Cách vẽ biểu đồ môn Địa Lý

Với một đề bài được cho trước thì làm thế nào học sinh có thể phân loại để vẽ biểu đồ môn Địa Lý hợp lý nhất, với những thông tin dưới đây là nguồn kiến thức không thể bỏ qua nếu các em muốn hiểu đề bài và vẽ biểu đồ môn Địa Lý một cách chính xác nhất.

Nếu như các em đã từng làm các đề thi thử môn Địa Lý chắc hẳn không còn xa lạ gì với cách giao đề bài của bộ môn này và nếu như không nắm vững được kiến thức thì việc vẽ biểu đồ môn Địa Lý sai sót hay nhầm biểu đồ xảy ra rất nhiều. Để giúp cho các em có thể làm đề thi thử môn địa lý hay thậm chí là các kỳ thi chính thức thì hướng dẫn dưới đây sẽ chỉ cho các em cách để vẽ biểu đồ môn Địa Lý.

cach ve bieu do mon dia ly

Cách vẽ biểu đồ môn Địa Lý

1. Các dạng biểu đồ hình tròn

Dấu hiệu nhận biết:

- Thông thường với các đề thi mà cần vẽ biểu đồ tròn sẽ là yêu cầu mô tả cơ cấu, thành phần và tỉ lệ các đơn vị có trong một tổng thể. Các biểu đồ hình tròn là các biểu đồ có ít năm nhưng lại có nhiều thành phần trong đó.

Cách bước vẽ biểu đồ hình tròn:

Bước 1: Đề có thể vẽ biểu đồ môn Địa Lý với hình tròn người dùng phải xử lí số liệu dầu tiên và chuyển nó sang dạng % để đồng nhất đơn vị cũng như tính toán tỉ lệ chính xác nhất.

Bước 2: Xác định vị trí, bán kính của hình tròn mà bạn cần vẽ và điều cần lưu ý chính là kích thước nó phải phù hợp với khổ giấy mà bạn đang làm. Với 1 biểu đồ hình tròn có tỉ lệ 100% tương ứng 360 độ thì cứ 1% chính là 3,6 độ.

Bước 3: Hoàn tất các thông số của bản đồ, lựa chọn các kí hiệu thể hiện sao cho dễ hiểu nhất.

cach ve bieu do mon dia ly 2

Các dạng biểu đồ tròn:

- Đầu tiên là biểu đồ tròn đơn tức là chỉ có 1 biểu đồ tròn duy nhất, với loại này chúng ta dễ dàng nhận định bởi dễ dàng phân chia theo thứ tự từ lớn đến bé. Cái này hoàn toàn theo ý cúa bạn được.

- Thứ hai chính là các dạng biểu đồ có nhiều hình tròn, kích thước không giống nhau. Với loại này cũng không khó những người vẽ cần phải lưu ý đầu tiên chính là nhận xét cái chung nhất của các hình tròn là gì, tổng thể nó tăng hay giảm như thế nào.

Sau khi nhận xét cái đầu tiên xong chúng ta tiếp tục xét các yếu tốt tương tự cho các biểu đồ còn lại. Nếu như các biểu đồ kích thước hiển thị cùng đơn vị thì việc vẽ đơn giản hơn, nhưng nếu khác chỉ số thì việc phải chú thích riêng ra từng loại theo năm khá mất thời gian.

2. Các dạng biểu đồ miền

Dấu hiệu nhận biết:

Có rất nhiều học sinh bị nhầm lẫn giữa biểu đồ miền và điều đò tròn, tuy nhiên nếu như nắm vững được kiến thức chúng ta sẽ thấy biểu đồ miền là loại biểu đồ "nhiều năm, ít thành phần". Nó ngược lại hoàn toàn so với biểu đồ tròn và hơn thế nữa loại biểu đồ này thường nó có hình chữ nhật hoặc vuông và được chia ra làm các miễn khác nhau.

Các bước vẽ biểu đồ miền:

Bước 1: Bạn hãy nhớ rằng biểu đồ miễn có dạng hình vuông hoặc chữ nhật và các thành phần trong nó được chia ra làm nhiều miễn khác nhau và chúng chồng lên nhau. Cứ mỗi miền sẽ đại diện cho một đối tượng cụ thể nào đó, đó là lý do biểu đồ này ít miền nhưng nhiều năm.

Bước 2: Các cột mốc thời gian của nó cũng giống như các dạng biểu đồ mà chúng ta hay gặp với cột mốc năm được chia ra ở 2 bên. Chiều cao của biểu đồ được thể hiện đơn vị của biểu đồ còn chiều ngang là theo năm.

Điều khó nhất khi vẽ dạng biểu đồ này chính là tỉ lệ của nó bởi ranh rới giữa các miền to hay nhỏ phụ thuộc vào chỉ số mà nó đang thể hiện.

Bước 3: Hoàn thành biểu đồ bạn chỉ cần ghi số liệu tương ứng với vị trí nó đang được hiển thị trên từng miền.

cach ve bieu do mon dia ly 3

Các dạng biểu đồ miền thường gặp:

Có 2 loại biểu đồ miền thường gặp mà bạn có thể thấy đó chính là biểu đồ miền chồng nối tiếp nhau và biểu đồ chòng từ gốc tọa độ. Cả 2 điều đồ này đều là biểu đồng chồng có nghĩa nó sẽ có hình cốt với lần lượt các giá trị trồng lên nhau và to hay nhỏ tùy vào đơn vị được chỉ định sẵn trong bài.

3. Các dạng biểu đồ hình cột

Dấu hiệu nhận biết:

Đây là dạng biểu đồ sử dụng khi chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí và sử dụng để so sánh về độ lớn tương quan giữa các đại lượng. Ví dụ như biểu đồ về diện tích của một khu vực nào đó hoặc biểu đồ so sánh sản lượng của 1 số địa phương hay là dân số của địa phương đó.

Cách vẽ biểu đồ hình cột:

Bước 1: Đầu tiên chúng ta phải chọn tỉ lệ thích hợp để vẽ biểu đồ môn Địa Lý dạng cột này và sau đó kẻ hệ trục vuông góc với trục đứng thể hiện đơn vị các đại lượng còn trực ngang thể hiện các năm của các đối tượng.

Bước 2: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy và để hoàn thiện bản đồ bạn cần phải ghi các số liệu tương ứng cũng như các cột tiếp theo để vẽ kí hiệu vào cột.

cach ve bieu do mon dia ly 4

Các loại biểu độ hình cột hay gặp

Có bốn loại biểu đồ hình cột mà chúng ta có khả năng gặp phải trong quá trình làm bài là biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ cộ đơn gộp nhóm cũng như biểu đồ thanh ngang. Thông thường các cột chỉ khác nhau về độ cao còn về bề ngang chúng hoàn toàn phải bằng nhau.

Các biểu đồ cột sẽ hiển thị độ cao của cột tương ứng với các giá trị theo dữ liệu được gán cho.

4. Dạng biểu đồ đường

Cách nhận biết biểu đồ:

- Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi đại lượng địa lí khi số năm nhiều và thay đổi liên tục, nó biểu hiện tốt độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có cùng đơn vị hoặc khác.

Cách vẽ biểu đồ đường:

Bước 1: Để vẽ biểu đồ đường bạn cần kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người , sản lượng , tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian.

Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục và căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục . Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ chuẩn cũng như thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng.

Bước 3: Điền nốt các thông số cũng như các kí hiệu để hoàn tất việc vẽ biểu đồ môn Địa Lý.

cach ve bieu do mon dia ly 5

Các loại biểu đồ dạng đường:

Có 2 loại biểu đồ dạng đường là loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đồi và loại có một hoặc nhiều vẽ theo giá trị tương đối. Như đã nói ở trên thì biểu đồ dạng đường tương đối là loại có giá trị tăng liên tục, thể hiện tốc độ tăng trường còn với loại tuyệt đối là có số thống kế chính xác theo dữ liệu của từng năm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-ve-bieu-do-mon-dia-ly-35191n.aspx
Trên đây là các thông tin cơ bản về cách vẽ biểu đồ môn Địa Lý mà các em học sinh cần phải chú ý để chuẩn bị cho kỳ thi thật tốt. Với những ai đang có máy tính ở nhà chúng ta có thể sử dụng Excel để thực hành cách vẽ biểu đồ môn Địa Lý cũng như trao dồi kiến thức thông qua các công cụ hỗ trợ của Excel. Nếu có thời gian hãy tham khảo các vẽ biểu đồ hình cột trong Excel, đây là dạng bài cơ bản nhưng cách vẽ biểu đồ hình cột trong Excel sẽ giúp người xem có thể hình dung chính xác được loại biểu đồ mình cần vẽ sử dụng cho công việc gì.

Tác giả: Công Lý     (4.2★- 20 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Học trực tuyến môn Địa lý lớp 12 ngày 6/4/2020, Bài 30
Tên tiếng Anh một số môn học, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa...
Học trực tuyến môn Địa lý lớp 11 ngày 16/4/2020, Khu vực Đông Nam Á (Tiết 1)
Học trực tuyến môn Địa lý lớp 12 ngày 13/4/2020, Vấn đề khai thác ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ
Giải bài tập Địa lí trên điện thoại bằng ứng dụng nào?
Từ khoá liên quan:

ve bieu do mon dia ly

, cach ve bieu do dia ly, huong dan ve bieu do dia ly,

SOFT LIÊN QUAN
  • Kiểm tra kiến thức Địa Lý 12

    Ôn tập, kiểm tra kiến thức môn địa lý 12

    Nhằm hỗ trợ cho người sử dụng ôn tập môn Địa lý lớp 12 một cách đầy đủ và hiệu quả nhất, phần mềm kiểm tra kiến thức Địa Lý 12 được xây dựng với ngân hàng các câu hỏi bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa đ ...

Tin Mới