Lập dàn ý phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Để tránh tình trạng bỏ sót những nội dung quan trọng và đảm bảo tính logic cho bài văn phân tích Lưu biệt khi xuất dương, các bạn hãy cùng tham khảo bài văn mẫu lập dàn ý phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!

Đề bài: Lập dàn ý phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

lap dan y phan tich bai tho luu biet khi xuat duong

Lập dàn ý phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương


I. Dàn ý phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

a. Mở bài:

Giới thiệu tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương và tác giả Phan Bội Châu

Ví dụ: Phan Bội Châu là nhà thơ, nhà văn, nhà Cách mạng kiệt xuất của Việt Nam. Nhắc đến ông là nhắc đến một ngòi bút tài hoa, một trí tuệ thông thái và một tấm lòng yêu nước thương nòi, luôn tìm cách để kiến thiết đất nước. Những tác phẩm văn học của ông mang đậm tư tưởng tân tiến, tầm nhìn xa trông rộng. Với "Lưu biệt khi xuất dương", tư tưởng đó của Phan Bội Châu thể hiện ở ý chí làm trai và khao khát đóng góp công sức cho Tổ quốc.

b. Thân bài:

* Tư tưởng và quan niệm của Phan Bội Châu về trách nhiệm, nghĩa vụ của bậc quân tử trong xã hội đương thời

- Người làm trai sống một cuộc đời phải để lại dấu ấn, phải có cơ đồ để đời sau thán phục
- Sinh vi nam tử yếu hy kỳ (Làm trai phải lạ ở trên đời)
- Khát vọng chế ngự thiên nhiên, xoay chuyển thời thế
- Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di (Há để càn khôn tự chuyển dời)
- Niềm mơ ước được cống hiến sức trẻ và trí tuệ cho đất nước

* Tư tưởng của nhà thơ về cái tôi cá nhân, cái tôi của bậc quân tử đại trượng phu

- Trách nhiệm cống hiến và phụng sự Tổ quốc

Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.

(Trong khoảng trong năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?)

- Trách nhiệm lo toan cho cuộc sống của nhân dân
- Trách nhiệm ghi dấu ấn cái tôi cho người đời noi theo

* Thực tại đau thương của triều đình lúc bấy giờ và những trăn trở của nhà thơ về sự nghiệp xây dựng cơ đồ

- Nỗi đau mất nước trong lòng tác giả

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.

(Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!)

- Gợi mở con đường cứu nước, dựng nước với lăng kính bác ái, tiến bộ, không bị bó hẹp bởi giáo điều

* Khát khao được cống hiến cho nước nhà, sẵn sàng xả thân vì nước, một tay lãnh đạo cải tổ chính triều

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi)

3. Kết bài :

- Khẳng định vị trí của tác phẩm trong nền văn học nghệ thuật
- Nghệ thuật sử dụng trong tác phẩm
- Nêu cảm nhận cá nhân
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Phan Bội Châu là một nhà văn hóa lớn, một nhà chính trị, “một nhân vật vĩ đại”, có nhiều hoạt động tiến bộ đầu thế kỷ XX, ông được biết đến với vai trò là vị lãnh tụ tiêu biểu nhất trong các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ trước. Đặc biệt nổi bật với tư tưởng giải phóng dân tộc theo con đường của các nước tư bản chủ nghĩa, mặc dù sau đó thất bại nhưng cũng đã mở ra một cách nhìn mới về việc làm cách mạng cho thế hệ đi sau trong đó có Hồ Chí Minh. Nhìn chung ở đời cách mạng, cũng như quá trình hoạt động cách mạng ở Phan Bội Châu có sự kết hợp độc đáo và vẻ vang giữa hai phương diện chính trị và văn hóa, điều đó tương tự như Nguyễn Trãi hơn 400 năm về trước và Hồ Chí Minh của vài năm sau đó. Ngoài sự nghiệp chính trị nổi bật, thì Phan bội Châu cũng có một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ, ông có thể được xem là người đã mở đường cho nền văn học cách mạng Việt Nam với chất chính trị và trữ tình kết hợp chặt chẽ ăn ý trong nhiều tác phẩm. Lưu biệt khi xuất dương chính là một tác phẩm mang đầy đủ phong cách sáng tác ấy của Phan Bội Châu, cùng với hoàn cảnh ra đời đặc biệt gắn liền với sự chuyển biến trong tư tưởng cách mạng của Phan Bội Châu.

Sở dĩ nói Lưu biệt khi xuất dương là bài thơ gắn liền với sự chuyển biến trong tư tưởng cách mạng của Phan Bội Châu, bởi bài thơ được sáng tác vào năm 1905, trước ngày ông lên tàu cùng một số thanh niên ưu tú khác sang Nhật tìm đường cứu nước...(Còn tiếp)

>> Bài văn mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu tại đây.

https://thuthuat.taimienphi.vn/lap-dan-y-phan-tich-bai-tho-luu-biet-khi-xuat-duong-42191n.aspx
 

Tác giả: Ngọc Trinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý cảm nhận bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Cảm nhận bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
Lí tưởng sống của Phan Bội Châu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Từ khoá liên quan:

lap dan y phan tich bai tho luu biet khi xuat duong

, dan y phan biet luu biet khi xuat duong cua phan boi chau, dan phan tich bai tho xuat duong luu biet,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Những bài mẫu lớp 10 hay

    Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình trình Ngữ văn lớp 10 được rất nhiều các giáo viên và các em học sinh lớp 10 quan tâm tìm hiểu. Để hoàn thành tốt bài ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Chào tháng 12, câu nói, hình ảnh hay về tháng cuối năm

    Không khí se lạnh của tháng 12 báo hiệu những khoảnh khắc cuối cùng của năm đang dần khép lại. Đây cũng là thời khắc để nhìn lại, gửi lời chào tháng