Dàn ý nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà

Thông qua dàn ý phân tích nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà, các em sẽ hiểu hơn về tác dụng của thủ pháp gây cười cũng như hiểu hơn về dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian trong việc vận dụng thủ pháp đó vào việc chuyển tải nội dung tư tưởng.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà

1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về truyện cười Tam đại con gà.
- Dẫn dắt nghệ thuật gây cười là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của truyện.

2. Thân bài
a. Tóm tắt truyện
- Anh học trò học hành kém cỏi nhưng thích khoe chữ, được một nhà nọ mời về dạy chữ.
- Khi học đến chữ "kê", anh giải thích liều: "Dủ dỉ là con dù gì". Sợ sai thì xấu hổ nên dặn học trò đọc nhỏ.
- Xin ba đài âm dương ở bàn thờ tổ tông được cả ba nên đắc chí, hôm sau dặn học trò đọc to lên.
- Người bố nghe được, phát hiện, thầy bèn lí sự cùn: "Dạy thế là để biết đến tam đại con gà."
b. Nghệ thuật gây cười trong truyện cười là gì?
- Truyện cười: Là những truyện dân gian ngắn kể về những sự việc trái tự nhiên của con người, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí và thư giãn.
- Nghệ thuật gây cười: Biện pháp phóng đại, ngoa dụ, chơi chữ hay lời nói đáng cười, cử chỉ đáng cười, ... tạo ra các chi tiết, sự kiện gây cười.
-> Nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà: Thủ pháp tăng tiến tình huống gây cười để nhân vật tự bộc lộ mình.
c. Nghệ thuật gây cười trong truyện tam đại con gà:
* Tình huống thứ nhất: Nói chữ "kê" là "dủ dỉ là con dù dì"
- Đây là kiến thức cơ bản mà một người học chữ phải biết, vậy mà thầy lại không biết, không nhận được mặt chữ → Dốt kiến thức chữ Hán.
- Trên đời không tồn tại con "dù dì" nào cả → Dốt cả kiến thức thực tế.
* Tình huống thứ hai: Bảo học trò đọc khẽ vì sợ chê cười
- Anh học trò thể hiện là một người đã dốt nhưng lại giấu dốt.
- Láu cá bảo học trò đọc khẽ để đậy cái dốt của mình lại.
* Tình huống thứ ba: Hỏi thổ công
- Đáng cười ở chỗ không tìm sách, không tìm người để hỏi mà lại đi hỏi thổ công → Sự giấu dốt lên đến cùng cực.
- Xin đài âm dương được cả ba nên tự tin quát trẻ đọc to → Mê tín dị đoan.
- Đến khi bị chủ nhà hỏi thì còn trách "mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa".
* Tình huống thứ 4: Bị chủ nhà hỏi
Khi chủ nhà phát hiện, thầy giải thích vòng vo, thiếu tính xác thực: "Dủ dỉ là con dù dì, con dù dì là chị con công, con công là ông con gà".
→ Đã dốt chữ còn không chịu tiếp thu, bảo thủ, cố cãi cho bằng được.
d. Tác dụng của nghệ thuật gây cười
- Phê phán những người đã dốt còn thích khoe khoang, giấu dốt.
- Phê phán thói mê tín dị đoan cùng sự bảo thủ, sĩ diện hão.
- Khuyên răn, nhắc nhở mọi người cần không ngừng học hỏi.

3. Kết bài
Khẳng định giá trị của nghệ thuật gây cười: sảng khoái, sâu cay, là bài học ý nghĩa với mỗi con người..


II. Bài văn mẫu nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà

Truyện cười chiếm số lượng không hề nhỏ trong văn học học dân gian cũng bởi thiên chức đặc biệt của nó: giải trí và phê phán. Những câu chuyện cười gối đầu giường của lũ con trẻ từ bao đời nay không chỉ tiếng cười sảng khoái mà còn là bài học răn dạy được gửi gắm. Và tất nhiên, tiếng cười sâu cay ấy không phải ngẫu nhiên được tạo nên mà chính bởi khả năng xây dựng nghệ thuật gây cười tài tình.

Câu chuyện kể về một anh học trò học hành kém cỏi nhưng vẫn lên mặt văn hay chữ tốt. Có người nông dân tưởng thật bèn nhờ anh về dạy chữ cho con. Khi học đến chữ "kê", trẻ hỏi dồn, cuống quá anh liền nói liều "Dủ dỉ là con dù dì". Anh sợ sai sẽ xấu hổ nên dặn học trò đọc khẽ nhưng vẫn thấp thỏm trong lòng. Anh liền đi xin ba đài âm dương ở bàn thờ tổ tông và được cả nên đắc chí, yên tâm hôm sau bảo trò đọc to. Người bố nghe được, phát hiện, thầy bèn nhanh trí nói gỡ: "Dạy thế là để biết đến tam đại con gà."

Muốn phát hiện và hiểu được nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà thì cần nắm rõ: Truyện cười là gì? Nghệ thuật gây cười là gì? Truyện cười thực chất là những câu chuyện dân gian ngắn gọn kể về những sự việc trái tự nhiên của con người, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí và thư giãn. Nghệ thuật gây cười thường được sử dụng là các biện pháp phóng đại, ngoa dụ, chơi chữ hay đơn giản là các lời nói đáng cười, hành động đáng cười, cử chỉ đáng cười tạo nên các chi tiết, sự kiện gây cười...(Còn tiếp).

>> Xem bài mẫu: Nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà

--------------------HẾT-----------------------

Tam đại con gà là truyện cười thuộc loại trào phúng được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn 10 vào tuần 8. Bên cạnh Dàn ý nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà. Các em học sinh có thể tham khảo một số bài viết hay như: Phân tích truyện Tam đại con gà, Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà, Soạn bài Tam đại con gà, Sơ đồ tư duy Tam đại con gà;...

 

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-nghe-thuat-gay-cuoi-trong-truyen-tam-dai-con-ga-50403n.aspx
 

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Tam đại con gà
Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật truyện Tam đại con gà
Dàn ý quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
Tóm tắt truyện Tam đại con gà
Dàn ý cảm nhận về hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo
Từ khoá liên quan:

Dan y nghe thuat gay cuoi trong truyen Tam dai con ga

, Dan y phan tich nghe thuat gay cuoi trong truyen Tam dai con ga, dan y phan tich tieng cuoi trong truyen tam dai con ga,

SOFT LIÊN QUAN
  • Truyện cười hiện đại

    Tuyển tập truyện cười hiện đại

    Truyện cười hiện đại là một bộ tài liệu tổng hợp các câu truyện cười khác nhau, truyện cười hiện đại làm các bạn thoải mái hơn trong những ngày làm việc căng thẳng, những giờ học tập mệt mỏi, đặc biệt cuốn tài liệu này d ...

Tin Mới