Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Trong cuộc sống chúng ta thường nghe thấy câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Vậy Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là gì? Ông cha ta muốn giáo dục chúng ta điều gì qua câu tục ngữ này. Các em hãy cùng tham khảo bài Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây để tìm hiểu về ý nghĩa cũng như rút ra bài học nhận thức cho bản thân nhé.

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

giai thich cau tuc ngu an qua nho ke trong cay

Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 

I. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

1. Mở bài

Dẫn dắt đến câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

2. Thân bài

* Khái quát ý nghĩa câu tục ngữ (Câu tục ngữ bàn đến vấn đề gì?)
- Bài học sâu sắc về đạo đức: Cần ghi nhớ, biết ơn đối với những người có công lao gây dựng, người mang đến cho chúng ta những thành quả ngọt ngào.

* Cắt nghĩa câu nói (Giải thích những ‘từ khóa’ quan trọng trong câu tục ngữ):
- “ăn quả”: là những thành quả, thành tựu mà chúng ta được hưởng thụ
- “nhớ” hành động biết ơn, trân trọng đối với công lao của những người gây dựng thành quả ấy.
- “người trồng cây” những người có công lao gây dựng, làm ra thành quả...(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây chi tiết tại đây.

 

II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Lòng yêu nước, lòng hiếu thảo, lòng thủy chung...luôn là những thứ tình cảm cao đẹp cần được lưu giữ của con người. Và lòng biết ơn từ xưa đến nay đã trở thành một truyền thống của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đạo đức này được thể hiện rõ qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Câu tục ngữ như một lời khuyên răn, bài học đạo đức đối với mỗi chúng ta. Nói về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói đến sự biết ơn của người trồng ra cây đó đối với những người ăn trái ngon, quả ngọt. Khi chúng ta thưởng thức những trái ngon ngọt, hãy nhớ đến những người đã chăm sóc, đã vun xới để có được thành quả như hôm nay. Từ hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng đó, mở rộng ra, câu tục ngữ muốn ta hiểu hơn về lòng biết ơn đối với con người trong cuộc sống. Hãy luôn biết ơn những người lao động, những người thừa hưởng thành quả lao động phải luôn biết trân trọng và biết ơn. Hay nói một cách khác là ta cần biết ơn đối với những người đã đem lại cho ta cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Câu tục ngữ như có ý khuyên răn con người nên thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống. Vậy tại sao khi "ăn quả" chúng ta cần nhớ tới "kẻ trồng cây"? Bởi những gì chúng ta đang hưởng thụ không phải ngẫu nhiên mà có được. Đó đều là do những công sức, những đóng góp về cả vật chất và tinh thần của một cá nhân hay tập thể làm nên. Chúng ta được sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng, được có những quyền cơ bản của một con người, được phát triển một cách toàn diện. Đó đều là nhờ công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Đến trường, ta được tiếp cận với những nền tri thức mới, được mở mang hiểu biết, đó đều là nhờ công sức của những thầy cô giáo, những người chèo đò chở chúng ta cập bến bờ tri thức. Rồi đó còn là những con người khác trong xã hội. Họ là bác sĩ, những người chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho chúng ta. Họ là những người công nhân, kĩ sư đang ngày đêm miệt mài làm việc để đem lại thành quả cho mọi người. Họ là những cô lao công vẫn cặm cụi đêm ngày làm vệ sinh môi trường để chúng ta có cuộc sống trong lành, không khí tuyệt vời. Hay họ là những anh bộ đội, chiến sĩ đang ngày đêm canh gác để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tự do, độc lập cho dân tộc... Họ đều là những con người bình thường nhưng mang những nhiệm vụ phi thường. Họ đã mang cả trí tuệ, sức khỏe và cả tinh thần để cống hiến cho đất nước ngày một tươi đẹp hơn. Chúng ta phải nhớ tới họ, phải biết ơn họ vì đây chính là những truyền thống văn hóa, nét đẹp tinh thần không thể thiếu của con người, dân tộc Việt Nam.

Để thể hiện lòng biết ơn, có rất nhiều cách khác nhau: Tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã có công với đất nước, những thương binh đã chiến đấu vì Tổ quốc, hằng năm chúng ta có ngày 27/7 để thể hiện lòng biết ơn. Một việc làm nhỏ như thắp một nén nhang, cài một bông hoa để tưởng nhớ những liệt sĩ cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn. Nhà nước ta cũng đã có những chủ trương, chính sách đối với những người có công với đất nước để thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với họ. Ngày 27/2 hàng năm được chọn là ngày tri ân đối với những người thầy thuốc Việt Nam. Họ là những con người dùng cái tâm, cái đức của mình để chăm lo sức khỏe cho mọi người. Một lời chúc ý nghĩa như một sự tri ân đến với những người thầy thuốc tận tâm. Ngày 20/11 lại được biết đến như ngày tri ân đối với các thầy cô giáo, những người đã dốc hết tâm trí và tài năng của mình để mang kho tàng tri thức đến với các học sinh. Ngày 22/12 lại là ngày Quân đội nhân dân để thể hiện sự biết ơn đối với những người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Ngày 8/3, 20/10 là những ngày chúng ta tri ân những người phụ nữ Việt Nam, những người bà, những người mẹ, những chị gái, những em gái... đã hi sinh cả cuộc đời để trở thành hậu phương vững chắc của mỗi gia đình... Còn nhiều, nhiều những công việc, những con người nữa chưa được nhớ mặt đặt tên, chưa có cho mình một ngày kỉ niệm. Vậy chúng ta hãy thể hiện sự biết ơn của mình đối với họ trong những ngày bình thường nhất, cho những con người phi thường nhất.

Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một bài học quý giá đối với mỗi con người. Chúng ta là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, những thế hệ tương lai của đất nước, hãy nhắc nhở nhau cùng giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp này của đất nước để nó trở thành một nét đẹp trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam.

---------------------HẾT----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-thich-cau-tuc-ngu-an-qua-nho-ke-trong-cay-44921n.aspx
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là câu tục ngữ cũng như một lời giáo huấn sâu sắc, bên cạnh bài làm văn Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, học sinh và giáo viên tham khảo thêm các bài văn mẫu khác như Chứng minh tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây, hay các bài làm văn về ca dao tục ngữ khác như Giải thích câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân", Chứng minh câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công. Rất nhiều những dạng văn mẫu hay hi vọng sẽ giúp cho các bạn có những tài liệu học tập và trau dồi kiến thức làm văn hiệu quả nhất.

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (3.9★- 11 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nghị luận xã hội về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non
Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng
Mệnh thủy trồng cây gì?
Dàn ý tả cây nhãn
Từ khoá liên quan:

giai thich cau tuc ngu an qua nho ke trong cay

, chung minh cau tuc ngu an qua nho ke trong cay, viet doan van giai thich cau tuc ngu an qua nho ke trong cay,

SOFT LIÊN QUAN
  • Chứng minh tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    Bài văn mẫu hay về câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    Với những hiểu biết sâu sắc và cách diễn đạt dễ hiểu của người viết, bài văn mẫu Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích, đồng hành cùng các em trong quá trình lĩnh hội phầ ...

Tin Mới