I. Dàn ý Phân tích Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt để thấy được số phận và vẻ đẹp của người lao động
1. Mở bài
- Sơ lược về hai tác giả Tô Hoài và Kim Lân:
+ Tô Hoài là nhà văn lớn có số lượng tác phẩm kỷ lục trong nền văn học Việt Nam. Viết về chủ đề người lao động tiêu biểu nhất của Tô Hoài phải kể đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
+ Kim Lân được mệnh danh là một trong số những bút viết về người nông dân Việt Nam sau cách mạng xuất sắc nhất, Vợ nhặt là tác phẩm ấn tượng với số phận và vẻ đẹp của người nông dân thông qua một cốt truyện độc đáo và kỳ lạ hơn cả.
+ Tuy đều viết về người nông dân, nhưng hai tác giả có lối viết, cách xây dựng cốt truyện với điểm nhấn khác nhau, mà cốt chung nhất vẫn là vẻ đẹp và số phận của người nông dân.
b. Thân bài
* Những nét về số phận người lao động trong hai tác phẩm:
- Vợ chồng A Phủ:
+ Nhân vật Mị: Là phận con dâu gạt nợ, sống như kẻ ở trong nhà, bị bóc lột sức lao động, tê liệt khả năng phản kháng, cuộc sống lao động không nghỉ ngơi, tù túng, nhiều lần có ý định chết nhưng không thành.
+ Nhân vật A Phủ: Mồ côi, bị đem đi đổi gạo, lớn lên lưu lạc ở Hồng Ngài, chỉ vì bảo vệ lẽ phải mà bị phạt vạ, làm người ở cho nhà A Sử trừ nợ, bị bóc lột, vô tình làm mất bò thì bị trói đứng cho đến khi chết, tính mạng như cỏ rác.
- Vợ nhặt:
+ Tràng: Nghèo khó, xấu xí, không lấy được vợ, dân ngụ cư, làm nghề đẩy xe thuê, có một mẹ già.
+ Thị: Người đàn bà khốn khổ bị nạn đói cướp đi tất cả, cong cớn sưng sỉa vì miếng ăn, theo không Tràng về làm vợ cũng vì miếng ăn.
+ Cụ Tứ: Người mẹ nghèo, thương con.
* Những nét về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật:
- Vợ chồng A Phủ:
+ Mị: Đẹp gái, có tài thổi sáo, hiếu thảo, sức sống kiên cường bền bỉ, khao khát sống mãnh liệt, khao khát tự do sâu sắc, dũng cảm đứng lên phản kháng, có ý thức giác ngộ cách mạng. Có lòng thương người sâu sắc, giải cứu A Phủ cũng là tự giải thoát cuộc đời.
+ A Phủ: Có sức mạnh, chăm chỉ, dám đứng lên bảo vệ công lý, có tấm lòng biết ơn, lòng thông cảm cho số phận của Mị, khát vọng sống mãnh liệt, giác ngộ cách mạng và chiến đấu hết mình vì Tổ quốc.
- Vợ nhặt:
+ Tràng: Vô tư, phóng khoáng, biết thông cảm sẻ chia với số phận của thị, cưu mang thị, biết sống có trách nhiệm hơn sau khi có gia đình.
+ Thị: Rũ bỏ vẻ đanh đá chua ngoa thành một người vợ hiền dịu, chăm sóc cho mái ấm.
+ Cụ Tứ hết mực thương con trai, thông cảm cho số phận của thị.
=> Điểm chung của cả 3 nhân vật đều là tấm lòng khát vọng, niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp hơn, niềm tin về một tương lai, tương lai của cách mạng.
3. Kết bài
- Cả Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt đều là những tác phẩm xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với những giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc, phản ánh số phận và vẻ đẹp của con người Việt Nam đặc biệt là tầng lớp nhân dân lao động trong những năm tháng cũ.
- Đồng thời cũng thể hiện được tài năng và phong cách văn học của hai cây bút tài năng trong nền văn học hiện đại Việt Nam là Tô Hoài và Kim Lân.
II. Bài văn mẫu Phân tích Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt để thấy được số phận và vẻ đẹp của người lao động
Kim Lân và Tô Hoài đều là những cây bút nổi tiếng trong nền văn xuôi hiện đại. Tô Hoài là nhà văn lớn có số lượng tác phẩm kỷ lục trong nền văn học Việt Nam. Ông viết về nhiều chủ đề, với số lượng tác phẩm phong phú, đa dạng, để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị lớn. Viết về chủ đề người nông dân tiêu biểu nhất của Tô Hoài phải kể đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ, truyện ngắn xoay quanh cuộc đời nhân vật Mị và A Phủ. Riêng về Kim Lân, ông được mệnh danh là một trong số những bút viết về người nông dân Việt Nam sau cách mạng xuất sắc nhất, mà tiêu biểu nhất là hai tác phẩm Làng và Vợ nhặt, trong đó Vợ nhặt là tác phẩm ấn tượng với số phận và vẻ đẹp của người nông dân thông qua một cốt truyện độc đáo và kỳ lạ hơn cả. Tuy đều viết về người nông dân, nhưng hai tác giả có lối viết, cách xây dựng cốt truyện với điểm nhấn khác nhau, mà cốt chung nhất vẫn là vẻ đẹp và số phận của người nông dân với nhiều điểm tương đồng lẫn những nét rất riêng của hai ngòi bút, làm nên cái hay của hai tác phẩm nổi tiếng.
Trước hết nói về số phận của các nhân vật trong hai câu chuyện. Điểm chung nhất là họ đều là những người nông dân cùng khổ. Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ hai nhân vật tiêu biểu cho số phận cùng khổ ấy là Mị và A Phủ, hai con người không quyền không thế phải chịu vô số bất công trong cuộc đời,...(Còn tiếp)
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-vo-chong-a-phu-va-vo-nhat-de-thay-duoc-so-phan-va-ve-dep-cua-nguoi-lao-dong-47018n.aspx
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt để thấy được số phận và vẻ đẹp của người lao động tại đây.