Nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà

Qua việc tham khảo bài phân tích Nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà các em không chỉ thấy được yếu tố gây cười, đối tượng gây cười cũng như bài học sâu sắc được gửi gắm qua tiếng cười mà còn thấy được trí tuệ, tài năng dân gian khi tham gia sáng tạo nghệ thuật.

Đề bài: Anh/chị hãy phân tích Nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

nghe thuat gay cuoi trong truyen tam dai con ga

Tìm hiểu và phân tích Nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà


I. Dàn ý Nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về truyện cười Tam đại con gà.
- Dẫn dắt nghệ thuật gây cười là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của truyện.

2. Thân bài

a. Tóm tắt truyện
- Anh học trò học hành kém cỏi nhưng thích khoe chữ, được một nhà nọ mời về dạy chữ.
- Khi học đến chữ "kê", anh giải thích liều: "Dủ dỉ là con dù gì". Sợ sai thì xấu hổ nên dặn học trò đọc nhỏ.
- Xin ba đài âm dương ở bàn thờ tổ tông được cả ba nên đắc chí, hôm sau dặn học trò đọc to lên.
- Người bố nghe được, phát hiện, thầy bèn lí sự cùn: "Dạy thế là để biết đến tam đại con gà."...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích Nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà (Chuẩn)

Truyện cười chiếm số lượng không hề nhỏ trong văn học học dân gian cũng bởi thiên chức đặc biệt của nó: giải trí và phê phán. Những câu chuyện cười gối đầu giường của lũ con trẻ từ bao đời nay không chỉ tiếng cười sảng khoái mà còn là bài học răn dạy được gửi gắm. Và tất nhiên, tiếng cười sâu cay ấy không phải ngẫu nhiên được tạo nên mà chính bởi khả năng xây dựng nghệ thuật gây cười tài tình.

Câu chuyện kể về một anh học trò học hành kém cỏi nhưng vẫn lên mặt văn hay chữ tốt. Có người nông dân tưởng thật bèn nhờ anh về dạy chữ cho con. Khi học đến chữ "kê", trẻ hỏi dồn, cuống quá anh liền nói liều "Dủ dỉ là con dù dì". Anh sợ sai sẽ xấu hổ nên dặn học trò đọc khẽ nhưng vẫn thấp thỏm trong lòng. Anh liền đi xin ba đài âm dương ở bàn thờ tổ tông và được cả nên đắc chí, yên tâm hôm sau bảo trò đọc to. Người bố nghe được, phát hiện, thầy bèn nhanh trí nói gỡ: "Dạy thế là để biết đến tam đại con gà."

Muốn phát hiện và hiểu được nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà thì cần nắm rõ: Truyện cười là gì? Nghệ thuật gây cười là gì? Truyện cười thực chất là những câu chuyện dân gian ngắn gọn kể về những sự việc trái tự nhiên của con người, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí và thư giãn. Nghệ thuật gây cười thường được sử dụng là các biện pháp phóng đại, ngoa dụ, chơi chữ hay đơn giản là các lời nói đáng cười, hành động đáng cười, cử chỉ đáng cười tạo nên các chi tiết, sự kiện gây cười. Nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà chính là thủ pháp tăng tiến tình huống gây cười để nhân vật tự tạo ra các tiếng cười. Các tình huống nối tiếp nhau tạo nên hết bất ngờ này tới bất ngờ khác và vang lên mạnh mẽ khi tiếng cười cuối cùng khép lại.

Tình huống thứ nhất mở ra khi anh học trò giải thích chữ "kê" là "dủ dỉ là con dù dì". Ông bà ta chẳng có có câu rằng: "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe." Anh học trò rõ là không biết nghĩa của chữ "kê" lại đi nói láo, nói bừa. Đây là chữ cơ bản mà một người học chữ phải biết, đến ông nông dân - bố đứa trẻ cũng biết mà anh học trò lại không biết, không nhận ra mặt chữ. Tất cả thể hiện sự dốt nát về mặt kiến thức một cách rõ ràng mà lại đi làm nghề gõ đầu trẻ. Dù cho hắn không biết chữ nhưng cũng phải biết rằng con "dù dì" không có thật trong thực tế. Vậy là hắn dốt cả kiến thức sách vở lẫn ngoài cuộc sống. Người đọc ắt phải bật cười vì sự kém cỏi của ông thầy dởm này.

Tình huống thứ hai nằm ở việc anh ta sợ sai, dặn học trò đọc khẽ. Đây hoàn toàn là phản ứng bình thường của con người, sai thì xấu hổ. Vậy nên anh ta rất ngại khi mọi người biết mình dốt nát. Anh bèn láu cá bảo học trò đọc khẽ để che đậy cái dốt của mình lại. Một người đã dốt nhưng lại giấu dốt, trước nay luôn đề tài bị phê phán rất mạnh mẽ. Thật đáng chê trách!

Việc đi hỏi thổ công có lẽ là tình huống vô cùng đặc sắc tiếp theo. Thông thường, nếu không biết thì phải tìm sách mà đọc, tìm người mà hỏi, vậy mà anh chàng lại đi hỏi thổ công. Tiếng cười vang ra khi sự giấu dốt đi tới cùng cực. Thổ Công cho ba đài âm dương được cả ba tức là Thổ Công đồng ý với anh học trò. Nghĩ vậy, nên anh ta tự tin quát trẻ đọc to. Ông thầy đồ này không chỉ dốt mà còn mắc tật mê tín dị đoan, tin vào thần thánh quỷ thần. Đến khi bị chủ nhà hỏi thì còn đổ tội: "Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa." Với tình huống này, cái dốt được phóng đại lên nhiều lần, dốt cả về kiến thức lẫn nhận thức.

Tình huống thứ tư khép lại câu chuyện cười cũng là lúc khiến tiếng cười bật ra sâu cay nhất. Khi bị chủ phát hiện và chất vấn thì thầy giải thích vòng vo, thiếu tính xác thực: "Dủ dỉ là con dù dì, con dù dì là chị con công, con công là ông con gà". Thầy dốt chữ nhưng không ngờ lại từ con "dù dì" vô nghĩa ấy nói ra hàng loạt quan hệ vô nghĩa khác một cách nhanh chóng đến vậy. Đã dốt còn không chịu tiếp thu, còn cãi chày cãi cối, bảo thủ và cố giành phần thắng về mình. Ông thầy đồ này kém cả về đức hạnh lẫn chữ thánh hiền. Chỉ xoáy vào một chữ "kê", nhưng một loạt tình huống được trải ra, tăng dần cấp độ và phát ra tiếng cười mạnh mẽ nhất khi kết thúc truyện.

Như đã nói ở trên, không dừng lại ở việc tạo tiếng cười, nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà còn nhằm truyền tải những bài học đạo lí. Đó là sự phê phán gay gắt với những người đã dốt còn thích khoe khoang, giấu dốt; là sự phê phán cả thói mê tín dị đoan cùng sự bảo thủ, sĩ diện hão. Đã dốt đặc còn đi làm thầy đồ thì hậu quả sẽ thế nào? Đây chính là thực trạng "thầy đồ rởm" trong xã hội xưa. Hơn hết, cũng là lời răn thế hệ hôm nay rằng bản thân mỗi người cần không ngừng cố gắng học hỏi, chớ là "ếch ngồi đáy giếng", tự kiêu về bản thân.

Chính nhờ nghệ thuật gây cười mà truyện Tam đại con gà trở nên hài hước và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Ông cha ta từ ngàn đời xưa vẫn vậy, trong lúc lao động mệt mỏi vẫn tạo ra những câu chuyện thật hữu ích để giải tỏa tâm hồn và còn đan cài vào đó bao lời bảo ban mà vẫn còn nguyên giá trị đến thế hệ hôm nay.

-------------------HẾT-------------------

Tam đại con gà là truyện cười dân gian được xây dựng bởi nghệ thuật gây cười vô cùng đặc sắc, bài văn mẫu Nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà trên đây đã phần nào giúp các em thấy được tài năng và cả những quan niệm, thông điệp của ông cha ta được gửi gắm trong những tác phẩm dân gian. Tìm hiểu thêm về truyện cười Tam đại con gà các em không nên bỏ qua: Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật truyện Tam đại con gà, Phân tích truyện Tam đại con gà, Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà, Sơ đồ tư duy Tam đại con gà.

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghe-thuat-gay-cuoi-trong-truyen-tam-dai-con-ga-47950n.aspx

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật truyện Tam đại con gà
Phân tích truyện Tam đại con gà
Tóm tắt truyện Tam đại con gà
Dựa theo lời tâm sự, viết truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất kể về số phận và nỗi niềm của chú gà chọi bị bỏ rơi
Dàn ý quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
Từ khoá liên quan:

Nghe thuat gay cuoi trong truyen Tam dai con ga

, phan tich tieng cuoi trong truyen tam dai con ga,

SOFT LIÊN QUAN
  • Truyện cười hiện đại

    Tuyển tập truyện cười hiện đại

    Truyện cười hiện đại là một bộ tài liệu tổng hợp các câu truyện cười khác nhau, truyện cười hiện đại làm các bạn thoải mái hơn trong những ngày làm việc căng thẳng, những giờ học tập mệt mỏi, đặc biệt cuốn tài liệu này d ...

Tin Mới