẩm văn học là những giá trị tốt đẹp của nhân cách con người, trong tâm hồn, tình cảm, tình yêu của họ. Có thể nói, giá trị nhân văn là thước đo giá trị văn học của một tác phẩm, thước đo về thành công của tác phẩm đó đồng thời cũng là một cách để thể hiện những triết lí, trăn trở của tác giả, nhà văn, nhà thơ về những vấn đề, khía cạnh của cuộc đời.

Giá trị nhân văn được các tác giả thể hiện qua các khía cạnh như cách miêu tả cuộc sống, miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng cũng như tình cảm cao cả của con người. Họ đi sâu tìm hiểu về những phẩm chất quý báu của mỗi người để từ đó ca ngợi những phẩm chất đạo đức đáng kính ấy. Đồng thời, đó còn là những lời phê phán những thế lực tàn bạo phá vỡ những ước mơ, hạnh phúc, khát khao của con người, khẳng định khát vọng về công bằng công lý cũng như đề cao những mối quan hệ cao đẹp giữa con người với nhau.

Với Hồn Trương Ba, da hàng thịt, giá trị nhân văn của tác phẩm được Lưu Quang Vũ thể hiện qua tính cách, cuộc đời và số phận của nhân vật Trương Ba - một con người lương thiện, thanh cao nhưng vì sự tắc trách của "quan trời" mà phải chết oan, và được Đế Thích cho sống lại trong thân xác của anh hàng thịt thô kệch. Lưu Quang Vũ đã đặt nhân vật của mình vào tình huống thật trớ trêu khi "tâm hồn một đằng còn thân xác lại một nẻo" và điều đó đã khiến cho Trương Ba gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống của mình.

Nếu Trương Ba ngày trước là một người "thanh cao" với cái thú đánh cờ, chơi cây tao nhã, một lòng yêu thương vợ con, cháu chắt trong nhà thì Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt lại bị lây nhiễm những thói hư tật xấu, những nhu cầu mà trước đây ông chưa từng có như thú rượu thịt,... Ông bị tha hoá, bị biến chất thành một con người khác biệt,phàm phu hơn, thô kệch hơn. Chính vì thế, Trương Ba đã quyết định trả lại thân xác cho anh hàng thịt còn mình thì chấp nhận cái chết một cách thanh thản.

Trương Ba sau khi chết, được sống lại trong thân xác anh hàng thịt, và cũng từ đó, sự tha hoá bắt đầu xảy đến khiến cho gia đình ông cũng không thể nhận ra Trương Ba của ngày xưa. Cũng chính vì thế, người vợ vốn gần gũi với ông cũng tính bỏ đi trong tủi khổ để ông "thảnh thơi với người vợ hàng thịt". Đứa cháu gái mà ông yêu quý đã không nhận ông nữa "ông xấu lắm, ác lắm. Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!". Hay đến cô con dâu vốn là người thông cảm duy nhất cho ông trong gia đình này cũng phải xót xa: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là cái không đáng kể, chỉ có cái bên trong nhưng con sợ lắm thầy ơi, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy.. Mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần"

Không chỉ những người thân trong gia đình, đến chính bản thân Trương Ba cũng ghê tởm bản thân, đau khổ vì phải sống trái với tự nhiên, trái với quy luật của tạo hoá. Ông vừa cảm thấy đau đớn vừa bất lực với chỉnh bản thân mình, vậy nên mới xảy ra đoạn đối thoại ở phần đầu cảnh thử VII. Trong cuộc đối thoại đó, xác hàng thịt - một cái xác "âm u đui mù" nhưng lại có những lí lẽ sắc sảo, lấn lướt khiến Trương Ba phải câm lặng. Nhưng chính vì thế, ông mới nhận ra được có lẽ việc sống trái với tự nhiên này không thể tiếp tục được nữa và ông đã gọi Đế Thích xuống để giải thoát cho bản thân mình. Ông chấp nhận cái chết nhưng đổi lại, ông mong muốn cu Tị - bạn của cháu gái mình được sống vì thằng bé vừa mới ốm nặng, sắp chết. Mặc dù Đế Thích muốn để Trương Ba được sống trong xác cu Tị, thế nhưng ông đã từ chối, chấp nhận cái chết của mình trong sự thanh thản.

Bởi lẽ, khi không được là chính mình, Trương Ba luôn sống trong đau khổ, day dứt. Ông luôn khẳng định rằng mình sống bằng một tâm hồn "một đời sống riêng: Nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn..." Thế nhưng, những lí lẽ của xác hàng thịt đã đập tan cái lí luận đó của ông "một đời sống riêng: Nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn...". Phải, tâm hồn và xác thịt vốn là một thể thống nhất, làm sao có thể "hồn một nơi, xác một nẻo" được chứ? Lí lẽ của cái xác hàng thịt là không thể chối cãi. Trong cuộc đối thoại đó, cái xác anh hàng thịt đã lấn át hồn Trương Ba, khiến Trương Ba gần như "tuyệt vọng", tâm trạng ngày càng u uất và bế tắc. Trong nội tâm ông đã diễn ra một cuộc giằng xé "Ta ..ta .. đã bảo mày im đi!" hay "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ. Mày đã tìm được đủ mọi cách để thắng thế ta..". Đó là những lời độc thoại nội tâm của Trương Ba trong đau khổ và giờ đây, ông muốn được thoát khỏi cái lối sống vô nghĩa này, trả lại thân xác cho người khác.

Lưu Quang Vũ đã khéo léo đặt trong tình huống truyện những thông điệp, ý nghĩa nhân văn cao cả. Đó là sự khẳng định vai trò, vị trí của một cá nhân trong cuộc đời và lời kêu gọi mọi người hãy sống với đúng bản thân mình, là chính mình "Tôi muốn là tôi toàn vẹn". Một câu nói đó nhưng lại toát lên gần như toàn bộ giá trị nhân văn của tác phẩm. Một con người khi đặt trong nghịch cảnh, sống trái với tự nhiên có thể từ một tâm hồn thanh cao mà bị tha hoá, bị biến chất bởi thể xác tham lam, phàm tục. Chính vì thế, mỗi con người phải là tự bản thân mình, sống đúng với chính mình, với tự nhiên. Sự hoà hợp của tâm hồn và thể xác là niềm hạnh phúc to lớn nhất của một đời người.

Nếu như trong tác phẩm truyện dân gian, các tác giả dân gian đã để cho Trương Ba có một cuộc sống hạnh phúc với cái thân xác đi mượn đó, thì ở trong tác phẩm của minh, Lưu Quang Vũ đã cố gắng đấu tranh để nhân vật của mình có thể trở lại là chính bản thân mình, khước từ thứ cuộc sống vay mượn từ người khác. Nhân vật của Lưu Quang Vũ đã hướng tới sự trọn vẹn, sự hoà hợp của thể xác và tâm hồn, đó mới là lẽ sống đích thực ở đời. Tâm hồn điều khiển thể xác, thể xác hoạt động, thế nhưng ở một phần nào đó, chúng cũng tương đối độc lập với nhau. Vậy nên một thể xác thô lỗ, phàm tục cũng sẽ làm biến đổi linh hồn, làm tha hoá một tâm hồn tốt đẹp.

Con người quan trọng nhất là làm chủ được bản thân, hoà hợp, thống nhất và hoàn thiện nhân cách của mình. Được sống là quý giá, những sống hạnh phúc, toàn vẹn là chính mình còn quý giá hơn gấp trăm ngàn lần. Hiểu được điều đó, hồn Trương Ba quyết định từ bỏ, chấp nhận sự thật rằng mình đã chết "Có những thứ sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác.". Ông muốn được sống trong tâm trí, trong những hoài niệm tốt đẹp của mọi người về mình "Tôi đây bà ạ! Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà rẫy cỏ... Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi cây cái Gái nâng niu..".

Trương Ba chết, trả lại xác cho anh hàng thịt, linh hồn ông hóa thân vào những sự vật thân thương, để được ở bên cạnh những người thân yêu của mình. Vở kịch khép lại mang theo thông điệp về cuộc sống rằng cái Thiện, cái Tốt sẽ mãi có giá trị, sẽ trường tồn theo thời gian. Đoạn trích đã khẳng định được vẻ đẹp phẩm chất của con người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, tha hoá, bảo vệ quyền được sống là chính mình và hoàn thiện nhân cách của mình.

Vở kịch được kết hợp bởi nhiều yếu tố đặc sắc như cốt truyện, ngôn ngữ, cách xây dựng nhân vật. Lưu Quang Vũ đã vô cùng tài ba khi kết hợp những giá trị truyền thống và sự phê phán vào chung với nhau, tạo nên chất trữ tình, sâu lắng cho vở kịch.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch xuất sắc của nhà văn Lưu Quang Vũ. Ông đã truyền đến cho chúng ta thông điệp về sự sống ở đời: được sống là quý giá nhưng sống có giá trị, sống trọn vẹn, là chính mình, được mọi người yêu thương mới là quý giá nhất. Con người không chỉ phải biết sống hòa hợp giữa tâm hồn và thể xác mà còn phải luôn đấu tranh, hoàn thiện bản thân mình, vươn tới những giá trị đạo đức cao quý.

---------------HẾT----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-gia-tri-nhan-van-trong-vo-kich-hon-truong-ba-da-hang-thit-65554n.aspx
Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt dã gây được tiếng vang lớn trong giới văn học lúc bấy giờ bởi tư tưởng của Lưu Quang Vũ rất mới mẻ, đi sâu và đời sống thực tế. Cùng tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm này thông qua các bài viết khác như Phân tích nhân vật Trương Ba trong đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt, Phân tích bi kịch và khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt, Phân tích đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Phân tích truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt nhé!

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bi kịch của Hồn Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt
Phân tích đoạn kết tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt
Dàn ý phân tích truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Tư tưởng và ý nghĩa phê phán trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Phân tích nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt
Từ khoá liên quan:

phan tich gia tri nhan van trong vo kich hon truong ba da hang thit

, phan tich gia tri nhan dao hon truong ba da hang thit, phan tich hon truong ba da hang thit,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới