Các bộ xử lý hiện đại được trang bị con chip được cấu thành từ nhiều khối khác nhau, được gọi là Chiplet, thay vì chip "nguyên khối". Vậy chính xác thì công nghệ Chiplet là gì? Tại sao lại phổ biến đến thế?
Khái niệm công nghệ Chiplet đang dần trở nên phổ biến trong thế giới công nghệ trong vài năm gần đây. Ngành công nghệ coi Chiplet như "sự tiến bộ" trong sự phát triển của các hệ thống máy tính hiện đại.
Tìm hiểu về Chiplet
1. Công nghệ Chiplet là gì?
Chiplet là tên gọi được đặt cho mỗi module tạo ra con chip có thiết kế được phát triển để chứa 2 hoặc nhiều khối khác nhau. Con chip như vậy có thể dựa vào công nghệ chiplet cho lõi CPU, lõi GPU và bộ xử lý cho các tác vụ trí tuệ nhân tạo.
Cách tiếp cận này nhằm mục đích chống lãng phí tài nguyên thô và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp nhiều công nghệ trong một kiến trúc duy nhất. Không phải ngẫu nhiên mà các gã khổng lồ trong lĩnh vực bán dẫn như Intel, AMD và Qualcomm áp dụng các kiến trúc dựa trên công nghệ Chiplet với tần suất nhiều như vậy.
2. Lợi thế của công nghệ Chiplet
Công nghệ chiplet mang lại rất nhiều lợi thế, một trong số đó là cắt giảm chi phí và tài nguyên. Theo Định luật Moore, tỷ lệ bóng bán dẫn được tích hợp trên chip sẽ tăng gấp đôi mỗi năm (hay 24 tháng / lần). Điều này không làm tăng chi phí sản xuất.
Theo một cách nào đó, cái gọi là Định luật Moore giúp chúng ta đo lường sự phát triển của bộ xử lý qua các năm. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng việc "thu nhỏ" quy trình sản xuất chip để có thể tích hợp nhiều bóng dán dẫn ngày càng khó khăn hơn.
Đây là lúc ý tưởng công nghệ Chiplet ra đời. Với cách tiếp cận này ngành công nghiệp có thể tiếp tục tăng số lượng bóng bán dẫn trong bộ xử lý bằng cách phân phối trong 2 hoặc nhiều Chiplet.
Mặt khác công nghệ Chiplet còn có lợi thế giúp chống lãng phí tài nguyên thô. Điều này là bởi vì trong kiến trúc nguyên khối trước đây (nơi tất cả tài nguyên được chứa trong một thành phần duy nhất), chỉ một lỗi mạch nhỏ trong thành phần bất kỳ cũng sẽ dẫn đến hỏng toàn bộ chip và phải thay thế chip mới, nhưng với chiplet chỉ cần thay thế module bị lỗi.
Về mặt lý thuyết kiến trúc này giúp quá trình sản xuất bộ xử lý rẻ hơn vì các module nhỏ hơn có xu hướng sản xuất ít phức tạp hơn so với cấu trúc nguyên khối.
Ngoài ra bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm về công nghệ màn hình QLED và OLED để xem công nghệ nào tốt hơn khi mua tivi.
- Xem thêm: So sánh công nghệ QLED và OLED
3. Công nghệ Chiplet - Tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn
Các nhà sản xuất có thể tận dụng công nghệ Chiplet để tiết kiệm chi phí cũng như tránh lãng phí tài nguyên thay vì sử dụng thiết kế nguyên khối truyền thống như trước đây.Mong rằng công nghệ Chiplet sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt chip trong nhiều lĩnh vực như hiện nay.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cong-nghe-chiplet-la-gi-70022n.aspx
Trên đây Taimienphi.vn vừa giải đáp cho bạn thắc mắc Công nghệ Chiplet là gì? Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm cho bạn các thông tin công nghệ bổ ích.