Dàn ý niềm vui sướng, hân hoan của người chiến sĩ khi được giác ngộ cách mạng trong Từ ấy
I. Dàn ý niềm vui sướng, hân hoan của người chiến sĩ khi được giác ngộ cách mạng trong Từ ấy (Chuẩn)
1. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về Tố Hữu và phong cách cầm bút của nhà thơ.
- Từ ấy trích trong tập thơ cùng tên sáng tác vào năm 1938, chính là một trong những bài thơ đại diện gần như hoàn chỉnh cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu, mà ở đó người ta thấy hiện lên một hồn thơ thiết tha, say mê với niềm sung sướng hạnh phúc khi được giác ngộ lý tưởng Đảng, lý tưởng cách mạng.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh của Tố Hữu và Từ ấy:
- Trên con đường trên con đường tìm kiếm lý tưởng cuộc sống, khi cứ phải đắn đo day dứt giữa những lựa chọn không tên, hồn thơ trẻ tuổi Tố Hữu đã có đôi lần thấy bí bách và mệt mỏi.
- Mối cơ duyên mới cách mạng, đã đưa nhà nhà thơ đứng vào hàng ngũ những người cùng chí hướng, dưới ánh sáng mạnh mẽ và tuyệt diệu của Đảng, Tố Hữu đã nhanh chóng có những thay đổi rõ rệt trong tầm nhận thức và trong cả tâm hồn.
- Trong khổ thơ đầu, có thể thấy rằng Tố Hữu diễn tả niềm sung sướng hân hoan của mình một cách rất điệu nghệ, vừa mang chút thật thà của người trai trẻ, cũng mang những tầng nghĩa ẩn dụ sâu sắc.
b. Hai câu thơ đầu:
- Mốc thời gian "từ ấy" là mốc son đầu tiên trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu, mở ra một lối đi cho một trí thức trẻ tuổi đang còn quẩn quanh bên hệ ý thức tiểu tư sản, không lối thoát.
- Hình ảnh "nắng hạ", thứ nắng huy hoàng, rực rỡ và cháy bỏng mới đủ diễn tả tâm hồn Tố Hữu, nắng ấy là thứ nắng "bừng" sáng từ "trong tôi", soi sáng mọi ngõ ngách đã từng có lúc hoang tàn, tối tăm của tâm hồn thi nhân
- Hình ảnh "mặt trời chân lý" là lý tưởng Đảng, lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác Lê-nin chính là chân lý vĩnh viễn tồn tại với tầm vóc vũ trụ, đồng thời rực sáng huy hoàng trong trái tim của người chiến sĩ trẻ.
c. Hai câu thơ sau:
- "Hồn tôi là một vườn hoa lá" là hình ảnh so sánh đặc sắc, liên tưởng đến sự tươi đẹp, tràn trề nhựa sống nội tại khi được "nắng hạ" rực rỡ ban tặng thứ ánh sáng ấm áp, mạnh mẽ, căng tràn sinh khí. Tựa như tâm hồn người nghệ sĩ, được ánh sáng của lý tưởng Đảng, lý tưởng Đảng soi rọi, mở ra một con đường mới đầy hi vọng. => Cuộc sống trở nên tràn trề sinh khí và tươi đẹp hơn rất nhiều.
- Lối thơ bắt dòng hơi hướng thi ca Pháp càng làm cho ý thơ của Tố Hữu thêm đầy đủ và sâu sắc, tâm trạng hân hoan vui sướng của Tố Hữu chỉ diễn dịch bằng một hai câu thơ thì chẳng thể nào đủ, mà nó phải chan chứa, căng đầy chực trào sang câu thơ cuối.
3. Kết bài
- Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật.
II. Bài văn mẫu niềm vui sướng, hân hoan của người chiến sĩ khi được giác ngộ cách mạng trong Từ ấy (Chuẩn)
Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Ông được mệnh danh là ngọn cờ đầu của phong trào thơ ca cách mạng trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Với những vần thơ sôi nổi, nhiệt huyết, giàu tính tự sự nhưng lúc nào cũng chan chứa những tình cảm trẻ trung, thơ Tố Hữu luôn làm xuất sắc nhiệm vụ cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của dân tộc bằng khuynh hướng thơ trữ tình chính trị kết hợp hài hòa với những chất liệu dân tộc đậm đà bản sắc, gần gũi và tha thiết với nhân dân. Từ ấy trích trong tập thơ cùng tên sáng tác vào năm 1938, chính là một trong những bài thơ đại diện gần như hoàn chỉnh cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu, mà ở đó người ta thấy hiện lên một hồn thơ thiết tha, say mê với niềm sung sướng hạnh phúc khi được giác ngộ lý tưởng Đảng, lý tưởng cách mạng.
Tháng 7/1938, khi đang cố gồng mình trên con đường trên con đường tìm kiếm lý tưởng cuộc sống, khi cứ phải đắn đo day dứt giữa những lựa chọn không tên,...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Niềm vui sướng, hân hoan của người chiến sĩ khi được giác ngộ cách mạng trong Từ ấy tại đây.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-niem-vui-suong-han-hoan-cua-nguoi-chien-si-khi-duoc-giac-ngo-cach-mang-trong-tu-ay-53214n.aspx