Máy in mã vạch, tem nhãn thường được sử dụng để phục việc gắn thẻ sản phẩm từ thiết bị di động, máy tính để bàn hoặc hệ thống POS. Nếu đang nghiên cứu, tìm mua máy in tem nhãn, mã vạch phục vụ nhu cầu in ấn bán lẻ, vận chuyển hàng hóa thì hãy tham khảo các gợi ý về danh sách máy in mã vạch, in ấn tem nhãn tốt nhất dưới đây.
Máy in mã vạch còn được gọi là máy in tem nhãn, máy in nhãn, máy in barcode, dùng để in mã vạch, thông tin cần thiết hoặc dán nhãn lên các gói hàng, sản phẩm bán lẻ. Tùy vào mục nhu cầu và mục đích sử dụng, người dùng chọn mua máy in mã vạch cầm tay hay máy in mã vạch công nghiệp. Bài viết dưới đây tổng hợp những máy in mã vạch phổ biến, máy in nhãn cầm tay tốt nhất hiện nay, mời các bạn theo dõi nhé.
Nên mua máy in mã vạch loại nào? Chi tiết các loại máy in tem mã vạch tốt, giá rẻ
1. Máy in mã vạch Argox CP-2140
Thông số cơ bản:
- Cổng kết nối: USB, RS232, Internal Ethernet (option)
- Độ phân giải: 203 dpi
- Công nghệ in: Truyền nhiệt trực tiếp, gián tiếp
- Tốc độ in: 102 mm/s. Khổ rộng của nhãn in: 105 mm
- Chiều dài của nhãn in: 762 mm.
- Giá tham khảo: 6.320.000đ
Máy in mã vạch Argox CP-2140 có xuất xứ từ Đài Loan, đi đầu trong các dòng máy in mã vạch công nghiệp để bàn. Với thiết kế nhỏ gọn, chiếc máy không chỉ sở hữu ngoại hình bắt mắt mà chất lượng in, độ bền cũng rất ấn tượng.
Máy in tem nhãn hiệu Argox cho bạn khả năng cài đặt một dải băng lớn dài tới 300M, đáp ứng mọi nhu cầu làm việc. Đa dạng cổng kết nối: RS-232, USB và Ethernet tùy chọn (CP-2140E), đảm bảo khả năng tương thích với một loạt các máy tính và thiết bị ngoại vi.
2. Máy in mã vạch Sapo Printer SPL01
Thông số cơ bản:
- Cổng kết nối: USB 2.0, RJ11, LAN
- Độ phân giải: 203 dpi
- Công nghệ in: In nhiệt trực tiếp
- Tốc độ in: 400-620 tem/1 phút
- Giá tham khảo: 2.850.000đMáy in mã vạch tem nhãn Sapo Printer SPL01 có 2 tính năng đáng chú ý: in mã vạch và in hóa đơn. Với tốc độ in 400-620 tem/1 phút, tem nhãn được in ra nhanh chóng. Vì là máy in nhiệt trực tiếp nên tính năng tự kiểm soát nhiệt độ của đầu in cũng rất ấn tượng.
Độ phân giải 203 dpi cho ra mã vạch rõ nét, có chất lượng tốt và không bị phai màu theo thời gian. Ấn tượng nhất có lẽ là khả năng in khổ tối đa 80mm, dòng máy in mã vạch Sapo này là sự lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3. Máy in mã vạch Toshiba BEV4T-GS
Thông số cơ bản:
- Độ phân giải: 203 dpi
- Công nghệ in: Nhiệt trực tiếp (B-EV4D), Nhiệt trực tiếp hoặc truyền nhiệt (B-EV4T)
- Tốc độ in: 203 dpi, 2, 3, 4, 5"/sec, 2, 3 ips for peel-off
- Giá tham khảo: 6,690,000đ
Các dòng máy in mã vạch Toshiba không còn xa lạ với các cơ sở kinh doanh ngành may mặc, giày da bởi chất lượng in của máy rất tốt trên chất liệu tem nhãn cứng, có độ dày cao. Hơn hết, khi chạy máy cực êm và hầu như không phát ra tiếng ồn nên rất được ưa chuộng ở các môi trường cần sự yên tĩnh như văn phòng, công sở, bệnh viện, thư viện.
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ in 3D đã được nghiên cứu, phát triển, ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực thời trang, xây dựng, thực phẩm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích để bạn hiểu thêm về máy in 3D và công nghệ in tiên tiến này.
4. Máy in mã vạch Zebra ZT510 300DPI
Thông số cơ bản:
- Cổng kết nối: USB 2.0, RS232, Bluetooth LE, Gigabit Ethernet (LAN), NFC, Option : Parallel, Wifi
- Độ phân giải: 300 dpi
- Công nghệ in: In nhiệt trực tiếp/Truyền nhiệt gián tiếp
- Tốc độ in: 305 mm/s
- Giá tham khảo: 32.700.000đ
Máy in mã vạch công nghiệp Zebra ZT510 300DPI được thiết kế chuyên dụng cho các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, in nhãn sản phẩm, nhãn vận chuyển. Ngoài ra dòng máy in tem nhãn công suất lớn này rất được ưa chuộng trong môi trường y tế, bán lẻ, dùng để dán nhãn giá bán, ghi nhãn cho ngân hàng máu, mẫu phòng thí nghiệm,...Hoạt động tốt trong điều kiện khắc nghiệt, in tem nhãn 24/7 mà độ bền vẫn rất cao.
Bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm máy in mã vạch Zebra phổ biến nhất hiện nay như GT820, ZM400/M600, ZT400,...
5. Máy in nhãn cầm tay Brother PT-E110
Thông số cơ bản:
- Độ phân giải: 180 dpi
- 04 phím chức năng: Text, in nhãn kiểu cờ, kiểu cuộn, nhãn dán faceplate
- Khổ nhãn (ngang): 6mm, 9mm, 12mm
- Bàn phím: QWERTY, tạo và in nhãn Tiếng Việt
- Tốc độ in: 20mm/s, in tối đa 2 dòng
- Giá tham khảo: 32.700.000đ
Không giống các dòng máy in mã vạch thông thường, máy in nhãn Brother PT-E110 được thiết kế chuyên dụng cho ngành điện và viễn thông bởi khả năng in tốt trên các bề mặt dây cáp, bảng công tắc, bảng cắm và bảng điều khiển. Ngoài ra, sản phẩm còn được thiết kế đặc biệt để quấn cáp, in nhiều nhãn với số lượng tăng dần, gắn cờ cáp,... bạn dễ dàng thiết kế và in nhanh chóng các loại nhãn đánh dấu với độ bền nhãn vượt trội. Phù hợp dùng trong nhà máy đến văn phòng.
Ngoài mẫu máy in Brother cầm tay kể trên, hãng Brother còn cung cấp nhiều dòng máy in nhiệt, máy in đen trắng, máy in màu, công suất khác nhau, phục vụ nhu cầu in ấn của các gia đình, doanh nghiệp nhỏ. Bạn có thể ấn vào link liên kết để tìm ra mẫu máy in phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
https://thuthuat.taimienphi.vn/may-in-ma-vach-in-an-tem-nhan-tot-nhat-hien-nay-73693n.aspx
Nhìn chung, máy in mã vạch, máy in nhãn cầm tay là những công cụ hỗ trợ tuyệt vời giúp bạn dễ dàng phân loại hàng hóa, tài liệu hoặc vật tư quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nên chọn mua máy in nào tốt nhất. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ cân nhắc chọn được cho mình một sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé.