Các biến không có gì khác ngoài các vị trí bộ nhớ dành riêng để lưu trữ các giá trị. Tức là khi tạo một biến, bạn sẽ phải dành một số không gian trong bộ nhớ. Để tìm hiểu rõ hơn về Java, các kiểu dữ liệu cơ bản trong Java, bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.
Nếu đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến Java, các kiểu dữ liệu cơ bản trong Java, bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.
Dựa trên kiểu dữ liệu của biến, hệ điều hành phân bổ bộ nhớ và quyết định lưu trữ những gì trong bộ nhớ đó. Vì vậy bằng cách gán các kiểu dữ liệu khác nhau cho biến, bạn có thể lưu trữ số nguyên, số thập phân hoặc các ký tự trong các biến này.
Java - Các kiểu dữ liệu cơ bản
2 kiểu dữ liệu cơ bản Java bao gồm:
- Các kiểu dữ liệu cơ sở (Primitive).
- Các loại dữ liệu tham khảo / đối tượng
Các kiểu dữ liệu cơ sở (Primitive)
Kiểu dữ liệu cơ sở là một trong 2 kiểu dữ liệu cơ bản trong Java. Có 8 kiểu dữ liệu cơ sở được Java hỗ trợ. Các kiểu dữ liệu cơ sở được ngôn ngữ xác định trước bởi và được định danh bằng một từ khóa. Dưới đây là chi tiết 8 kiểu dữ liệu cơ sở trong Java.
Kiểu dữ liệu byte:
- Kiểu dữ liệu byte dùng để lưu dữ liệu kiểu số nguyên có kích thước 1 byte (8 bit)
- Giá trị nhỏ nhất là -128 (-2^7).
- Giá trị lớn nhất là 127 (2^7 -1).
- Giá trị mặc định là 0.
- Kiểu dữ liệu byte được sử dụng để tiết kiệm không gian trống trong các mảng lớn, chủ yếu là các số nguyên vì 1 byte nhỏ hơn gấp 4 lần 1 số nguyên.
Ví dụ byte a= 100, byte b = -5.
Kiểu dữ liệu short:
- Kiểu dữ liệu short dùng để biểu diễn số nguyên 16 bit (2 byte).
- Giá trị nhỏ nhất là -32,768 (-2^15).
- Giá trị lớn nhất là 32,767 (2^15 -1).
- Kiểu dữ liệu short cũng có thể được sử dụng để lưu bộ nhớ như kiểu dữ liệu byte. Một short nhỏ hơn gấp 2 lần so với số nguyên.
- Giá trị mặc định là 0.
Ví dụ: short s = 10000, short r = -20000.
Kiểu dữ liệu int:
- Biểu diễn số nguyên có kích thước 32bit.
- Giá trị nhỏ nhất là - 2,147,483,648 (-2^31).
- Giá trị lớn nhất là 2,147,483,647 (2^31 -1).
- Kiểu dữ liệu int được sử dụng làm kiểu dữ liệu mặc định cho các giá trị nguyên.
- Giá trị mặc định là 0.
Ví dụ: int a = 100000, int b = -200000.
Kiểu dữ liệu long:
- Biểu diễn số nguyên có kích thước lên đến 64 bit (8 byte).
- Giá trị nhỏ nhất là -9,223,372,036,854,775,808( -2^63).
- Giá trị lớn nhất là 9,223,372,036,854,775 ( 2^63 -1).
- Kiểu dữ liệu này được sử dụng khi cần một dải giá trị rộng hơn int.
- Giá trị mặc định là 0L.
Ví dụ: long a = 100000L, long b = -200000L
Kiểu dữ liệu float:
- Biểu diễn một số thực có kích thước 32 bit.
- Kiểu dữ liệu float được sử dụng chủ yếu để lưu bộ nhớ trong các mảng rộng.
- Giá trị mặc định là 0.0f.
- Kiểu dữ liệu float không bao giờ được sử dụng cho các giá trị chính xác như currency.
Kiểu dữ liệu double:
- Biểu diễn số thực có kích thước 64 bit.
- Kiểu dữ liệu này được sử dụng làm kiểu dữ liệu mặc định cho các giá trị hệ thập phân.
- Kiểu dữ liệu double không bao giờ được sử dụng cho các giá trị chính xác như currency.
- Giá trị mặc định là 0.0d.
Ví dụ: double d1 = 123.4.
Kiểu dữ liệu Boolean:
- Kiểu dữ liệu Boolean đại diện cho 1 bit thông tin.
- Chỉ có 2 giá trị là True và False.
- Kiểu dữ liệu này được sử dụng cho flag đơn giản theo dõi các điều kiện đúng / sai.
- Giá trị mặc định là False.
Ví dụ: boolean 1 = true.
Kiểu dữ liệu char:
- Lưu trữ các số nguyên không âm có kích thước 16 bit.
- Giá trị nhỏ nhất là '\u0000' (hoặc 0).
- Giá trị lớn nhất là '\uffff' (hoặc 65,535).
- Kiểu dữ liệu char được sử dụng để lưu trữ các ký tự.
Ví dụ: char letterA = 'A'.
Các dữ liệu tham khảo trong Java
Các biến tham khảo được tạo bằng cách sử dụng constructor đã được định nghĩa của các lớp. Chúng được sử dụng để truy cập các đối tượng. Các biến này được khai báo trong một kiểu khai báo cụ thể mà không thể thay đổi được. Ví dụ như Employee, Puppy, ....
Các lớp đối tượng và các kiểu biến của biến mảng được tham chiếu trong kiểu dữ liệu tham khảo.
Giá trị mặc định của các biến tham khảo là null.
Một biến tham khảo có thể được sử dụng để tham chiếu tới bất kỳ đối tượng nào trong kiểu được khai báo hoặc bất kỳ kiểu khai báo nào tương thích.
Ví dụ: Animal animal = new Animal("giraffe");
Literal trong Java
Một Literal là một mã nguồn biểu diễn một giá trị cố định. Chúng được biểu diễn trực tiếp trong mã mà không cần sử dụng bất kỳ kỹ thuật tính toán nào.
Literal có thể được gán cho biến cơ sở bất kỳ. Ví dụ:
byte a = 68;
char a = 'A'
byte, int, long và short có thể được biểu diễn trong hệ thập phân (cơ số 10), hệ thập lục phân (cơ số 16), hoặc hệ bát phân (cơ số 8).
Tiền tố 0 được sử dụng để chỉ hệ bát phân, và tiền tố 0x để chỉ hệ cơ số 16, khi sử dụng những hệ cơ số này cho các literal. Ví dụ:
int decimal = 100;
int octal = 0144;
int hexa = 0x64;
String và Char Literal trong Java được xác định giống như trong hầu hết các ngôn ngữ khác, bằng cách đặt một chuỗi ký tự liên tục trong dấu ngoặc kép. Ví dụ về string literal:
"Hello World"
"two\nlines"
"\"This is in quotes\""
String literal trong Java có thể chứa bất kỳ ký tự Unicode nào.
Ví dụ:
char a = '\u0001';
String a = "\u0001";
Ngôn ngữ Java cũng hỗ trợ một số dãy ký tự thoát (escape sequence) cho String và Char Literal:
https://thuthuat.taimienphi.vn/java-cac-kieu-du-lieu-co-ban-32365n.aspx
Bài viết trên Taimienphi.vn vừa điểm qua cho bạn các thông tin về Java, các dữ liệu cơ bản trong Java. Để nắm rõ hơn về ngôn ngữ Java, bạn có thể tìm hiểu hướng dẫn cơ bản về Ngôn ngữ Java để bắt đầu từ những bước cơ bản nhất. Nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần bổ sung, bạn có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.