Dàn ý phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
1. Mở bài
Sông Đuống được nhắc đến ngay từ nhan đề bài thơ "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm. Con sông ở đây không chỉ là một địa danh mà tác giả muốn nhắc tới mà ở đây con sông là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm.
2. Thân bài
- Con sông Đuống như một nhân vật chứng kiến tất cả mọi sự đổi thay.
- Con sông Đuống làm ranh giới, nhấn mạnh sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại: Quá khứ truyền thống, đẹp đẽ - hiện tại tan tác, đau thương.
- Sông Đuống gợi sự hoài niệm, buồn bã, tấm lòng của tác giả với thực tại.
- Sông Đuống mang cả những khát khao, ước vọng của nhà thơ về tương lai tươi đẹp.
- Sông Đuống hiện lên như một con sông rất chân thực, trữ tình: Nằm nghiêng nghiêng lay động một miền quê.
- Sự gắn bó sâu sắc của dòng sông với cuộc kháng chiến:sông cùng người chiến đấu.
- Dòng sông là minh chứng mạnh mẽ cho tội ác của lũ giặc ngạo mạn.
3. Kết bài
Với sự đối lập ấy, con sông Đuống đã trở thành một hình tượng nghệ thuật đầy độc đáo và thành công.
Xem bài mẫu: Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-hinh-tuong-dong-song-trong-bai-ben-kia-song-duong-cua-hoang-cam-53083n.aspx
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài văn hay lớp 12 bên cạnh dàn ý Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm để hiểu hơn về nội dung, tư tưởng tác phẩm như: Soạn bài Đọc thêm: Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), lớp 12; Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm); Bình giảng bài thơ Bên kia sông Đuống; Cảm nhận về hai đoạn thơ Bên kia sông Đuống và Đất nước; Cảm nhận về bài thơ Bên kia sông Đuống;...