Nguồn gốc và giá trị của truyện Kiều

Văn học trung đại Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đạt được rất nhiều những thành tựu to lớn mà kết tinh rực rỡ nhất là đại kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Bài văn mẫu giới thiệu về nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều sẽ cung cấp thêm những kiến thức thú vị về nguồn gốc, giá trị và những thông tin liên quan đến Truyện Kiều. Các bạn hãy cùng tham khảo để có quá trình học tập hiệu quả nhất nhé!

Đề bài: Nguồn gốc và giá trị của truyện Kiều

nguon goc va gia tri cua truyen kieu

 

Bài làm:

1. Nguồn gốc "Truyện Kiều" (Nguyễn Du): Kiệt tác "Truyện Kiều" (Nguyễn Du) ra đời khoảng thế kỷ XIX, lúc đầu có tên "Đoạn trường tân thanh " (Tiếng kêu mới đứt ruột), sau này đổi tên là "Truyện Kiều". Đây là một tác phẩm được viết dựa trên cuốn tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc có tên " Kim Vân Kiều truyện" của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy vậy, tác giả Nguyễn Du đã có sự sáng tạo tài tình, đã thay đổi và bổ sung nhiều yếu tố để phù hợp với bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Vì thế nếu "Kim Vân Kiều truyện" là một tác phẩm rất mờ nhạt trong nền văn học cổ Trung Quốc thì "Truyện Kiều" (Nguyễn Du) lại là đỉnh cao của nền văn học trung đại Việt Nam. Điều đó đủ sức để nói lên những cống hiến lớn lao của Nguyễn Du trong việc sáng tác tác phẩm "Truyện Kiều".

2. Giá trị "Truyện Kiều" (Nguyễn Du): a. Giá trị nội dung: + Giá trị hiện thực: "Truyện Kiều" (Nguyễn Du) là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến đương thời đầy rẫy những bất công tàn bạo và hơn hết là những số phận con người chịu nhiều đau khổ trái ngang, nhất là những người phụ nữ. + Truyện phản ánh chân thực sức mạnh vạn năng của đồng tiền làm khuynh đảo xã hội, con người trở thành nạn nhân đau khổ của đồng tiền, đặc biệt là những người phụ nữ. b. Giá trị nhân đạo: + Truyện đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trược những số phận đầy đau khổ của con người, nhất là người phụ nữ. + Tố cáo, lên án thế lực thống trị nói chung và những thế lực đen tối khác nói riêng đã chà đạp lên quyền sống và khát vọng của con người.

+ Đề cao trân trọng vẻ đẹp của con người: Cả về hình thức lẫn phẩm chất, tài năng và những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người. b. c) Giá trị nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện: Ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, bút tả cảnh và tả cảnh ngụ tình đều vô cùng tinh tế, điêu luyện. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Hệ thống nhân vật chính diện: Chủ yếu được xây dựng bằng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, kết hợp với biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ và nhân hóa. + Hệ thống nhân vật chính diện: Chủ yếu được xây dựng bằng hình ảnh tả thực từ ngôn ngữ đến cử chỉ và hành động. - Ngôn ngữ: Tinh tế, chính xác. Với "Truyện Kiều", Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ. => Chính sự thành công cả về phương diện nghệ thuật và nội dung, đã đưa "Truyện Kiều" trở thành đỉnh cao của nền văn học trung đại Việt Nam, là niềm tự hào sâu sắc của bao thế hệ người dân Việt Nam.

https://thuthuat.taimienphi.vn/nguon-goc-va-gia-tri-cua-truyen-kieu-41712n.aspx
Truyện Kiều là một trong số những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Du, bên cạnh bài làm văn Nguồn gốc và giá trị của truyện Kiều, học sinh và giáo viên có thể tham khảo cũng như tìm hiểu các bài làm văn mẫu khác như Vẻ đẹp ngôn từ trong truyện Kiều, Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong truyện Kiều, Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều, Tóm tắt Truyện Kiều hay cả các phần Soạn bài Truyện Kiều.

Tác giả: Công Lý     (4.3★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Vẻ đẹp ngôn từ trong truyện Kiều
Nguồn gốc của ngày 1/4, cá tháng tư, ý nghĩa ngày nói dối
Thuyết minh cây cao su
Nguồn gốc ngày Halloween
Dàn ý thuyết minh về hoa mai ngày Tết
Từ khoá liên quan:

nguon goc va gia tri cua truyen kieu

, Nguồn gốc và giá trị của truyện Kiều,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới