Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể

Với cách trình bày hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, bài văn mẫu nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo đầy hữu ích cho các bạn học sinh nhằm hỗ trợ bạn trong quá trình viết bài văn nghị luận xã hội bàn luận về vấn đề này.

Đề bài: Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

nghi luan xa hoi ve ca nhan va tap the

Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể


I. Dàn ý Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể

1. Mở bài

- Cá nhân và tập thể là hai khái niệm luôn song hành với nhau nhưng lại có mục tiêu và phương hướng trái ngược nhau, thế nhưng, giữa chúng luôn có mối quan hệ hỗ trợ, biện chứng tạo nên cho con người nhiều suy nghĩ, chiêm nghiệm.

2. Thân bài

* Khái niệm:
- Cá nhân là một cá thể riêng biệt, có những suy nghĩ, quan điểm và hành động riêng, mà không có cá thể nào khác trong xã hội trùng lặp, hành động trước hết vì những mục tiêu riêng cho cuộc sống của bản thân, sau là vì các mối quan hệ liên quan trong xã hội.
- Tập thể là một cộng đồng, một nhóm người bao gồm nhiều cá nhân khác nhau tập hợp lại dưới nhiều hình thức ví dụ như tập thể lớp học, tập thể công ty, tập thể ký túc xá, các loại tổ chức, đội nhóm,... Hành động vì mục tiêu chung.
- Cá nhân và tập thể là hai trường phái đối lập nhau nhưng lại hỗ trợ nhau phát triển, các cá nhân làm nên một tập thể phong phú, đa dạng nhiều màu sắc, ngược lại tập thể hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển và vươn lên.

* Ý nghĩa của mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể:
- Trong thực tế, không thể tồn tại một cá nhân nằm ngoài mối quan hệ với tập thể, bởi trong cuộc sống của con người, không thể tránh khỏi việc mình luôn là một phần trong một tập thể nào đó.
- Mỗi cá nhân không thể sống tách biệt, không thể đặt cái "tôi" cá nhân của mình lên cao nhất, mà phải biết dung hòa với nhiều cá nhân khác, cùng đưa tập thể đi lên. Và riêng mỗi cá nhân cũng phải chú ý giữ gìn bản sắc riêng, tạo dấu ấn, phấn đấu và nỗ lực không ngừng, nhiều cá nhân cùng phấn đấu như vậy sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh và xuất sắc...(Còn tiếp)

>> Xem dàn ý Nghị luận về cá nhân và tập thể tại đây.

 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể

Xã hội loài người là một quần thể rộng lớn, ở đó mỗi cá nhân học tập làm việc và sinh hoạt bằng nhiều phương thức khác nhau, tạo ra các giá trị khác nhau và đều có bản sắc của riêng mình để phân biệt trong một tập thể rộng lớn. Cá nhân và tập thể là hai khái niệm luôn song hành với nhau nhưng lại có mục tiêu và phương hướng trái ngược nhau, thế nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ hỗ trợ, biện chứng tạo nên cho con người nhiều suy nghĩ, chiêm nghiệm trong lối sống và cách làm việc sao cho thỏa mãn cả hai vấn đề cá nhân và tập thể.

Cá nhân là một cá thể riêng biệt, có những suy nghĩ, quan điểm và hành động riêng, mà không có cá thể nào khác trong xã hội trùng lặp. Ở mỗi cá nhân, ta luôn thấy hiện lên cái "tôi", cái bản sắc cá nhân, đó bao gồm nhân cách, phẩm chất đạo đức, khả năng tri thức, tuổi, giới, tình trạng cuộc sống, công việc,... Mỗi cá nhân luôn hành động trước hết vì những mục tiêu riêng cho cuộc sống của bản thân, sau là vì các mối quan hệ liên quan trong xã hội. Ngược lại, tập thể là một cộng đồng, một nhóm người bao gồm nhiều cá nhân khác nhau tập hợp lại dưới nhiều hình thức ví dụ như tập thể lớp học, tập thể công ty, tập thể ký túc xá, các loại tổ chức, đội nhóm,... Hành động vì mục tiêu chung hoặc đơn giản chỉ là chung sống một cách hòa thuận với nhau, đôi lúc có hỗ trợ và có những mối quan hệ mật thiết với nhau vì tính chất công việc hoặc tình nghĩa. Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận thức một cách rõ ràng cá nhân và tập thể là hai trường phái đối lập nhau nhưng lại hỗ trợ nhau phát triển, các cá nhân làm nên một tập thể phong phú, đa dạng nhiều màu sắc, ngược lại tập thể hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển và vươn lên.

Trong thực tế, không thể tồn tại một cá nhân nằm ngoài mối quan hệ với tập thể, bởi trong cuộc sống của con người, không thể tránh khỏi việc mình luôn là một phần trong một tập thể nào đó, ví như là một học sinh trong một trường học hay nhân viên trong một công ty chẳng hạn. Mỗi cá nhân không thể sống tách biệt, đặt cái "tôi" cá nhân của mình lên cao nhất, mà phải biết dung hòa với nhiều cá nhân khác, cùng đưa tập thể đi lên. Và riêng mỗi cá nhân cũng phải chú ý giữ gìn bản sắc riêng, tạo dấu ấn, phấn đấu và nỗ lực không ngừng, nhiều cá nhân cùng phấn đấu như vậy sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh và xuất sắc. Có thể nói rằng, sự phát triển của tập thể là căn cứ để đánh giá sự nỗ lực, phát triển của cá nhân và ngược lại, ví dụ có câu "dân giàu, nước mạnh", một đất nước mà nhân dân làm ra được nhiều của cải, vật chất, cống hiến cho xã hội, tạo được nhiều thành tựu, sự chung tay ấy chính là động lực để đất nước phát triển vững mạnh, và đất nước vững mạnh thì nhân dân mới an cư lạc nghiệp, chăm chỉ làm ăn. Sự thành công, vươn lên của một cá nhân duy nhất thì khó có thể đưa đến những thành tựu lớn mà cần sự chung tay góp trí, góp sức của nhiều cá nhân. Ông bà ta từng có câu: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" là thế. Ví dụ, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, chỉ có một vài người sẵn sàng đứng lên chiến đấu, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, thì liệu cuộc kháng chiến có thành công? Rõ ràng, cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta thành công là do sự đoàn kết, kiên trì không ngừng nghỉ của hàng triệu con người, ai cũng một lòng hướng về Tổ quốc, về nhân dân. Tóm lại, trong một tập thể thì các cá nhân phải đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau, ngược lại tập thể phải tạo mọi điều kiện để cá nhân phát huy hết năng lực của bản thân. Hai khái niệm này đồng thời có sự nhân nhượng, bao dung và hy sinh cho nhau, điều đó thể hiện qua câu nói: "Một người vì mọi người, mọi người vì một người".

Trong cuộc sống hiện nay, mối quan hệ cá nhân và tập thể đôi lúc còn nhiều bất cập, tình trạng chia bè kéo cánh, chỉ biết nghĩ đến lợi ích riêng, luôn lấy cái tôi cá nhân làm đầu, cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ còn rất phổ biến. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cả riêng cá nhân đó và tập thể nói chung. Đó là lối sống ích kỷ, thiển cận, xa rời tổ chức, người sống như vậy sẽ rất khó phát triển và thành công. Bởi trước hết họ đã tự cô lập mình khỏi cộng đồng, không nhận thấy được yếu điểm của bản thân để sửa chữa do không có sự nhắc nhở, nhận xét từ các cá nhân có tầm nhìn khác. Thêm vào đó, họ sẽ không gây dựng cho mình được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, bị xa lánh, cuối cùng họ cô độc trong chính cuộc đời của mình, tựa như một con hươu lạc bầy thì dễ dàng bị sư tử tấn công hơn cả.

Ý thức được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cá nhân và tập thể, mỗi chúng ta phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để trau dồi rèn luyện đạo đức, tri thức, lao động một cách tích cực tạo ra thành quả, nhanh chóng vươn tới ước mơ. Đồng thời phải luôn đặt lợi ích cá nhân đi cùng lợi ích của tập thể, cố gắng cân bằng giữa hai thứ đó, nếu khó khăn quá thì buộc chúng ta phải hy sinh lợi ích của mình vì mục tiêu chung là thúc đẩy tập thể phát triển. Nhưng nhớ, chúng ta sống trong tập thể nhưng vẫn phải giữ và duy trì được những bản sắc cá nhân, tự đánh dấu mình trong muôn vàn các cá nhân khác, trong một tập thể không có nghĩa là bạn phải hạn chế năng lực của mình, mà phải vươn lên để làm động lực cho nhiều cá nhân khác vươn lên. Trong cuộc sống, chúng ta cũng phải biết san sẻ và giúp đỡ những người có cảnh ngộ khó khăn, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết của một dân tộc, giúp đỡ những cá nhân kém may mắn hơn có một cuộc sống đỡ vất vả khó khăn hơn.

Một tập thể vững mạnh cần nhất đó là tinh thần đoàn kết, hướng về mục tiêu chung của mỗi cá nhân. Cá nhân và tập thể là mối quan hệ biện chứng, song hành không thể tách rời, nếu bỏ qua mối quan hệ này thì cho dù là bất kỳ tập thể hay cá nhân nào dù xuất sắc đến đây cũng khó có thể phát triển vững bền được.

---------------------HẾT---------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-ca-nhan-va-tap-the-45671n.aspx
Chủ đề của văn nghị luận xã hội tương đối rộng, để hoàn thiện tốt tất cả các dạng đề bài, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài qua việc tham khảo: Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng hiếu thảo, Nghị luận về sự lười biếng, Đoạn văn nghị luận 200 chữ liên quan tới dịch Covid-19, Nghị luận về câu nói Sách là người bạn lớn của con người.

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 CTST, KNTT
3 Bài tham luận về học tập đại hội chi đội Tiểu học, THCS ngắn gọn
Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội, soạn văn lớp 11
Bài tham luận trong Hội nghị Cán bộ công chức mới nhất
Nghị luận xã hội về nhân cách và phẩm giá
Từ khoá liên quan:

nghi luan xa hoi ve ca nhan va tap the

, dan y nghi luan xa hoi ve moi quan he giua ca nhan va tap the, suy nghi ve moi quan he giua ca nhan va cong dong,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới