Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng

Qua Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go, chúng ta sẽ được thấy một tình cảm mẫu tử gắn bó, thiêng liêng và vô cùng sâu sắc của em bé và mẹ của mình. Em bé sẵn sàng từ bỏ mọi lời mời ngao du chỉ để được ở bên cạnh mẹ của mình.

Đề bài: Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng

Mục lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

doan van neu cam nhan cua em ve tinh mau tu qua bai tho may va song

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng


I. Dàn ý Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng (Chuẩn)

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và tình mẫu tử trong tác phẩm Mây và sóng.

2. Thân đoạn:

a. Em bé từ chối lời mời của "người trên mây" và chơi trò chơi thú vị cùng mẹ:

- Em bé được "người trong mây" vẫy gọi đi du hành để ngắm "bình minh vàng", "vầng trăng bạc".
- Điều này khiến em bé vô cùng háo hức, mong muốn được đi để khám phá.
- Thế nhưng khi biết phải tới "nơi tận cùng của trái đất" và phải xa mẹ, em bé đã lập tức từ chối "mẹ mình đang đợi ở nhà"
- Em bé không muốn xa mẹ, và trở về nhà, hai mẹ con đã cùng chơi trò chơi "con là mây, và mẹ sẽ là trăng".
- Trò chơi thú vị, em bé được "ôm mẹ", được khám phá những điều mới mẻ trong chính ngôi nhà của mình.

b. Em bé từ chối lời mời của "người trong sóng" và chơi trò chơi cùng mẹ:

- Lần thứ hai, em lại được "người trong sóng" rủ đi "ngao du nơi này nơi nọ"
- Em bé vô cùng thích thú, hỏi "người trong sóng" cách để ra được đó.
- Khi nhận được câu trả lời, phải "đến rìa biển cả", phải rời xa mẹ của mình thì em bé đã lần nữa từ chối lời mời của "người trong sóng".
- Bởi vì em luôn nghe lời mẹ, và không muốn mẹ buồn "buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà".
- Trở về nhà, em và mẹ lại cùng chơi trò chơi mới "con là sóng, và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ".
- Cùng mẹ chơi, em đã sà vào lòng mẹ, được "vỡ tan" trong tình yêu thương của mẹ.

c. Đánh giá nội dung, nghệ thuật:

- Nội dung: Em bé đối với mẹ bằng tình cảm tha thiết, yêu thương vô bờ. Với em, chỉ cần có mẹ ở bên thì đó là niềm vui, hạnh phúc nhất.

- Nghệ thuật:
+ Dựng lên câu chuyện bằng hình thức đối thoại lồng kể chuyện qua lời kể của em bé
+ Hình ảnh thiên nhiên trong tác phẩm rất đẹp và giàu ý nghĩa.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định vẻ đẹp của tình mẫu tử


II. Những Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng hay nhất


1. Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng, mẫu 1 (Chuẩn)

Ta - go là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Tác phẩm "Mây và sóng" được ông viết vào năm 1909, thể hiện thấm thía tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và con thông qua hình ảnh của một em bé và cuộc đối thoại với những người bạn trên mây và trong sóng. Những đứa trẻ thơ luôn khao khát được khám phá thế giới rộng lớn, được đi xa, vậy nên khi "trên mây có người gọi" em bé đi chơi, để "chơi với bình minh vàng", "chơi với vầng trăng bạc", em bé đã vô cùng háo hức, hỏi cách thức để được du hành. Sau khi nhận được câu trả lời "hãy đi đến tận cùng trái đất" để được đi chơi, khám phá thì em bé lại nghĩ về mẹ. Em nghĩ rằng mình không thể xa mẹ nên đã chọn cách từ chối. Em bé chọn ở lại cùng mẹ và cùng mẹ chơi những trò chơi "thú vị hơn": "con là mây và mẹ sẽ là trăng". Vậy là thay vì đi xa, em lại chọn bên mẹ "ôm mẹ" và khám phá điều hay trong chính ngôi nhà của mình. Nơi nào có mẹ thì nơi đó có niềm vui, hạnh phúc. Khi em bé đứng trước biển, lại có người "trong sóng" cất tiếng"gọi" em bé đi chơi, "ngao du nơi này nơi nọ" khiến em bé vô cùng tò mò và hứng thú. Nhưng khi biết phải "đi tới rìa biển cả", xa mẹ của mình thì em lại chọn lựa nghe theo lời mẹ, không muốn mẹ phải buồn "buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà". Và thế là thay vì lựa chọn ra đi, em bé lại trở về trong vòng tay của mẹ, chơi trò chơi "con sóng" và "bến bờ kì lạ" để được "lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Có thể nói rằng, em bé có một tình yêu mẹ vô cùng tha thiết. Em lựa chọn bỏ qua tất cả những thú vui ngoài kia để được sà vào lòng mẹ, được mẹ ôm ấp, cùng mẹ khám phá thế gian nhỏ bé bên cạnh mình. Đó cũng là sức mạnh của tình mẫu tử, giúp ta vượt qua những cám dỗ của cuộc đời. Thông qua những đoạn đối thoại lồng cùng lời kể của em bé với những hình ảnh thiên nhiên đẹp và ý nghĩa, nhà thơ Ta-go đã ngợi ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt của con người. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của một con người và nó đã được thể hiện rất thấm thía qua tác phẩm Mây và sóng của nhà thơ Ấn Độ Ta-go.


2. Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng, mẫu 2 (Chuẩn)

Tình cảm mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của mỗi con người. Bằng việc dựng lên cuộc đối thoại tưởng tượng của một em bé với những người sống trên mây và sóng, nhà thơ Ta-go của Ấn Độ đã cho ta thấy được tình mẹ con thấm thía, thiêng liêng và tha thiết vô cùng. Câu chuyện mở ra bằng tiếng gọi mẹ lồng trong đó là lời kể của em bé khi được người "trong mây" vẫy gọi đi chơi. Là một đứa trẻ, em bé vô cùng háo hức được khám phá những "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" mà "người trong mây" kể. Nhưng khi nghe tới phải "đến nơi tận cùng của trái đất", rời xa mẹ của mình thì ngay lập tức, em bé đã từ chối không do dự "mẹ mình đang đợi ở nhà". Và thế là thay bằng việc một mình đi chơi xa, khám phá thế giới, em bé chọn ở nhà cùng mẹ, cùng mẹ chơi trò "con là mây và mẹ sẽ là trăng" để được "ôm lấy mẹ" và khám phá những điều mới mẻ ngay trong căn nhà của mình. Và khi em bé đứng trước biển cả, được "người trong sóng" vẫy gọi đi "ngao du nơi này nơi nọ", em bé vô cùng sung sướng, háo hức, muốn được đi để tìm hiểu thế giới. Nhưng khi nghe tới phải đi tới tận "rìa biển cả" và phải xa mẹ của mình, em bé lại lần nữa từ chối bởi em không muốn mẹ buồn "buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà". Trở về nhà, em lại cùng mẹ tìm ra trò chơi mới "con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ", em lại được "lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan trong lòng mẹ". Dù trong hoàn cảnh nào, em bé cũng luôn ghi nhớ lời mẹ dặn và mong muốn được trở về trong vòng tay của mẹ. Với em, chỉ cần có mẹ, được ở bên mẹ, đó đã là niềm vui vô bờ. Đó là mình chứng cho tình mẫu tử thiêng liêng của hai mẹ con. Bằng những đoạn đối thoại thủ thỉ chân tình của em bé cùng những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, nhà thơ Ta-go đã cho ta thấy được tình cảm mẹ con tha thiết, thiêng liêng vô bờ của một em bé dành cho mẹ của mình. Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất trong cuộc sống của chúng ta.


3. Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng, mẫu 3 (Chuẩn)

Bằng việc dựng lên một đoạn đối thoại tưởng tượng của một em bé với người trên mây và sóng trong tác phẩm "Mây và sóng", nhà thơ Ta-go đã cho ta thấy tình cảm mẹ con thiêng liêng vô bờ của em bé và mẹ của mình. Mở đầu đoạn đối thoại là tiếng của người "trên mây" vẫy gọi em bé đi ngao du cùng mình để ngắm "bình minh vàng", "vầng trăng bạc". Em bé vô cùng háo hức, muốn được đi cùng ngay để khám phá thế giới. Nhưng khi nghe thấy phải đi tới nơi "tận cùng của trái đất" và đồng thời phải rời xa mẹ của mẹ, em bé đã ngay lập tức từ chối "người trên mây" bởi vì "mẹ mình đang đợi ở nhà". Em không muốn phải rời xa mẹ, dù đó có là việc khiến em vô cùng thích thú đi chăng nữa. Em trở về nhà với mẹ, cùng mẹ chơi trò chơi "con là mây, và mẹ sẽ là trăng". Em "ôm mẹ" và cùng mẹ khám phá những điều mới lạ dưới mái nhà của mình. Lần thứ hai, em nhận được lời mời từ những "người trong sóng". Họ gọi em đi ngao du "nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao". Em cũng vô cùng thích thú thế nhưng muốn làm được điều đó, em phải tới "rìa biển cả" và buộc phải xa rời mẹ của mình. Chính vì thế, em bé đã từ chối bởi vi em không muốn mẹ buồn lòng vì em: "buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà". Em bé trở về nhà, tuy không được ngao du cùng "người trong sóng" nhưng em và mẹ đã cùng chơi một trò chơi thú vị "con là sóng, và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ", "con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Với em bé, nơi nào có mẹ thì chắc chắn nơi đó có những niềm vui, niềm hạnh phúc. Vì vậy, em luôn lựa chọn được trở về cùng mẹ, từ chối mọi lời mời hấp dẫn ngao du khắp chốn, em chỉ muốn được "ôm mẹ", được "vỡ tan vào lòng mẹ" mà thôi. Đó là tình cảm tha thiết, mãnh liệt mà em bé dành cho mẹ của mình. Thông qua những lời đối thoại thủ thỉ trong tưởng tượng của em bé với những người trong "mây và sóng", nhà thơ Ta-go đã cho ta thấy một tình cảm mẫu tử thiêng liêng và tha thiết tới nhường nào! Tình cảm mẹ con là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của mỗi con người chúng ta.

---------------HẾT--------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-neu-cam-nhan-cua-em-ve-tinh-mau-tu-qua-bai-tho-may-va-song-69657n.aspx
Để tìm hiểu tác phẩm Mây và sóng của nhà thơ Ta-go cũng như những ý nghĩa, những vẻ đẹp và những hình tượng trong đó, mời các bạn tìm đọc các bài viết khác tại Thuthuat.Taimienphi.vn như: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng, Phân tích bài thơ Mây và sóng, Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng, Bình giảng bài thơ Mây và sóng.

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận về đoạn thơ sau trích trong bài thơ Sóng: "Con sóng dưới lòng sâu... Cả trong mơ còn thức"
Phân tích tình mẫu tử trong bài Mây và sóng của Ta-go hay, ngắn gọn
Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng hay nhất
Dàn ý cảm nhận bài thơ Mây và sóng của Ta-go
Từ khoá liên quan:

doan van neu cam nhan cua em ve tinh mau tu qua bai tho may va song

, doan van ghi lai cam xuc ve bai tho may va song, viet doan van ve tinh mau tu qua bai may va song lop 6,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Mây và sóng

    Để học tốt ngữ văn lớp 9

    Những mẫu văn Phân tích bài thơ Mây và sóng dưới đây sẽ là những gợi mở và định hướng quan trọng cho các em học sinh trong quá trình em tìm hiểu và phân tích nội dung, nghệ thuật tác phẩm thơ ca đặc sắc về tình mẫu tử thiêng liêng của đại thi hào Ấn Độ R.Ta-go này.

Tin Mới