Mozilla mang tính năng tương tự Site Isolation trên Chrome lên Firefox, tính năng được tích hợp trên trình duyệt Chrome 67 để giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công lỗ hổng Meltdown và Spectre.
Trình duyệt Chrome triển khai tính năng Site Isolation để bổ sung ranh giới bảo mật giữa các trang web, cô lập các mã từ các trang khác nhau trong các process khác nhau, khiến cho quá trình xâm nhập các trang web trở lên khó khăn hơn cũng như ngăn chặn phần mềm độc hại trên trang web truy cập dữ liệu từ các trang web khác.
Mozilla mang tính năng tương tự Site Isolation trên Chrome lên Firefox
Google bổ sung tính năng Site Isolation đầu tiên trên Chrome 63 được phát hành vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên khi đó tính năng chỉ khả dụng khi người dùng thay đổi flag Chrome và kích hoạt tính năng bằng tay.
Sau cuộc tấn công lỗ hổng Meltdown và Spectre, tính năng Site Isolation trở thành biện pháp phòng thủ chính trên Chrome nhằm ngăn chặn và chống lại các cuộc tấn công của các lỗ hổng bảo mật này.
Trên trình duyệt Chrome 67, được phát hành vào cuối tháng 5 vừa qua, Google đã bí mật kích hoạt tính năng Site Isolation cho 99% người dùng Windows, Mac, Linux, và Chrome OS đang sử dụng trình duyệt theo mặc định.
Mozilla triển khai dự án Project Fission
Chrome không phải trình duyệt duy nhất triển khai tính năng Site Isolation. Mozilla cũng đang triển khai tính năng tương tự Site Isolation trên Chrome để mang lên trình duyệt của mình, có tên Project Fission.
Trả lời với Bleeping Computer, phát ngôn viên của Mozilla cho biết dự án vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Công ty đang triển khai kiến trúc một miền trên một process (per-domain-process) tương đối đơn giản, đặc biệt sau khi công ty triển khai Electrolysis, dự án tách Firefox khỏi ứng dụng xử lý một process thành một kiến trúc nhiều process.
Hiện tại Firefox hoạt động bằng cách tạo process giao diện người dùng đồ họa và các process hiển thị nhiều trang . Tuy nhiên hạn chế của process hiển thị trang tối đa này là ngốn nhiều nguồn tài nguyên, RAM máy tính.
Việc chuyển đổi sang kiến trúc process 1 miền / 1 trang tương đối đơn giản, xong rào cản chính vẫn là hiệu suất RAM.
Cải thiện việc trình duyệt Firefox ngốn RAM thiết bị
Đầu tháng này các kỹ sư Mozilla đã bắt tay vào việc cải thiện việc trình duyệt chiếm dụng nhiều RAM và tài nguyên hệ thống. Hôm 10/7, công ty công bố bắt đầu triển khai dự án Fission MemShrink, một dự án nhỏ của Project Fission, trong đó Mozilla có nhấn mạnh kế hoạch cải thiện việc sử dụng RAM trên trình duyệt Firefox.
Trong nội dung thông báo của mình, Mozilla xác nhận việc bắt đầu triển khai Fission MemShrink, dự án có các process nội dung chiếm ít tài nguyên hệ thống và bộ nhớ RAM hơn. Công ty vẫn đang cố gắng hạn chế việc sử dụng bộ nhớ RAM ở mức thấp nhất 7MB trên tất cả các nền tảng.
=>Chrome ngốn nhiều RAM vì sao
Theo Mozilla: "Để cô lập các trang web hoạt động, chúng tôi có thể chạy ít nhất 100 process nội dung trong một phiên Firefox. Mỗi process này đều có bộ nhớ cơ sở riêng, bộ nhớ mà chúng tôi chỉ sử dụng để tạo ra process. Trong dự án Fission, cần ít hơn 10MB bộ nhớ RAM cho mỗi process để duy trì Fission dưới 1GB".
Trong quá khứ Firefox cũng từng khét tiếng là trình duyệt chiếm dụng nhiều RAM và tài nguyên hệ thống. Hiện tại chưa rõ khi nào và cũng không có gì để đảm bảo dự án Fission MemShrink có thành công hay không. Xong ít nhất động thái này của Firefox cho thấy công ty cũng đang quan tâm đến việc cải thiện và bảo vệ người dùng của mình khỏi các cuộc tấn công độc hại.
https://thuthuat.taimienphi.vn/mozilla-mang-tinh-nang-tuong-tu-site-isolation-tren-chrome-len-firefox-36758n.aspx
Trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm Chromebook của mình, Google dìm hàng Microsoft và Apple trong quảng cáo Chromebook mới bởi đây là cả hai công ty đối thủ của Google trong mảng sản xuất máy tính xách tay.