Dàn ý hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Để chuyển tải tư tưởng về cái chí làm trai đầy bản lĩnh, khí phách của một trang nam nhi, Phan Chu Trinh đã xây dựng thành công hình tượng người chí sĩ yêu nước trong tác phẩm của mình, tham khảo dàn ý hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn để có cái nhìn khái quát nhất về tư thế, tầm vóc của họ.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Phan Châu Trinh (con đường hoạt động cách mạng, sự nghiệp sáng tác,...)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,...)
- Nêu vấn đề nghị luận: Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.

2. Thân bài
a. Bốn câu thơ đầu: Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng với tư thế hiên ngang, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, coi thường mọi khó khăn thử thách.
- Câu thơ mở đầu:
+ Miêu tả chân thực bối cảnh sống, làm việc của người cách mạng
+ Tư thế của chính người cách mạng- người tù nhân: Tư thế đàng hoàng, hiên ngang sừng sững và làm chủ đất trời, làm chủ vũ trụ bao la rộng lớn.
- Ba câu thơ tiếp miêu tả công việc của những người cách mạng
+ Sử dụng động từ mạnh "lừng lẫy", "xách búa", "đánh tan", "đập bể"
+ Bút pháp cường điệu
+ Giọng thơ hào hùng.
Hình ảnh những người cách mạng hiện lên với tư thế thật đẹp và sức mạnh phi thường với hành động thật quả quyết.
b. Bốn câu còn lại: những người cách mạng với sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, ý chí kiên cường, chiến đấu sắt son và coi thường chốn ngục tù
- Câu 5 và câu 6:
+ Sử dụng thành công biện pháp đối lập: "tháng ngày" - "mưa nắng", "thân sành sỏi" - "dạ sắt son"
+ Giọng thơ tự nhiên như lời tự bạch tác giả
Sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son, kiên cường của những người cách mạng.
- Hai câu thơ kết:
+ Lời tự ý thức sâu sắc về trách nhiệm của những người cách mạng đối với sự nghiệp của bản thân mình.
+ Thái độ lạc quan trong cuộc sống tù ngục khắc nghiệt, khó khăn, luôn hướng đến ánh sáng cách mạng.

3. Kết bài
Khái quát lại hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn và nêu cảm nghĩ của bản thân.


II. Bài văn mẫu hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Phan Châu Trinh - một nhà cách mạng, nhà hoạt động cứu nước tiêu biểu những năm đầu thế kỉ XX. Đồng thời, ông còn là nhà văn, nhà thơ xuất sắc của dân tộc với nhiều tác phẩm có giá trị, thuộc nhiều thể loại khác nhau. Song, dù viết về thể loại nào đi nữa, những trang viết của ông vẫn luôn ngời sáng lên tấm lòng yêu nước sâu sắc và có thể nói bài thơ Đập đá ở Côn Lôn là một trong số những sáng tác như thế. Ra đời trong những ngày làm tù nhân lao động khổ sai ở Côn Đảo, bài thơ đã vẽ nên cho chúng ta hình ảnh người chiến sĩ cách mạng với những vẻ đẹp thật đáng quý.

Trước hết, bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sĩ cách mạng với tư thế thật hiên ngang, sừng sững giữa không gian sông núi, vũ trụ bao la, rộng lớn và thái độ lạc quan, tự chủ, coi thường mọi khó khăn, thử thách...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

---------------------HẾT------------------------
 

Trong tuần học thứ 15 Ngữ Văn lớp 8, các em học đến bài Đập đá ở Côn Lôn, cùng với Dàn ý phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn các em thường làm các bài soạn và văn mẫu khác như: Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn ngắn gọnPhân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, Hình ảnh người anh hùng cứu nước qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, Em hãy phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh hay bài Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh;...

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-hinh-tuong-nguoi-chien-si-cach-mang-trong-bai-tho-dap-da-o-con-lon-48669n.aspx
 

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Khái quát đặc sắc Nội dung, nghệ thuật bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Sơ đồ tư duy bài Đập đá ở Côn Lôn
Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh
Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn
Từ khoá liên quan:

dan y hinh tuong nguoi chien si cach mang trong bai tho dap da o con lon

, dan y phan tich hinh tuong nguoi chien si cach mang trong bai tho dap da o con lon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Dàn ý bài văn tả con trâu ở làng quê Việt Nam

    Hướng dẫn trình bày bài văn tả con trâu

    Tả con trâu ở làng quê Việt Nam là một trong những bài văn quen thuộc và phổ biến nhất. Tuy nhiên trước khi đến với bài văn tả con trâu bạn đọc cần phải lập dàn ý bài văn tả con trâu để nắm bắt được những điểm chính và đ ...

Tin Mới