Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan đầy đủ ý

Thạch Lam là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm ông viết tuy giản dị nhưng luôn mang đến nhiều thông điệp vô cùng ý nghĩa. Hãy cùng tìm hiểu một trong số những truyện ngắn tiêu biểu nhất của ông qua Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan, Ngữ văn 10, học kì II do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!

Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan

dan y phan tich duoi bong hoang lan day du y

Dàn ý phân tích văn bản Dưới bóng hoàng lan ngắn gọn
 

I. Dàn ý phân tích "Dưới bóng hoàng lan" - mẫu số 1:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm "Dưới bóng hoàng lan".
- Nêu cảm nhận, đánh giá khái quát về tác phẩm.
2. Thân bài:
2.1. Chủ đề và nội dung chính của tác phẩm:
2.1.1. Chủ đề:
- Chủ đề tình cảm gia đình -> Nguồn cảm hứng dồi dào, vô tận trong văn học.
- Được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Thanh từ lúc mới trở về cho đến lúc lại phải rời đi.
2.1.2. Nội dung chính:
Truyện kể về một lần về thăm nhà của Thanh - người con xa quê để đi làm ăn trên tỉnh. Những kỉ niệm khi xưa ùa về khiến anh vô cùng xúc động. Không chỉ được ở trong không gian quen thuộc, anh còn được gặp lại người con gái dịu dàng, trong sáng khi xưa từng đi nhặt hoàng lan với mình. Sau vài ngày, anh phải trở lại tỉnh tiếp tục công việc dang dở. Lúc lên đường, anh nửa buồn nửa vui.
2.2. Phân tích nội dung tác phẩm:
2.2.1. Khi Thanh vừa trở về nhà:
- Khung cảnh ngoài nhà:
+ Con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ.
+ Vòm cây mát mẻ che đi cái nắng gắt bên ngoài.
+ Có cả mùi lá tươi non phảng phất trong không khí.
+ Khung cảnh ngập tràn ánh sáng.
+ Không gian yên tĩnh, không dính chút ồn ào của cuộc sống xô bồ ngoài kia.
=> Không gian dịu mát khiến con người cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng.
- Khung cảnh trong nhà:
+ Tối, dịu mát.
+ Cảnh tượng không có gì thay đổi.
+ Yên lặng, trầm tịch.
=> Sự im ắng của không gian quen thuộc khiến Thanh xúc động đến nghẹn họng, mãi mới cất tiếng gọi khẽ: "Bà ơi!".
2.2.2. Trong khoảng thời gian ở nhà:
* Cảm xúc với người bà đáng kính:
- Vui mừng, xúc động khi gặp lại bà:
+ Hình ảnh bà hiện lên với đôi mắt hiền từ, làn tóc trắng, tay chống gậy trúc.
+ Ánh mắt bà nhìn cháu đầy âu yến và mến thương.
-> Sự thân thương khiến Thanh cảm động, mừng rỡ chạy đến bên bà.
- Cảm thấy bản thân mình nhỏ bé so với bà:
+ Sự đối lập giữa hai bà cháu: "Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng".
+ Thanh cảm nhận được sự che chở của bà dành cho mình, dù là lúc nhỏ hay cả bây giờ.
- Xúc động khôn nguôi khi nhận được tình yêu thương của bà:
+ Bà lo lắng khi cháu phải đi bộ giữa trời nắng gắt.
+ Bà phủi giường, sửa chiếu, xếp gối lại để cháu nằm nghỉ trong khi mình đi làm cơm.
+ Nhẹ nhàng buông màn, đuổi muỗi cho cháu như ngày thơ bé.
-> Những hành động ân cần của bà khiến Thanh "ứa nước mắt", xót xa khi bà chỉ có một mình ở nhà.
* Cảm xúc với Nga:
- Bất ngờ khi vừa mới gặp lại:
+ Chăm chú quan sát dáng vẻ xinh xắn của Nga.
+ Cuộc trò chuyện thân thiết gợi lại bao kỉ niệm khi xưa.
- Tình cảm chớm nở trong sáng:
+ Thanh rất hay quan sát, nhìn ngắm dáng vẻ xinh đẹp, dịu dàng của Nga.
+ Hai người đưa nhau đi thăm vườn, rảo bước dưới bóng hoàng lan cao lớn.
+ Sự bày tỏ trực tiếp của Nga: "Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá".
+ Cái nắm tay của hai con người trong không gian ngập tràn hương hoàng lan.
=> Gợi lên sự dịu ngọt trong tâm hồn Thanh.
2.2.3. Khi Thanh rời đi:
- Vali trĩu nặng những thức quà bà cho, Thanh đứng nghe lời khuyên bảo của bà -> Tình yêu thương vô bờ của bà dành cho đứa cháu. Dù có lớn đến đâu thì Thanh vẫn mãi còn "bé quá" trong mắt bà.
- Tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, "nửa buồn nửa vui":
+ Buồn vì phải rời xa chốn quê nhà bình yên, tràn ngập tình yêu.
+ Vui vì biết mình luôn có "nơi mát mẻ sung sướng" để trở về, có một người đợi chờ và nhớ mong mình.
2.2.4. Hình ảnh cây hoàng lan:
- Được lặp đi lặp lại xuyên suốt tác phẩm.
- Tượng trưng cho những người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời Thanh:
+ Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh.
+ Nga - cô gái dịu dàng, thủy chung.
=> Cây hoàng lan là nhân chứng chứng kiến sự trưởng thành của Thanh và Nga, cũng là sự già đi của người bà.
2.3. Đánh giá tác phẩm:
2.3.1. Nội dung:
- Cảm nhận sự bình yên của quê hương.
- Ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, gần gũi.
- Ca ngợi tình yêu trong sáng, thủy chung, đẹp đẽ.
2.3.2. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi mà không kém phần tinh tế.
- Lối kể chuyện nhẹ nhàng, đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
- Giọng văn tha thiết, dịu dàng.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại thông điệp, giá trị mà tác phẩm muốn truyền tải.
- Liên hệ mở rộng.

Dan y phan tich Duoi bong hoang lan

Dàn ý phân tích tác phẩm Dưới bóng hoàng lan đầy đủ, chi tiết, hay nhất

Taimienphi.vn cũng đã biên soạn và tổng hợp các bài văn mẫu khác liên quan tới tác phẩm này như Ý nghĩa nhan đề Dưới bóng hoàng lan; Phân tích Dưới bóng hoàng lan, Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan, các em tham khảo để có thể làm bài dễ dàng, có ý tưởng, trau dồi vốn từ hiệu quả.
 

II. Dàn ý phân tích "Dưới bóng hoàng lan" - mẫu số 2:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm "Dưới bóng hoàng lan".
- Nêu cảm nhận, đánh giá khái quát về tác phẩm.
2. Thân bài:
2.1. Chủ đề và nội dung chính của tác phẩm:
2.1.1. Chủ đề:
- Tình cảm gia đình.
- Giá trị của gia đình đối với mỗi người.
2.1.2. Nội dung chính:
Truyện kể về Thanh - một người con xa quê để đi làm ăn trên tỉnh. Sau khoảng thời gian dài, anh trở về ngôi nhà quen thuộc với người bà thân thương. Những kỉ niệm khi xưa ùa về khiến anh vô cùng xúc động. Không chỉ vậy, anh còn có một mối tình chớm nở rất trong sáng, nhẹ nhàng với Nga - cô bé hàng xóm - nay đã trở thành người thiếu nữ xinh đẹp. Sau vài ngày, anh phải trở lại tỉnh tiếp tục công việc dang dở. Lúc ra đi, anh cảm thấy nửa buồn nửa vui.
2.2. Phân tích nội dung tác phẩm:
2.2.1. Khi Thanh vừa trở về nhà:
- Khung cảnh ngoài nhà:
+ Con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ.
+ Vòm cây mát mẻ che đi cái nắng gắt bên ngoài.
+ Có cả mùi lá tươi non phảng phất trong không khí.
+ Khung cảnh ngập tràn ánh sáng.
+ Không gian yên tĩnh, không dính chút ồn ào của cuộc sống xô bồ ngoài kia.
-> Không gian dịu mát khiến con người cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng.
- Khung cảnh trong nhà:
+ Tối, dịu mát.
+ Cảnh tượng không có gì thay đổi.
+ Yên lặng, trầm tịch.
-> Sự im ắng của không gian quen thuộc khiến Thanh xúc động đến nghẹn họng, mãi mới cất tiếng gọi khẽ: "Bà ơi!".
=> Khi mới trở về, tâm hồn Thanh như được gột rửa, trở nên tươi mới và bình yên hơn.
2.2.2. Trong khoảng thời gian ở nhà:
* Tình cảm với người bà kính yêu:
- Vui mừng, xúc động khi gặp lại bà:
+ Hình ảnh bà hiện lên với đôi mắt hiền từ, làn tóc trắng, tay chống gậy trúc.
+ Ánh mắt bà nhìn cháu đầy âu yến và mến thương.
-> Sự thân thương khiến Thanh cảm động, mừng rỡ chạy đến bên bà.
- Cảm thấy bản thân mình nhỏ bé so với bà:
+ Sự đối lập giữa hai bà cháu: "Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng".
+ Thanh cảm nhận được sự che chở của bà dành cho mình, dù là lúc nhỏ hay cả bây giờ.
- Xúc động khôn nguôi khi nhận được tình yêu thương của bà:
+ Bà lo lắng khi cháu phải đi bộ giữa trời nắng gắt.
+ Bà phủi giường, sửa chiếu, xếp gối lại để cháu nằm nghỉ trong khi mình đi làm cơm.
+ Nhẹ nhàng buông màn, đuổi muỗi cho cháu như ngày thơ bé.
-> Những hành động ân cần của bà khiến Thanh "ứa nước mắt", xót xa khi bà chỉ có một mình ở nhà.
* Tình cảm với Nga:
- Bất ngờ, ngại ngùng khi vừa mới gặp lại:
+ Chăm chú quan sát dáng vẻ xinh xắn của Nga.
+ Những lời hỏi thăm qua lại cùng sự hồi tưởng về những ngày xưa cũ khiến Thanh nhiều lúc lầm tưởng Nga là em gái mình.
- Sự chú ý của Thanh dành cho Nga:
+ Thanh nhiệt tình mời Nga ở lại ăn cơm.
+ Tâm trạng vui vẻ khiến Thanh ăn cơm rất ngon miệng, trong lòng thư thái và sung sướng.
- Tình cảm chớm nở trong sáng:
+ Trong lúc ăn cơm, Thanh thi thoảng lại ngắm nhìn dáng vẻ của Nga: đôi môi thắm, hai má hồng, nụ cười tươi. Nga cũng nhìn lại, dù chỉ một chút nhưng đầy âu yếm.
+ Hai người dắt nhau đi thăm vườn, Thanh thấy mùi hoàng lan thoang thoảng trên tóc Nga.
+ Sự bày tỏ trực tiếp của Nga: "Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá".
+ Sự rung động mỗi khi hai người trao ánh mắt cho nhau.
+ Cái nắm tay lâu vào đêm tối, khi không gian được bao phủ bởi mùi hoàng lan.
=> Tình cảm nhẹ nhàng chớm nở, khiến tâm hồn Thanh như xuất hiện thêm điều gì đó ngọt dịu trong tâm hồn.
2.2.3. Tâm trạng Thanh khi rời đi:
- Vali trĩu nặng những thức quà bà cho, Thanh đứng nghe lời khuyên bảo của bà -> Tình yêu thương vô bờ của bà dành cho đứa cháu. Dù có lớn đến đâu thì Thanh vẫn mãi còn "bé quá" trong mắt bà.
- Tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, "nửa buồn nửa vui":
+ Buồn vì phải rời xa chốn quê nhà bình yên, tràn ngập tình yêu.
+ Vui vì biết mình luôn có "nơi mát mẻ sung sướng" để trở về, có một người đợi chờ và nhớ mong mình.
2.2.4. Ý nghĩa hình ảnh cây hoàng lan:
- Được lặp đi lặp lại xuyên suốt tác phẩm.
- Tượng trưng cho những người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời Thanh:
+ Người bà tần tảo, luôn yêu thương cháu.
+ Nga - cô gái hàng xóm hiền dịu, duyên dáng.
=> Cây hoàng lan là nhân chứng chứng kiến sự trưởng thành của Thanh và Nga. Nơi đây cũng ghi dấu biết bao tình cảm đẹp đẽ ở Thanh: tình bà cháu, tình yêu đầu đời chớm nở.
2.3. Đánh giá tác phẩm:
2.3.1. Nội dung:
- Truyện đã gợi nên không khí bình yên của quê hương.
- Ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng, cao đẹp.
- Ca ngợi tình yêu trong sáng, thủy chung, đẹp đẽ.
2.3.2. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi mà không kém phần tinh tế.
- Lối kể chuyện nhẹ nhàng, đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
- Giọng văn tha thiết, dịu dàng.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại thông điệp, giá trị mà tác phẩm muốn truyền tải.
- Liên hệ mở rộng.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-duoi-bong-hoang-lan-75132n.aspx
Khi lập dàn ý phân tích một tác phẩm văn học, em đừng quên lấy những chi tiết trong bài để chứng minh cho luận điểm của mình nhé. Hãy thường xuyên ghé qua Taimienphi.vn để tham khảo thêm các bài viết khác.

Tác giả: Duy Thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm Dưới bóng hoàng lan
Dàn ý phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi đầy đủ
Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Dàn ý phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi
Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam hay nhất
Từ khoá liên quan:

Dan y phan tich Duoi bong hoang lan

, Bai van mau phan tich Duoi bong hoang lan hay nhat, Nghe thuat trong Duoi bong hoang lan,

SOFT LIÊN QUAN
  • Dàn ý Thuyết minh về di tích lịch sử

    Bài văn mẫu chọn lọc lớp 10

    Với bài hướng dẫn viết dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử hôm nay, chúng tôi sẽ gợi ý cho các em lập dàn ý chi tiết giới thiệu về đền Ngọc Sơn, một trong số biểu tượng tiêu biểu của thủ đô Hà Nội được xếp hạng là di ...

Tin Mới