Nếu các em chưa biết cách xây dựng và triển khai các ý chính trong dàn ý Tinh thần yêu nước trong Phò giá về kinh như thế nào cho đúng trình tự, đầy đủ, vậy em có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để chủ động hoàn thành yêu cầu này cho hoàn chỉnh hơn.
Dàn ý Tinh thần yêu nước trong Phò giá về kinh
I. Dàn ý Tinh thần yêu nước trong Phò giá về kinh (Chuẩn)
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Trần Quang Khải: Là người "văn võ song toàn", không chỉ có công lớn trong công cuộc đánh đuổi quân Mông - Nguyên mà còn là nhà thơ với những bài thơ đặc sắc
- Giới thiệu vài nét về Phò giá về kinh (Tụng giá hòa kinh sư) và nêu vấn đề cần nghị luận: Tinh thần yêu nước
2. Thân bài
* Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)
- "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
- Nhịp điệu câu thơ nhanh, dồn dập như mệnh lệnh trong quân đội
- Phép liệt kê hai trận thắng, hai địa danh vinh quang
=> Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh
* Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)
- Nhịp thơ khoan thai như lời nhắn nhủ: Cần bắt tay vào xây dựng cơ đồ, bồi đắp non sông để mãi vững bền đến nghìn thu
- "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"
=> Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba
=> Bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng
3. Kết bài
- Khẳng định lại nội dung tư tưởng tác phẩm
- Nêu suy nghĩ, đánh giá của bản thân.
II. Bài văn mẫuTinh thần yêu nước trong Phò giá về kinh (Chuẩn)
Trần Quang Khải là một vị tướng tài hoa, được người đời sau ngợi ca là "văn võ song toàn". Ông không chỉ có công lớn trong công cuộc đánh đuổi quân Mông Nguyên khi chúng xâm lược Đại Việt, mà còn là một nhà thơ với những bài thơ đặc sắc. Nhà nghiên cứu Phan Huy Chú nhận xét rằng thơ của Trần Quang Khải rất "thanh thoát, nhàn nhã, sâu xa, lý thú". Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) được ông viết vào khoảng năm 1285, sau khi kinh độ được giải phóng. Nội dung bài thơ đã bộc lộ một tinh thần yêu nước vô cùng cháy bỏng và chí khí lớn lao của một vị tướng tài:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu
Tinh thần yêu nước vốn là một tình cảm đã trở thành truyền thống của con người Việt Nam, trải qua các thời đại, tinh thần yêu nước ấy ngày được bồi đắp và rèn giũa thêm thắm thiết...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Tinh thần yêu nước trong Phò giá về kinh tại đây.
---------------------------HẾT----------------------------
Các em có thể tham khảo thêm các dàn ý mẫu khác để trau dồi thêm các kĩ năng viết dàn ý bài văn nghị luận văn học ngoài Dàn ý Tinh thần yêu nước trong Phò giá về kinh trong tài liệu Những bài văn hay lớp 7 như: Dàn ý phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải; Dàn ý cảm nhận khi đọc bài Phò giá về kinh; Dàn ý phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình trong bài Phò giá về kinh; soạn bài Phò giá về kinh;...
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-tinh-than-yeu-nuoc-trong-pho-gia-ve-kinh-52973n.aspx