Đi lễ Đền Bà Chúa Kho là một trong những địa điểm du xuân đầu năm mới mà nhiều người chọn lựa. Đền Bà Chúa Kho giúp bạn tĩnh tâm hơn và cầu may mắn, tài lộc, hạnh phúc. Với các kinh nghiệm đi lễ Đền Bà Chúa Kho đầu năm mới sau đây sẽ là thông tin vô cùng hữu ích dành cho những ai đang chuẩn bị đi du xuân tới Đền Bà Chúa Kho đầu năm này.
Đi lễ Đền Bà Chúa Kho là một điểm đến được du khách yêu thích chọn lựa trong chuyến du xuân đầu năm, nhất là những nhà kinh doanh, buôn bán. Với những kinh nghiệm đi lễ Đền Bà Chúa Kho đầu năm mới sau đây mà chúng tôi tập hợp sẽ giúp bạn có chuyến du xuân lý tưởng.
Đền Bà Chúa Kho là một trong những khu di tích lịch sử nằm ở núi Kho của tỉnh Bắc Ninh được nhiều người biết đến. Bên cạnh đó, Đền Bà Chúa Kho còn là điểm hành hương lý tưởng vào những ngày đầu năm của du khách, nhất là nhà buôn bán, kinh doanh nhằm cầu một năm làm ăn suôn sẻ, phát đạt.
Vào những ngày đầu năm, Đền Bà Chúa Kho là địa điểm mà nhiều người khó có thể bỏ qua. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm đi lễ chùa, đền thì cùng tham khảo kinh nghiệm đi lễ Đền Bà Chúa Kho trong bài viết này.
Kinh nghiệm đi lễ Đền Bà Chúa Kho đầu năm mới
Trang phục
Đền Bà Chúa Kho là một nơi vô cùng linh thiêng và tôn nghiêm nên trang phục bạn chọn để mặc đi lễ chùa cần phải giản dị, kín đáo .... Với bộ đồ màu sắc trang nhã mà bạn mặc sẽ phù hợp khi bạn đi lễ chùa. Với trang phục có nhiều dây dợ, các tà dài, quần áo không kín đóa thì bạn nên tránh, không nên mặc khi đến đền, chùa.
Kinh nghiệm đi lễ đền Bà Chúa Kho
Ngoài ra, bạn nên chọn những đôi giày dép gọn gàng, thể hiện được sự tôn kính. Bởi đi lễ Đền Bà Chúa Kho hay bất cứ chùa, đền nào, bạn cũng đi nhiều, vậy hãy chọn cho mình đôi giày thấp, hạn chế đi đôi giày có gót cao.
Chuẩn bị các lễ vật
Khu vực xung quanh đền Bà Chúa Kho có rất nhiều địa điểm bán lễ vật phong phú nên tới đây, bạn dễ dàng chọn lễ vật để dâng cúng, chẳng hạn như cây tiền, vàng mã, hương, mâm cúng đồ mặn ... Tuy nhiên, nếu bạn không muốn bị chặt chém với giá bán chênh lệch nhiều thì bạn có thể chuẩn bị lễ vật từ nhà, bạn chỉ cần chuẩn bị các lễ vật vừa phải và thành tâm là đã đủ dâng lên Bà Chúa Kho thay vì phải chuẩn bị "mâm cao cỗ đầy". Với những ngày lễ đầu năm này, bạn nên chọn đội lễ lên đầu giúp việc di chuyển dễ dàng hơn.
Kinh nghiệm mua lễ khi đi đền Bà Chúa Kho
Đối với tiền thật, bạn nên bỏ vào trong hòm công đức, thay vì bạn đặt tiền trên bàn thờ hoặc hương án tại chính điện. Đây là cách giúp bạn và mọi du khách không bỏ tiền bừa bãi.
Nghi lễ "vay vốn" Bà Chúa Kho
Nghi lễ "vay vốn" Bà Chúa Kho, trả lễ Bà Chúa Kho là nghi lễ tâm linh nhưng đối với nhiều người, nhất là nhà kinh doanh, buôn bán thì họ rất thành tâm, giữ lời hứa. Những người đi lễ Đền Bà Chúa Kho thì thường ghi trong sớ rõ ràng là vay bao nhiêu, thời gian trả lễ, vay để làm gì. Việc vay trả tùy vào quan niệm của mỗi người, có người vay một trả một, có người vay một trả năm nhưng đã vay thì phải có trả dù bạn làm ăn, buôn bán có được không.
Cầu nguyện và lễ bái
Nhu cầu du xuân đi lễ Đền Bà Chúa Kho, đi lễ chùa Yên Tử, đi lễ chùa Hương ... tăng cao nên dịch vụ cúng thuê cũng phát triển không kém. Dù ban quản lý đã có những cảnh báo khách du lịch không nhờ người khấn nhưng trong đám đông vẫn có những người cúng thuê tồn tại.
Bài khấn đi lễ đền Bà Chúa Kho
Dù bạn đi lễ chùa, lễ đền ở đâu thì bạn chỉ cần có lễ vật, thành tâm cầu nguyện thay vì việc thuê dịch vụ cúng thuê và cầu bình an, cầu công danh hay đến Bà Chúa Kho xin vay vốn để làm ăn cũng như vậy.
Gợi ý sắm lễ Đền Bà Chúa Kho
Lễ đền Bà Chúa Kho gồm những gì? Đồ lễ bái khi đi lễ Đền Bà Chúa Kho có
- Lễ mặn: Bạn dùng đồ mặn như là thịt lợn, thịt gà hay mua đồ chay có hình con gà, chả giò đều được.
- Lễ chay: hương hoa, quả, trà, oản để dâng lên trên ban của Thánh Mẫu.
- Lễ đồ sống: Bạn không được dùng các đồ sống để dâng lên các ban trong Đền Bà Chúa Kho.
- Cỗ Sơn Trang: đặc sản chay ở Việt Nam.
- Lễ thần Thành Hoàng và Thư Điền: dùng đồ chay để tế nhằm lời cầu của bạn được trở thành hiện thực.
- Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu nên chuẩn bị lễ vật quả, oản, hương hoa, gương, lược ...
Cách hạ lễ khi đi lễ Đền Bà Chúa Kho
Công việc dâng lễ lên các ban trong đền Bà Chúa Kho, đọc văn khấn vay tiền bà chúa kho được hoàn thành thì bạn có thể viếng thăm khung cảnh của Đền Bà Chúa Kho. Sau khi một tuần nhang đầu của bạn sắp hết thì bạn nên thắp tuần nhàng nữa rồi vái 3 vái trước mỗi ban thờ. Sau đó, bạn mới được hạ sớ mang đi hóa. Tiếp đó là bạn hạ lễ dâng cúng khác. Việc hạ lễ cũng cần tuân theo trình tự, bạn phải hạ tà ban ngoài tới ban chính mới là đúng. Với những đồ lễ nằm ở ban thờ Cô, thờ Cậu thì bạn hãy để nguyên, không mang về nhà.
Các lưu ý khi đi lễ Đền Bà Chúa Kho
Hướng dẫn đi lễ đền Bà Chúa Kho
Vào những ngày đầu năm, tình trạng đông đúc, tấp nập ở các chùa, đền là không tránh khỏi. Nhân dịp đông đúc này thì có nhiều kẻ xấu lợi dùng chà trộn vào trong dòng người để móc túi nên bạn lưu ý là không mang quá nhiều tiền mặt hay đeo đồ trang sức đắt tiền.
- Bạn luôn giữ túi đeo ở trước ngực. Với du khách mang balo thì không để vật dụng có giá trị trong balo đó.
- Không đếm tiền ở nơi đông người nhằm tránh được cướp giật.
- Mang balo, túi xách theo bên mình trong mọi trường hợp.
Những người đi lễ Đền Bà Chúa Kho đầu năm mới nên có thái độ trang nghiêm, tôn kính nhằm du trì được nét đẹp văn hóa Việt. Như thế, việc cầu mong của bạn mới thành hiện thực được. Chúc bạn có chuyến đi du xuân đầu năm thật ấn tượng.
https://thuthuat.taimienphi.vn/kinh-nghiem-di-le-den-ba-chua-kho-dau-nam-moi-31905n.aspx
Tây Thiên, Vĩnh Phúc là một trong những địa danh thu hút lượng du khách cực kỳ đông vào những ngày đầu năm mới, hàng triệu du khách thập phương đổ về để cầu khấn một năm tốt lành, nếu không có kinh nghiệm đi du lịch Tây Thiên, các bạn cũng đừng dại mà đi nhé, tham khảo kinh nghiệm đi du lịch Tây Thiên mà chúng mình đã chia sẻ để chuyến đi chơi được thành công mỹ mãn hơn.