Dàn ý phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài Lưu biệt khi xuất dương

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài Lưu biệt khi xuất dương là nội dung chính chúng tôi muốn chia sẻ cùng với bạn đọc trong bài viết ngày hôm nay, mời bạn cùng đón đọc để có thêm tư liệu ôn luyện.
Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý chi tiết
2. Bài văn mẫu

dan y phan tich hinh tuong nguoi chi khi yeu nuoc trong bai tho luu biet khi xuat duong

Dàn ý phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài Lưu biệt khi xuất dương
 

I. Dàn ý phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài Lưu biệt khi xuất dương (Chuẩn)

1. Mở bài

- Phan Bội Châu là người đầu tiên có ý tưởng cứu nước bằng con đường tư sản, ông có nhiều hoạt động sôi nổi trong phong trào cách mạng thời kỳ đầu. Phan Bội Châu còn được biết đến là một nhà văn, nhà thơ lớn trong nửa đầu thế kỷ 20, là người ươm những mầm mống đầu tiên cho nền văn học mang khuynh hướng trữ tình chính trị của Việt Nam lúc bấy giờ.
- Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần nhiệt huyết, tráng chí rộng lớn và cao đẹp của người chí sĩ yêu nước.

2. Thân bài
* Hình tượng người chí sĩ hiện lên qua quan điểm về chí làm trai trong thời đại mới
- "Làm trai phải lạ ở trên đời", quan điểm nam nhi sống ở trên đời cần có lý tưởng cao đẹp, tráng chí bốn phương, dám vươn mình bước ra khỏi sự giới hạn, bó hẹp khuôn phép, để làm việc đại sự có tính phi thường, hiển hách.
- "Há để càn khôn tự chuyển dời": Nam nhi phải nắm giữ và làm chủ vận mệnh của mình, tầm vóc sánh ngang với trời đất, thậm chí dịch chuyển càn khôn => Khẩu khí tự tin, táo bạo và mạnh mẽ.
* Hình tượng người chí sĩ thông qua quan điểm về vai trò và trách nhiệm của đấng nam nhi trước thời cuộc
- "Trong khoảng trăm năm cần có tớ": Nhận thức rõ ràng và nhấn mạnh trách nhiệm của bản thân, phải đứng lên đấu tranh cho lý tưởng, trở thành người có trọng trách vai trò to lớn, phục hưng đất nước. Làm sao cho xứng với sự sắp đặt của tạo hóa, trời đã đem đến cho ta một kỷ nguyên đầy chông gai.
- "Sau này muôn thuở há không ai": Tầm nhìn xa trông rộng, lo nghĩ cho mai sau, cho con đường cứu quốc bằng việc lay động thức tỉnh thế hệ thanh niên tiếp nối, cổ vũ họ bằng chính tráng chí, lý tưởng của một nhà cách mạng tiên tiến.
* Hình tượng người chí sĩ hiện lên qua nhận thức về số phận đất nước, dân tộc và cả nền Nho học vốn từng huy hoàng nhưng nay chỉ còn là quá khứ
- "Non sông đã chết sống thêm nhục": Việc mất nước, chính là nỗi nhục nhã của cả một dân tộc, đặc biệt là trong tư tưởng truyền thống thì đối với mỗi một kẻ đọc sách thánh hiền, một đấng nam nhi nỗi nhục ấy còn đau đớn và dằn vặt hơn gấp bội lần.
- "Hiền thánh còn đâu học cũng hoài": Ý thức rõ ràng về một nền Nho học lỗi thời, lạc hậu, có tiếng nhưng không có miếng, không còn phù hợp trong bối cảnh thời đại mới => Đau đớn xót xa, nhưng người chí sĩ không hề nản chí, mà giọng thơ rất mạnh mẽ, quyết liệt sẵn sàng từ bỏ thứ vô dụng, để tiến tới một chân trời mới với tư thế hiên ngang mạnh mẽ, tâm hồn tự do và phóng khoáng.
* Hình tượng người chí sĩ hiện lên với hình ảnh người vượt biển đi tìm một chân trời mới, thực hiện lý tưởng cao đẹp của mình
- Không gian rộng lớn, khoáng đạt được gợi ra từ những hình ảnh kỹ vĩ của thiên nhiên từ "bể Đông" rồi "muôn trùng sóng bạc", điều ấy thể hiện những khát vọng hành động mạnh mẽ của người chí sĩ yêu nước.
- Từng đợt sóng vừa thể hiện tráng chí sục sôi trong trái tim yêu nước, vừa thể hiện những khó khăn trùng trùng phía trước.

3. Kết bài
- Lưu biệt khi xuất dương là một sáng tác mang khuynh hướng trữ tình chính trị đời đầu, nổi bật với hình ảnh người chí sĩ cách mạng với vẻ đẹp kiêu hùng, tầm vóc sánh ngang với trời đất, phong thái, tự tin, quyết liệt dựa trên cơ sở một lý tưởng và tráng chí cao đẹp - phụng sự và cống hiến cho Tổ quốc, cứu quốc bằng con đường mới mẻ.
 

II. Bài văn mẫu phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài Lưu biệt khi xuất dương (Chuẩn)

Phan Bội Châu (1867-1940), quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, xuất thân trong một gia đình Nho học, từ nhỏ ông đã thể hiện tài năng hơn và học vấn hơn người. Sau khi trưởng thành, với tinh thần yêu nước lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, ý thức được việc nước mất nhà tan Phan Bội Châu đã hăng hái tham gia vào các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp. Tuy nhiên do tính chất nhỏ lẻ và chưa có đường lối đúng đắn nên hầu hết các cuộc khởi nghĩa theo kiểu cũ đều thất bại, lúc này đây Phan Bội Châu người đầu tiên đã nung nấu trong mình ý tưởng cứu nước theo con đường tư sản - con đường mà Nhật Bản đã đi rất thành công, từ đó thành lập ra hội Duy Tân, phát động phong trào Đông Du, cử thanh niên ưu tú sang nước bạn học tập. Ngoài vai trò là một danh sĩ với nhiều hoạt động cách mạng sôi nổi thì Phan Bội Châu còn được biết đến là một nhà văn, nhà thơ lớn trong nửa đầu thế kỷ 20, đóng góp một phần không nhỏ vào nền văn học của nước nhà...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài Lưu biệt khi xuất dương tại đây.

---------------------HẾT-----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-hinh-tuong-nguoi-chi-si-yeu-nuoc-trong-bai-luu-biet-khi-xuat-duong-53084n.aspx
Ngoài dàn ý Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài Lưu biệt khi xuất dương, chúng tôi còn giới thiệu đến bạn đọc những bài văn hay lớp 11 khác như: Phân tích bài Lưu biệt khi xuất dương; Bình giảng bài thơ Lưu biệt khi xuất dương; Lí tưởng sống của Phan Bội Châu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương; Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương; Cảm nhận bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu...  

Tác giả: Thuỳ Dương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Chiều tối và Từ ấy
Dàn ý lí tưởng sống của Phan Bội Châu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Dàn ý hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Dàn ý phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh
Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương, Ngữ văn lớp 11
Từ khoá liên quan:

Dan y phan tich hinh tuong nguoi chi si yeu nuoc trong bai Luu biet khi xuat duong

, dan y hinh tuong nguoi chi si trong xuat duong luu biet, hinh tuong nguoi chi si trong xuat duong luu biet,

SOFT LIÊN QUAN
  • Ý nghĩa bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo

    Phân tích chi tiết bát cháo hành

    Ý nghĩa bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo là một trong những đề tài phân tích tập làm văn được rất nhiều các em học sinh quan tâm. Bát cháo hành có rất nhiều tầng ý nghĩa khi được phân tích vì thế các em có thể tham ...

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Mẹo chơi game Free Fire miễn phí không cần tải về

    Nếu bạn đang băn khoăn về việc liệu game Free Fire có thực sự hay như mọi người nói không, việc thử chơi game Free Fire miễn phí không cần tải về có thể là một cách tốt để kiểm tra. Bằng phương pháp này, bạn có thể trải nghiệm trò chơi một cách đơn giản và thuận tiện, đánh giá xem liệu game có phù hợp với mìn trước khi đưa ra quyết định tải về.