Phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Bài văn mẫu Phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra sẽ giúp các em cảm nhận được khung cảnh làng quê Việt Nam yên bình, mộc mạc và tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết của tác giả Trần Nhân Tông.

Đề bài: Phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich bai buoi chieu dung o phu thien truong trong ra

Phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
 

I. Dàn ý Phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Chuẩn)

1.1. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm.
 

1.2. Thân bài

a. Tác giả, tác phẩm (Sách giáo khoa)

b. Hai câu thơ đầu:
- Bối cảnh không gian làng quê được bao phủ bởi khói chiều, với mốc thời gian là buổi chiều buông.
- Làn khói tỏa mờ, bao phủ trước xóm sau thôn, thứ khói bếp màu xanh bốc lên từ bếp lửa của những ngôi nhà trong thôn xóm mang lại cảm giác ấm áp, thanh bình.
=> Cảnh vật trong hai câu thơ đầu hiện lên là một cảnh tĩnh, được bao phủ bởi bóng chiều và khói bếp, đem đến vẻ hư ảo, nửa thực nửa hư, tạo nên cho con người cảm xúc lâng lâng, say đắm lòng người.
=> Thái độ của tác giả trước dáng vẻ của quê hương chính là sự gắn bó, cảm nhận tinh tế, sâu sắc cùng với dáng vẻ thư thái, tự tại trước không gian rộng lớn, giản dị của quê hương.

b. Hai câu thơ sau:
- Hình ảnh mục đồng dắt trâu về và hình ảnh những con cò trắng từng đôi từng một hạ cánh xuống cánh đồng, âm thanh của tiếng sáo bảy lỗ, kết hợp với gam màu trắng muốt của cánh cò.
=> Là những thứ rất đỗi thân thuộc với làng quê, đặc biệt hình ảnh con trâu lại là bằng chứng sống cho sự thanh bình của đất nước.
- Hình ảnh từng đôi cò trắng hạ xuống đồng chính là biểu trưng cho tình yêu đôi lứa, sự sinh sôi nảy nở dòng giống của dân tộc, thể hiện sự phát triển vững bền của dân tộc xuất phát từ chính những làng quê nhỏ bé, chân chất, bởi gia đình chính là tế bào của xã hội.
 

1.3. Kết bài

Nêu cảm nhận.

 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Chuẩn)

Tình yêu quê hương đất nước là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong nền văn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Tình yêu ấy không chỉ thể hiện ở việc khẳng định chủ quyền dân tộc, niềm tự hào về những chiến công và niềm hy vọng khát khao về một nền thái bình thịnh trị vĩnh hằng. Mà tình yêu quê hương đất nước còn thể hiện thông qua tình yêu của con người với vẻ đẹp của quê hương, gắn bó với quê hương. Điều ấy đã nhiều lần được bộc lộ trong các tác phẩm thơ ca của các tác giả nổi tiếng trong đó bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của vua Trần Nhân Tông là một ví dụ điển hình.

Trần Nhân Tông (1258-1308), tên thật là Trần Khâm, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông. Ông là một vị vua yêu nước, anh hùng, khoan hòa, nhân ái, đã cùng với vua cha tham gia chống lại hai cuộc xâm lược của giặc Mông - Nguyên. Ngoài ra ông còn là một nhà văn hóa lớn, nhà thơ tiêu biểu của thời Trần, năm 1299, Trần Nhân Tông về thiền tu ở chùa Yên Tử, và trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được sáng tác vào dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường (Nam Định ngày nay). Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Nhan đề "Thiên Trường vãn vọng" cho chúng ta thấy được không gian, thời gian và vị trí quan sát để tác giả thả hồn mình bộc lộ những cảm xúc sâu kín từ trong tâm hồn tác giả. Không chỉ vậy nó còn thể hiện sự gắn bó, thân thuộc, cảm giác yên bình thư thái, và vẻ đẹp bao quát của quê hương tác giả, cho ta thấy một phần nội dung của tác phẩm chính là sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước, niềm vui niềm sung sướng khi nhìn cảnh thanh bình của đất nước.

"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên"

Hai câu câu thơ đầu tiên đã dựng lên một bối cảnh không gian làng quê được bao phủ bởi khói chiều, với mốc thời gian là buổi chiều buông. Trong đó khoảng thời gian buổi chiều là một khoảng thời gian rất đắt giá trong văn học trung đại, cũng như văn học nói chung. Nguyên do bởi nó thường đem đến cho con người những cảm xúc đặc sắc, khơi gợi trong tâm hồn những nỗi xúc động sâu sắc, đặc biệt là với những con người xa quê cha đất tổ lâu ngày. Thường bóng chiều, hay hoàng hôn lịm tắt, mây tím ráng chiều thường đem đến những nỗi buồn man mác trong lòng người, thế nhưng khác với lẽ thường trong bài thơ Thiên trường vãn vọng, buổi chiều tàn lại đem đến cho người đọc những xúc cảm mới lạ, là sự an yên, bình lặng của cuộc sống nơi làng quê. Kết hợp với bóng chiều chính là làn khói tỏa mờ, bao phủ trước xóm sau thôn, đó có thể là sương khói do thời tiết, nhưng có lẽ trong tác phẩm này khói mà tác giả muốn nhắc đến chính là thứ khói bếp màu xanh bốc lên từ bếp lửa của những ngôi nhà trong thôn xóm. Ấy là ánh lửa nổi lên nấu bữa cơm chiều của mỗi gia đình, đơn sơ giản dị nhưng lại mang lại cảm giác ấm áp, thanh bình, thể hiện đời sống an cư lạc nghiệp của nhân dân, sau một ngày lao động vất vả ta lại về quây quần bên bếp lửa nấu bữa cơm rau. Như vậy có thể thấy rằng cảnh vật trong hai câu thơ đầu hiện lên là một cảnh tĩnh, được bao phủ bởi bóng chiều và khói bếp, đem đến vẻ hư ảo, nửa thực nửa hư, tạo nên cho con người cảm xúc lâng lâng, say đắm lòng người. Từ đó có thể thấy thái độ của tác giả trước dáng vẻ của quê hương chính là sự gắn bó, cảm nhận tinh tế, sâu sắc cùng với dáng vẻ thư thái, tự tại trước không gian rộng lớn, giản dị của quê hương.

"Mục đồng địch lý ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền"

Nếu như hai câu thơ đầu cảnh vật hiện lên là cảnh tĩnh, bóng chiều hòa quyện cùng với làn khói hư ảo, thì đến hai câu thơ sau ta thấy tác giả đã chuyển sang miêu tả cảnh vật và con người ở trạng thái động. Với sự xuất hiện của hình ảnh mục đồng dắt trâu về và hình ảnh những con cò trắng từng đôi từng một hạ cánh xuống cánh đồng. Bên cạnh đó còn có âm thanh của tiếng sáo bảy lỗ, kết hợp với gam màu trắng muốt của cánh cò. Từng hình ảnh, âm thanh, màu sắc kể trên đều là những thứ rất đỗi thân thuộc với làng quê, đặc biệt hình ảnh con trâu lại là bằng chứng sống cho sự thanh bình của đất nước, bởi con trâu là đầu cơ nghiệp, mà trong bài thơ người ta có thể tưởng tượng ra dáng vẻ đủng đỉnh của những chú trâu đang thủng thẳng chậm rãi bước về nhà cùng với lũ trẻ mục đồng. Thể hiện vẻ yên bình, đất nước đã sạch bóng quân thù trở về với dáng vẻ an yên, giản dị, đơn sơ và ấm áp. Bên cạnh đó hình ảnh từng đôi cò trắng hạ xuống đồng chính là biểu trưng cho tình yêu đôi lứa, sự sinh sôi nảy nở dòng giống của dân tộc, cũng như cuộc sống gia đình hạnh phúc, vợ chồng sóng đôi cùng gây dựng tương lai cho quê hương cho đất nước. Điều đó thể hiện sự phát triển vững bền của dân tộc xuất phát từ chính những làng quê nhỏ bé, chân chất, bởi gia đình chính là tế bào của xã hội.

Như vậy bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông dẫu chỉ được xây dựng bằng những hình ảnh và từ ngữ dung dị, bình thường của làng quê Việt Nam lúc bấy giờ. Thế nhưng sâu trong đó nó lại thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó, thân thuộc, tấm lòng yêu quê hương đất nước, khát khao cuộc sống hòa bình an yên cho nhân dân và nỗi lòng vui sướng trước viễn cảnh thanh bình, trầm lắng của quê hương với khói bếp, với đàn trâu, cánh cò của tác giả.

------------------HẾT------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-buoi-chieu-dung-o-phu-thien-truong-trong-ra-55757n.aspx
Bên cạnh bài Phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, để học tốt, các em có thể tham khảo thêm bài Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra và một số bài văn mẫu đặc sắc khác như: Cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng, Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Thiên trường vãn vọng, Cảm nhận khi đọc bài thơ Thiên trường vãn vọng, Vẻ đẹp thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng.

Tác giả: Trấn thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong Cảnh ngày xuân
Vẻ đẹp thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng
Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em
Dàn ý bức tranh thu và tâm trạng của Đỗ Phủ trong Thu hứng
Từ khoá liên quan:

Phan tich bai Buoi chieu dung o phu Thien Truong trong ra

, Phan tich bai Buoi chieu dung o phu Thien Truong trong ra cua tran nhan tong,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích nhân vật A Phủ

    Bài phân tích nhân vật trong truyện vợ chồng A Phủ

    Để hỗ trợ các em học sinh chuẩn bị tốt kiến thức môn Văn cho kì thi THPT sắp tới thì tài liệu ôn tập phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm vợ chồng a Phủ của nhà văn Tô Hoài sẽ rất cần thiết cho các em học sinh. Đây là ...

Tin Mới

  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi Ngữ văn 7 KNTT

    Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đã được thử vô số trò chơi khác nhau. Vậy, em hiểu gì về luật lệ, quy định của chúng? Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong

  • Tóm tắt Đi lấy mật lớp 7, ngắn gọn

    Tóm tắt các văn bản truyện là kĩ năng cần thiết khi học môn Ngữ văn, giúp chúng ta bao quát nội dung tác phẩm tốt hơn. Dưới đây là một vài mẫu tóm tắt đoạn trích Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam) của nhà văn Đoàn

  • Bài văn nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân

    Vì sao em và bạn trở nên thân thiết? Điều em ấn tượng nhất với bạn thân mình là gì? Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của em về người bạn thân bằng một bài viết nhé. Dưới đây là một số mẫu của Taimienphi.vn mà em có thể tham khảo

  • Cách tải Windows 11 24H2 ISO từ Microsoft

    Windows 11 24H2 có nhiều tính năng mới, bạn có thể tải file ISO của phiên bản này để cài đặt trên máy tính. Dưới đây, Taimienphi sẽ chia sẻ cách tải