Những hướng dẫn soạn bài Đập đá ở Côn Lôn trang 148 SGK Ngữ văn 8 tập 1 sẽ là những gợi ý hữu ích hỗ trợ em trong quá trình tìm hiểu giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm đồng thời cảm nhận về hình ảnh những nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX với tư thế lẫm liệt, ngang tàn, hiên ngang.
Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn
1. Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn, Ngắn 1
Câu 1
Trong thời gian bị giam cầm tại Côn Lôn, tù nhân phải lao động khổ sai, làm công việc khai thác đá.
- Không gian: Nơi đảo xa, ngăn cách với thế giới bên ngoài, xung quanh chỉ có biển trời mênh mông, núi non hùng vĩ.
- Tính chất công việc: Một công việc vất vả, khó khăn và nguy hiểm.
🡺 Khai thác đá là một công việc nặng nhọc, vất vả, khó khăn, đầy nguy hiểm.
Câu 2
Bốn câu thơ đầu được hiểu theo hai tầng nghĩa: Tầng nghĩa thực và tàng nghĩa ẩn dụ.
- Tầng nghĩa thực miêu tả, gợi lên một cuộc sống lao động khổ sai, làm công việc khai thác đá, vất vả, khó khăn và nguy hiểm.
- Tầng nghĩa ẩn dụ (tượng trưng) 🡪 Gợi lên vẻ đẹp hào hùng, bản lĩnh can trường của những người tù – những sĩ phu yêu nước, tham gia hoạt động cách mạng không may bị cảnh tù đày.
Câu 3
Bốn câu thơ cuối cho thấy tinh thần kiên trung, ý chí sắt đá, nghị lực mạnh mẽ của người anh hùng trong cảnh tù đày.
- Hai câu thơ luận vang lên như một lời khẳng định quyết tâm cố gắng, một lời thề với đất trời, cho dù trong hoàn cảnh tù đày gian khổ cũng không hề khuất phục.
- Phép đối: Tháng ngày – mưa nắng, bảo quản – càng bền, thân sành sỏi – dạ sắt son 🡺 Khẳng định, nhấn mạnh tinh thần kiên trung, bất khuất của người anh hùng.
- Hai câu thơ kết hiện lên những liên tưởng bất ngờ và thú vị với hình ảnh “những kẻ vá trời” 🡺 Tăng thêm nét hào hùng, lãng mạn.
2. Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn, Ngắn 2
Bố cục (đề - thực - luận - kết)
- Hai câu đề : Chí làm trai, khẩu khí mạnh mẽ.
- Hai câu thực : Khí phách, sức mạnh phi thường người chiến sĩ.
- Hai câu luận : Chí khí bền vững.
- Hai câu kết : Chí khí hiên ngang và lòng tự tin, lạc quan.
Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Công việc đập đá của người Côn Đảo :
- Không gian, điều kiện : núi cao hùng vĩ, rộng lớn, nắng gió, việc nặng, ăn uống kham khổ, bị đánh đập.
- Tính chất công việc : bóc lột, khổ sai, đó là nhà tù trần gian.
Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Bốn câu đầu có hai lớp nghĩa :
+ Cảnh đập đá nặng nhọc hành hạ người tù.
+ Người chí sĩ đang biến cái càn khôn vũ trụ, phá tan chướng ngại vật để tiếp bước chặng đường cách mạng (lớp nghĩa tưởng tượng).
- Giá trị nghệ thuật : giọng điệu khoa trương pha chút tự hào, nhịp thơ mạnh.
- Khẩu khí : ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng oai phong, lẫm liệt.
Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân tích bốn câu thơ cuối :
- Ý nghĩa bốn câu thơ : dũng khí hiên ngang và tinh thần tự tin, lạc quan.
- Cách thức biểu hiện :
+ Phép đối : "Tháng ngày bao quả" - "mưa nắng càng bền" ; "thân sành sỏi" - "dạ sắt son".
+ Giọng thơ chắc nịch, mạnh mẽ tỏ rõ khí phách chiến sĩ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đọc bài thơ.
Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX :
- Tình yêu nước mãnh liệt, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước.
- Khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước thử thách.
- Coi thường gian khổ, hiểm nguy.
--------------------HẾT BÀI 1---------------------
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Ôn luyện về dấu câu và cùng với phần Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn
3. Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn, Ngắn 3
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1:
- Không gian và điều kiện làm việc: Đập đá vốn là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Đảo lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt.
- Tính chất công việc : Kẻ thù chọn công việc đập đá công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, hòng khuất phục ý chí của họ.
- Tinh thần của người tù : Đó là tư thế của đấng nam nhi anh hùng!
Câu 2:
Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:
+ Phan Châu Trinh đã miêu tả công việc lao động khổ sai như một chiến công chinh phục của dùng sĩ với sức mạnh phi thường.
+ Đối tượng chinh phục của dũng sĩ "đạp đá" là... "đá" !. Thật đúng là "kì phụng địch thủ" vì "trơ như đá", "rắn mặt như đá" mà !
Câu 3 : Bốn câu thơ toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.
II. LUYỆN TẬP
Cảm nhận của em sau khi đọc và học bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn".
- Không có gì có thể làm họ nản chí. Vẻ đẹp hào hùng của họ biểu hiện trước hết ở khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước những thử thách gian lao.
- Khẩu khí của cả hai bài thơ đều là khẩu khí của những người anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước vào vòng tù ngục. Họ luôn cứng cỏi, vững tin và tiền đồ của đất nước và cách mạng.
--------------------HẾT-----------------------
Chi tiết nội dung phần Soạn bài Dấu ngoặc kép để có sự chuẩn bị tốt cho bài Dấu ngoặc kép.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-dap-da-o-con-lon-39676n.aspx