Phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương

Các em hãy cùng tham khảo bài phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư để thấy được tình yêu quê hương tha thiết cùng nỗi xót xa, ngậm ngùi của tác giả Hạ Tri Chương khi trở về thăm quê cũ sau nhiều năm xa cách.

Đề bài: Phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich bai tho hoi huong ngau thu cua ha tri chuong

Phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương
 

I. Dàn ý Phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài

- Tóm tắt hoàn cảnh ra đời tác phẩm
- Phân tích 2 câu thơ đầu:
+ Hoàn cảnh về quê khi tuổi già của nhà thơ: Sau những năm tháng bôn ba, làm quan nơi triều đình, giờ đây, tác giả trở về quê khi tóc đã bạc, ngoại hình đã thay đổi nhiều, không còn là cậu bé mới lớn khi giã từ quê hương...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương (Chuẩn)

Sinh ra và lớn lên trong gia đình truyền thống có học, Hạ Tri Chương được đánh giá là người có tâm và có tầm. Sớm xa quê hương từ khi còn rất nhỏ, cuộc đời bôn ba, làm nhiều chức quan to trong triều đình, đến cuối đời lại gặp khó khăn, về quê an hưởng tuổi già. Trong chính tình huống trở về nơi chôn rau cắt rốn sau năm mươi năm xa cách đã khiến tác giả viết bài thơ "Hồi hương ngẫu thư" - "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê", thể hiện nỗi nhớ quê hương sâu nặng và cả sự buồn bã, tâm trạng đau thương của một người con xa xứ.

Xa quê khi mới chỉ là một cậu bé, cả cuộc đời cống hiến và phụng sự triều đình, đến khi về già, từ bỏ mũ cao áo dài về quê an dưỡng, tác giả hết sức bàng hoàng khi không còn ai nhận ra mình nữa. Với dòng cảm xúc vừa bồi hồi sau ngần ấy năm xa cách nay đã được hồi hương, vừa đau đớn, xót xa vì lại trở thành người lạ ngay trên mảnh đất mình sinh thành, nhà thơ viết "Hồi hương ngẫu thư", gửi gắm vào đó những tâm sự, cảm xúc của một lão niên tuổi cao sức yếu. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bốn câu thơ thể hiện tình yêu quê hương nồng nàn, cùng sự ngậm ngùi, tiếc thương cho thân phận của mình khi trở về quê hương.

Hai câu thơ đầu, tác giả kể lại câu chuyện hồi hương sau năm mươi năm xa cách:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấm mao tồi

Tác giả sử dụng hàng loạt tính từ đối lập: "thiếu tiểu - lão đại", "li gia - hồi", cả một đời người, khi đi chỉ là cậu thiếu niên thơ bé, khi trở về, mái tóc đã bạc phơ, thân đã là một "lão đại" dạn dày sương gió. Người đọc còn nhận thấy cả chút tự trách, tự vấn lương tâm rằng tại sao bản thân không về thăm nhà lấy một lần trong ngần ấy năm. Câu thơ tuy không có lời nào thể hiện hàm ý buồn thương, nhưng cách viết nhấn mạnh sự đối lập khoảng thời gian cho người đọc thấy được nỗi tự trách, bận rộn một đời cho đến tận khi không còn nơi để đi mới ngậm ngùi trở về. Đến câu thơ thứ hai, dòng xúc cảm nồng nàn với quê hương được bộc lộ một cách cảm động, chân thực:

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

Một lần nữa, nghệ thuật đối lập được sử dụng liên tiếp "hương âm - mấn mao", "vô cải - tồi". "Hương âm" được dịch là "giọng quê", giọng nói đặc trưng của quê hương qua năm tháng dãi dầu, bôn ba vẫn không hề phai nhạt. Thời gian có thể bào mòn con người, ngoại hình có thể cằn cỗi, tư tưởng có thể chuyển dời, nhưng cái chất thôn quê thuần túy không bao giờ có thể đổi thay. "Mấn mao tồi", cái thay đổi ở đây chính là bản thân nhà thơ, thay đổi về hình dáng, về tuổi tác. Tuy vẫn là người con của quê hương, nhưng mái đầu xanh nay đã bạc, tuổi tác nay đã già, sức khỏe cũng đã suy yếu. Hai hình ảnh đối lập trong cùng câu thơ cốt để khẳng định rằng, dù cho có phải xa cách về thời gian hay địa lý, bản chất quê hương trong máu thịt vẫn không bao giờ thay đổi, khẳng định sự gắn kết, bền bỉ và tình yêu quê lớn lao, da diết.

Hai câu thơ vỏn vẹn mười bốn tiếng nhưng đã bao quát lại cả một đời người với bao thăng trầm sóng gió, nhưng dù vật đổi sao dời, tuổi đời có xế chiều, chức vị có thay đổi thì quê hương vẫn là nơi ta sinh ra và trở về, vẫn dang rộng vòng tay chào đón. Cả đời người xa quê hương xứ sở, tuổi già trở về an hưởng thái bình, vui thú điền viên là mong ước.

Trong dòng cảm xúc bùi ngùi thương nhớ làng quê, tác giả lại gặp phải tình huống dở khóc dở cười khiến bản thân trằn trọc, suy tư. Xa quê lâu ngày, khi trở về, không còn ai nhận ra Hạ Tri Chương ngày nào. Đặt mình vào hoàn cảnh éo le, tác giả vừa bộc lộ cảm xúc, vừa đưa ra bài học triết lý sâu sắc:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
(Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai)

Lựa chọn nhân vật là "nhi đồng", "trẻ con", để cho đám trẻ cùng quê không nhận ra mình, không biết mình là ai nhằm nhấn mạnh sự xa cách về mặt thời gian. Rời quê từ khi còn nhỏ tuổi, nay trở về gặp đám trẻ cũng trạc tuổi mình hồi ấy, nhưng chúng chẳng nhận ra, chẳng biết mình là ai khiến thi sĩ không khỏi chạnh lòng. Cùng đồng hương đấy, cùng độ tuổi đấy, nhưng mọi thứ đều bị chia cắt bởi thời gian. Bản thân trở thành kẻ xa lạ từ đâu tới ngay trên chính mảnh đất quê hương. Để cho trẻ con lên tiếng, tác giả muốn tự trách mình đã vì cá nhân, vì thỏa chí tang bồng mà quên đi mất nguồn cội. Con nít hồn nhiên lại làm đau lòng người lớn, ẩn sau câu hỏi của lũ trẻ là bài học quý báu về tình cảm quê hương, nhớ về nguồn cội, gốc gác. Tác giả đã nêu ra một triết lý sống sâu sắc rằng, dù có đi đâu, làm gì, dù có quyền cao chức trọng đến mấy, quan trọng nhất vẫn là giữ trọn được nguồn gốc của mình, không bị lai tạp, mất gốc, không quên nơi chôn rau cắt rốn.

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt phổ biến thời Đường, ngôn từ ngắn gọn, hàm ý với nghệ thuật đối lập tương phản, bài thơ gói gọn những hỉ nộ ái ố của tác giả khi về quê an hưởng tuổi già. Trong niềm vui được đoàn tụ là nỗi buồn man mác vì cô đơn, buồn tủi, cuối cùng là tự vấn, tự trách bản thân đã lãng quên nơi sinh thành. Với ngôn từ nhẹ nhàng mà sâu sắc, Hạ Tri Chương đã bộc lộ tình cảm sâu nặng từ tận tâm can đối với quê hương xứ sở cùng dòng cảm xúc buồn vui xen lẫn, để lại cho bạn đọc nỗi băn khoăn, khắc khoải với chính bản thân mình.

-----------------HẾT-----------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các em bài Phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương, để củng cố kiến thức về bài thơ, các em có thể tìm đọc thêm: Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê và bài Cảm nhận về bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tho-hoi-huong-ngau-thu-cua-ha-tri-chuong-47764n.aspx

Tác giả: Duy Vinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Phân tích bài thơ Thiên trường vãn vọng lớp 8 Kết nối tri thức
Phân tích, đánh giá Thu hứng
Dàn ý phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ bài Quê hương
Từ khoá liên quan:

Phan tich bai tho Hoi huong ngau thu cua Ha Tri Chuong

, tinh yeu que huong trong bai hoi huong ngau thu, phan tich hoi huong ngau thu cua ha tri chuong,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích Thơ duyên

    Bài văn mẫu Phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu hay mới nhất

    Nhắc đến Xuân Diệu, ta sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ đầy tự do, lãng mạn cùng bao thông điệp hướng về tình yêu với con người, cuộc sống. Để tìm hiểu thêm về tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này, Taimienphi.vn gửi đến các em bài văn Phân tích Thơ duyên. Bài viết sẽ giúp em nhận ra thông điệp, ý nghĩa tác phẩm cũng như cảm nhận được sâu sắc hơn tâm tình, suy nghĩ của nhà thơ nhé. Mời em đón xem ngay sau đây.

Tin Mới