Nếu mới bắt đầu làm quen với Node.js và bạn đang tìm hiểu về Callback. Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ giới thiệu cho bạn về Callback trong Node.js là gì cũng như ví dụ về callback nhé.
Trong các bài viết trước Taimienphi.vn đã giới thiệu cho bạn về REPL và NPM trong Node.js. Để tiếp tục chủ đề về Node.js, bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ giới thiệu tiếp cho bạn Callback trong Node.js là gì?
Tìm hiểu Callback trong Node.js
Callback trong Node.js là gì?
Callback trong Node.js là một dạng hàm không đồng bộ. Hàm này được gọi sau khi hoàn thành tác vụ cụ thể nào đó. Node sử dụng khá nhiều hàm callback, cụ thể tất cả API của Node được viết theo cách của hàm callback.
Để hiểu rõ hơn hàm callback trong Node.js, bạn có thể hình dung một hàm để đọc file sẽ bắt đầu đầu đọc file và trả về phần điều khiển để môi trường thực thi lệnh tiếp theo. Sau khi file I/O hoàn tất, nó sẽ gọi hàm callback, sử dụng nội dung của file làm tham số. Vì vậy không có blocking hoặc phải chờ khi đọc/ghi file.
Về cơ bản, hàm callback giúp Node.js thực thi số lượng request nhiều hơn mà không cần phải chờ kết quả trả về.
Ví dụ về Blocking Code
Tạo một file text đặt tên là input.txt có chứa nội dung dưới đây:
Tutorials Point is giving self learning content
to teach the world in simple and easy way!!!!!
Tạo file js đặt tên là main.js, chứa đoạn mã dưới đây:
var fs = require("fs");
var data = fs.readFileSync('input.txt');
console.log(data.toString());
console.log("Program Ended");
Tiếp theo chạy file main.js để xem kết quả bằng cách mở command prompt Node.js và nhập lệnh dưới đây vào:
$ node main.js
Xác minh đầu ra:
Tutorials Point is giving self learning content
to teach the world in simple and easy way!!!!!
Program Ended
Ví dụ về Non-Blocking Code
Tạo file text đặt tên là input.txt có chứa nội dung dưới đây:
Tutorials Point is giving self learning content
to teach the world in simple and easy way!!!!!
Cập nhật file main.js bằng cách sử dụng đoạn mã dưới đây:
var fs = require("fs");
fs.readFile('input.txt', function (err, data) {
if (err) return console.error(err);
console.log(data.toString());
});
console.log("Program Ended");
Tiếp theo mở command prompt Node.js và nhập lệnh dưới đây vào để chạy main.js và xem kết quả:
$ node main.js
2 ví dụ trên đây giải thích các cơ chế gọi blocking và non-blocking. Trong đó:
- Ví dụ đầu tiên cho thấy chương trình sẽ chặn cho đến khi nó đọc file và sau đó kết thúc chương trình.
- Ví dụ thứ 2 cho thấy chương trình không chờ đọc file và in "Program Ended" đồng thời, chương trình không chặn mà tiếp tục đọc file.
Tóm lại chương trình blocking thực thi nhiều bước và trình tự khác nhau, phù hợp để thực thi các lệnh logic. Ngược lại các chương trình non-blocking không thực thi theo một thứ tự nào cả. Trong trường hợp nếu chương trình cần sử dụng dữ liệu bất kỳ để xử lý, dữ liệu đó sẽ được lưu trong chương trình blocking và được thực thi theo thứ tự.
Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa giới thiệu cho bạn về Callback trong Node.js. Trong các bài viết tiếp theo Taimienphi.vn sẽ giới thiệu tiếp cho bạn về Event trong Node.js là gì.
https://thuthuat.taimienphi.vn/callback-trong-node-js-la-gi-41268n.aspx
Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.