Kết bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Những mẫu Kết bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh dưới đây sẽ giới thiệu đến các em học sinh một số cách kết bài ngắn gọn, sáng tạo mà vẫn đảm bảo khái quát được nội dung bài phân tích, hoàn thành nhiệm vụ khép lại bài phân tích, cảm nhận.

Kết bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Mục Lục bài viết:
1. Kết bài số 1
2. Kết bài số 2
3. Kết bài số 3
4. Kết bài số 4
5. Kết bài số 5

ket bai tuyen ngon doc lap cua ho chi minh
5 cách kết bài tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

 

1. Kết bài 1

Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện có giá trị lịch sử vô giá thông qua việc tuyên bố kết thúc sự đô hộ, lật đổ ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến đối với nhân dân ta và khẳng định nền độc lập, dân chủ, tự do thiêng liêng của dân tộc cũng như ý chí, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng sau các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trường kì và gian khổ. Đồng thời, tác phẩm còn là một “áng văn chính luận mẫu mực” thông qua lập luận chặt chẽ, logic, luận điểm rõ ràng, lí lẽ sắc sảo, đanh thép và dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục cùng giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn.
 

2. Kết bài 2

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định “Tuyên ngôn độc lập” là tác phẩm khẳng định thành quả đấu tranh cách mạng và lí tưởng giải phóng, bảo vệ dân tộc cũng như tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Lời tuyên bố dõng dạc “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” trước đồng bào cả nước cũng như thế giới về quyền độc lập, dân chủ mà quân và dân ta vừa giành được sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và ý chí quyết tâm bảo vệ bầu trời hòa bình chính, tự do chính là sự kế thừa, nối tiếp và phát triển một cách toàn diện chiều sâu tư tưởng cốt lõi về chủ quyền, độc lập dân tộc từng xuất hiện trong hai tác phẩm “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt và “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi. 
 

3. Kết bài 3

Qua nghệ thuật lập luận logic, hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc lí lẽ sắc sảo kết hợp tính chặt chẽ trong suy luận và diễn đạt, bản “Tuyên ngôn độc lập” đã nhấn mạnh tinh thần độc lập, tự do cũng như ý chí quyết tâm bảo vệ nền hòa bình, dân chủ của nhân dân ta. Đồng thời, văn kiện có ý nghĩa lịch sử vô giá này còn làm nổi bật nhãn quan chính trị sắc bén cùng tư duy, văn phong chính luận mạch lạc của tác giả. Đây chính là những yếu tố khẳng định sự thành công về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời thể hiện rõ nét cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lập luận, lí lẽ và ngôn từ. 
 

4. Kết bài 4

Như vậy, “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là “áng văn chính luận mẫu mực” kết tinh giá trị lịch sử cũng như giá trị văn học với ý nghĩa sâu sắc, độc đáo. Trước hết, đây là lời tuyên bố trước kẻ thù xâm lược nói riêng và nhân dân thế giới nói chung về nền độc lập, dân chủ, tự do của dân tộc Việt Nam sau khi lật đổ ách áp bức bóc lột của phong kiến, đế quốc, thực dân, phát xít; là sự khẳng định đầy tự hào của một dân tộc vượt thoát những “đêm trường nô lệ” để vươn mình “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” một cách ngang hàng, bình đẳng. Đồng thời, tác phẩm còn thể hiện rõ sự phát huy tinh thần yêu nước cùng quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do - sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình lịch sử nước ta.
 

5. Kết bài 5

Như vậy, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử có ý nghĩa, tầm vóc và sứ mệnh tuyên bố, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, dân chủ, tự do mở ra đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau chiến thắng vang dội của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Ra đời gắn liền với sự kiện trọng đại của dân tộc, tác phẩm đã nối tiếp, kế thừa tư tưởng về chủ quyền, lãnh thổ của các áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ như “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt), “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi), đồng thời phát triển, nâng tầm, mở rộng các vấn đề liên quan đến độc lập dân tộc bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất văn chương và chất chính luận.

--------------------HẾT---------------------------

Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các em cách viết Kết bài tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 12 khác như: Kết bài bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; Kết bài bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu; Kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm; Kết bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh; Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh; ...

https://thuthuat.taimienphi.vn/ket-bai-tuyen-ngon-doc-lap-cua-ho-chi-minh-54470n.aspx
 

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dàn ý phân tích cơ sở thực tế bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập, Phần Tác giả
Phân tích phần cuối của bản Tuyên ngôn độc lập
Dàn ý chứng minh tính chính luận mẫu mực trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Từ khoá liên quan:

ket bai tuyen ngon doc lap cua ho chi minh

, mo bai va ket bai tuyen ngon doc lap cua ho chi minh, tong hop cac cach ket bai cho tac pham tuyen ngon doc lap,

SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án bài Tuyên ngôn độc lập

    Tài liệu giáo án Ngữ Văn lớp 12

    Giáo án bài Tuyên ngôn độc lập là tài liệu giảng dạy giúp các thầy cô có thêm gợi ý cho bài giảng, giúp bài giảng trở nên phong phú, thú vị và truyền tải được những tư tưởng giá trị đến các em học sinh.

Tin Mới