Với những hướng dẫn lập dàn ý tả dòng sông quê hương chi tiết, ngắn gọn dưới đây, chúng tôi hi vọng các em học sinh sẽ có thêm tài liệu tham khảo, hỗ trợ em trong việc hoàn thành bài tập viết dàn ý ở nhà, các em đón đọc để biết cách lập dàn ý tốt hơn.
Đề bài: Dàn ý tả dòng sông
Gợi ý:
- Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng "trưa" chiều.
- Các em hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn.
4 bài mẫu Dàn ý tả dòng sông
I. Dàn ý tả dòng sông: Tả sông Sài Gòn:
1. Mở bài
Giới thiệu bao quát:
- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.
- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.
2. Thân bài
* Buổi sớm:
- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.
- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.
- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.
- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.
- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.
* Buổi chiều:
- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.
- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.
- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em:
- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
----------------------HẾT BÀI 1----------------------
Ngoài Dàn ý tả dòng sông, để có kỹ năng tả sông tốt hơn, các em cần tìm hiểu một số bài như Tả cảnh chiều trên sông Hương cũng như Tả cảnh một con sông hay bài Tả con suối quê em nằm trong chương trình Tiếng Việt lớp 5.
II. Dàn ý tả dòng sông quê em, mẫu 2:
1. Mở bài
Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông .......... .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.
2. Thân bài
- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
* Buổi sớm
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
* Buổi trưa
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
* Buổi chiều
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
III. Bài mẫu số 3: Dàn ý tả dòng sông
1. Mở bài
Giới thiệu về dòng sông quê em: Quê em rất đỗi thân thương và bình dị. Em thích nhất là ra bờ sông để ngắm nhìn dòng nước chảy rì rào, để ngâm chân mình dưới dòng nước mát lạnh. Con sông quê em rất đỗi thân thương, em sẽ giới thiệu con sông quê em cho mọi người cùng biết.
2. Thân bài
* Tả khái quát
- Dòng sông dài ngoằn nghèo
- Dòng sông có nước trong veo, chảy rì rào như một điệu nhạc
- Dòng sông nằm cạnh cánh đồng bao la
- Hai bên dòng sông có các cây cỏ um tùm
* Tả chi tiết
- Buổi sáng
+ Mặt trời mọc hòa mình vào dòng sông
+ Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá
+ Tấp nập người qua sông
+ Rồi người làm việc trên sông
+ Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông
- Buổi trưa
+ Nắng dãi trên sông
+ Dòng sông nằm phẳng lặng
+ Những đứa trẻ nghịch ngợm không ngủ trưa ra sông nghịch nước
+ Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa
+ Các mẹ thì tất bật giặt quần áo
* Buổi chiều
- Dòng sông lấp lánh ánh vàng của những vệt nắng cuối ngày
- Bọn trẻ nhỏ nô đùa quanh sông
- Các chú chèo thuyền đi thả lờ để đặt cá
- Màn đêm bắt đầu buôn xuống
* Buổi tối
- Dòng sông chìm trong bóng tối
- Những người đi thả cá, bắt tôm
- Những ánh đèn mập mờ trên sông
- Rồi dòng sông chìm trong giấc ngủ êm đềm
* Lợi ích của dòng sông
- Cung cấp nước sinh hoạt
- Mang lại lương thực thực phẩm
- Điều hòa nguồn nước
- Điều hòa không khí
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về dòng sông: Con sông đã cùng em lớn lên, con sông như một người bạn thời cắp sách của em. Con sông mang lại nhiều lợi ích cho gia đình em và những người trong làng em. Em rất yêu con sông quê em.
IV. Dàn ý tả dòng sông, mẫu 4:
1. Mở bài
Dòng sông em định tả ở đâu, tên gì? (Sông Dinh, thị xã Ninh Hòa).
2. Thân bài
* Tả cảnh bao quát: (giới thiệu sơ lược).
- Sông Dinh chảy qua thị xã Ninh Hoà. Chính từ bãi sông màu mỡ này mà huyện Ninh Hoà xưa kia phát triển thành thị xã ngày nay.
- Toàn cảnh hai bên bờ sông là nhà của cư dân các xã và thị xã. Hai bên bờ lô nhô những rặng dừa xanh mát.
* Tả cảnh chi tiết:
- Sáng sớm: nước sông trong trẻo, có thể nhìn thấy hòn cuội ở ven bờ.
- Trưa: nước sông có màu đục nhờnhờ, một vài thuyền câu cá giăng lưới (nông dân bắt cá đểcải thiện bữa ăn). Nước triều cao, mặt sông nhấp nháy ánh mặt trời.
- Chiều tà: mặt nước sông nhuộm màu vàng đất pha lẫn ánh vàng le lói của mặt trời sắp lặn.
- Hai bên bờ sông: nhà cửa lô nhô, thỉnh thoảng có một bến nước để bà con lấy nước, một vài chị phụ nữ giặt quần áo, một hai chiếc xe bò kéo lấy cát ở bãi sông.
- Chiều tắt nắng, nước triều rút mạnh, đàn cò từ đâu bay đến, chúng đậu ở doi cát, đi lững thững bắt tép tôm.
- Sông đẹp nhất vào độ trưa, khi ánh nắng làm đẹp rặng dừa hai bên bờ và dòng sông óng ánh như có bạc.
* Nêu ích lợi của con sông:
- Con sông đem lại khí hậu mát mẻ cho quê em.
- Con sông là nguồn nước để tưới cho đồng ruộng, nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt.
3. Kết luận:
- Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về dòng sông quê hương.
- Em làm gì đểgiữ gìn cho con sông mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền đểngười dân chung sức giữ gìn bãi sông, nước được sạch.)
V. Bài văn mẫu tả dòng sông
Em sinh ra tại một vùng quê nghèo của tỉnh Quảng Bình, nơi mảnh đất miền Trung đầy nắng gió ấy, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng biết bao cảnh đẹp. Nhưng có lẽ, gắn bó và sâu nặng với em nhất chính là con sông quê hương.
Từ vùng thượng nguồn nơi vùng núi Cô Pi, dòng sông Gianh chảy về với vùng đồng bằng trù phú xanh tươi. Dòng Gianh có chiều dài hơn 160 km, với diện tích hơn 4500 mét vuông. Sông Gianh chảy qua làng tôi thật dịu dàng, tựa như một dải lụa mềm mại. Những buổi sớm tinh mơ, mặt sông bình lặng, làn nước lăn tăn gợn sóng. Nơi hàng cây hai bờ sông, những giọt sương mai đọng lại trong veo, mang những hạt nước tinh túy của đất trời. Một vài chú chim tỉnh giấc sớm, cất tiếng hót líu lo đón chào ngày mới đẹp xinh. Trên cao, những làn mù sương giăng giăng đầy mơ mộng làm dòng sông thêm huyền ảo...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ tả dòng sông tại đây.
--------------------HẾT----------------------
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Tập làm văn: Tả cảnh, Tuần 4, lớp 5 nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Tập làm văn: Tả cảnh - Tuần 4 SGK Tiếng Việt lớp 5.
Tả ngôi trường nơi em đang theo học (lập dàn ý rồi viết thành văn) là một bài học quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-ta-dong-song-39520n.aspx
Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước là bài tập trong SGK tiếng Việt lớp 5 mà các em học sinh lớp 5 gặp phải, với tài liệu lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước lớp 5 sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng biết được lập dàn ý như thế nào, từ đó có ý tưởng lập dàn bài cho bài văn của mình.