Cách trả lời mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi phỏng vấn

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì? Đây dường như là câu hỏi quá quen thuộc với cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, với tư cách là một người đi xin việc, bạn có biết trả lời câu hỏi này như thế nào để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu một số lưu ý trong bài viết dưới đây nhé!

Có nhiều câu hỏi phỏng vấn bị sử dụng nhiều đến nỗi nó đã trở nên gần như phổ biến; một trong số đó là "Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?" Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực thật sự của bạn so với các ứng viên khác dựa trên những định hướng nghề nghiệp và cuộc sống. Vậy, làm thế nào để trả lời câu hỏi này một cách hiệu quả nhất? Ngoài ra, Bạn có thể tham khảo trên Joboko (https://vn.joboko.com/, tiền thân là GoodCV) để có thể giải đáp những thắc mắc của bạn.

muc tieu nghe nghiep trong phong van

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?
 

Mục Lục bài viết:
I. Cách trả lời mục tiêu khi phỏng vấn.
1. Trả lời ngắn gọn, tập trung vào ý chính.
2. Trả lời dựa trên sứ mệnh và tầm nhìn của công ty.
3. Đưa ra câu trả lời thực tế.
4. Nhấn mạnh mong muốn được làm việc lâu dài.
II. Những câu trả lời hay.

I. Cách trả lời mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi phỏng vấn
 

1. Trả lời ngắn gọn, tập trung vào ý chính

Tốt nhất, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phải có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều này cho thấy bạn đã lên kế hoạch cụ thể và sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành kế hoạch đó. Và, nó cũng cho thấy rằng kế hoạch ngắn hạn của bạn phần nào là bước tiến để bạn thực hiện những kế hoạch dài hạn hơn.

muc tieu nghe nghiep trong cv

Bạn có thể đưa ra mục tiêu ngắn hạn như:
- Làm việc trong một lĩnh vực nghề nghiệp hoàn toàn mới
- Học một số kĩ năng mới
- Tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo cũng như làm việc nhóm
- Tạo nên những thành công nhất định trong công việc mà bạn đã chọn.

Từ đó, bạn có thể hình thành câu trả lời cho mục tiêu dài hạn của mình. Nếu như mục tiêu ngắn hạn là học thêm nhiều kĩ năng mới, thì mục tiêu dài hạn có thể là được thăng chức, là quản lý của một nhóm nhân viên. Hãy tập trung vào những định hướng của bản thân trong tương lai; trả lời trung thực và đừng quên để nhà quản lý thấy được nhiệt huyết của bạn.
 

2. Trả lời dựa trên sứ mệnh và tầm nhìn của công ty

Trước khi tham gia phỏng vấn tại bất cứ công ty nào, bạn cần vào website của công ty đó để xem sứ mệnh, tầm nhìn của họ là gì, để từ đó đưa ra câu trả lời phù hợp nhất. Bạn cũng có thể sử dụng những thông tin mà mình đã thu thập được để hình thành câu trả lời cho câu hỏi "Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?" Giả sử công ty đó có tầm nhìn trở thành một đơn vị hàng đầu về đổi mới và sáng tạo, thì bạn có thể đưa ra mục tiêu ngắn hạn của mình như sau:

- Tôi muốn trở thành cánh tay đắc lực để hỗ trợ sếp của mình trong các cuộc thì về đổi mới sáng tạo
- Tôi luôn quan tâm đến việc làm thể nào để vận dụng những kĩ năng thiên bẩm cũng như kinh nghiệm đã tích lũy được để tạo nên sự đột phá trong công việc
- Mục tiêu của tôi là trở thành thành viên của đội thi không bao giờ chấp nhận đứng ở vị trí thứ 2.

Như vậy, bạn vừa có thể thể hiện rằng mình đã nghiên cứu rất kĩ về công ty, lại vừa cho nhà tuyển dụng thấy được rằng những mục tiêu và hướng phấn đấu của bạn là hoàn toàn phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.
 

3. Đưa ra câu trả lời thực tế

Hãy tránh trả lời những mục tiêu khó có thể thành hiện thực như trở thành CEO của công ty với 500 công ty con khác hay đạt được giải Nobel. Hãy đưa ra câu trả lời thực tế dựa trên những kĩ năng, kinh nghiệm làm việc và năng lực của bản thân nếu như bạn không muốn trở thành kẻ tự cao tự đại hay mơ ước hão huyền trong mắt nhà tuyển dụng..

muc tieu ngan han va dai han khi phong van la gi

Hãy vận dụng những suy nghĩ logic khi quyết định bước tiếp theo trong sự nghiệp. Nếu như bạn muốn trở thành một người quản lý hay lãnh đạo giỏi trong tương lai thì mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn chắc chắn phải liên quan đến nâng cao kiến thức chuyên môn và phát triển kỹ năng mềm.
 

4. Nhấn mạnh mong muốn được làm việc lâu dài

Nếu như bạn có thể trả lời câu hỏi này trong khuôn khổ những việc cần làm trong công ty thì cơ hội trúng tuyển của bạn sẽ cao hơn nhiều lần so với những ứng viên khác. Thêm vào đó, hãy nhấn mạnh rằng bạn đang mong muốn tìm kiếm một công việc lâu dài và ổn định. Chẳng công ty nào muốn tuyển dụng những nhân viên liên tục nhảy việc.

Đây cũng là cơ hội tốt để biến những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực. Có thể là bạn đã nhảy việc nhiều lần trong thời gian qua và nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ thấy điều này trong CV xin việc. Khi được hỏi về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, hãy trình bày rằng bạn đã chuyển việc vài lần trong quá khứ và bây giờ bạn đã cảm thấy quá mệt mỏi với nó; do đó, bạn muốn tìm một công việc ổn định và lâu dài hơn để cùng công ty phát triển.
 

II. Những câu trả lời hay

1. Hình thành những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sẽ là điều kiện tiên quyết giúp bạn thành công. Trước mắt, mục tiêu của tôi chỉ đơn giản là làm quen và bắt nhịp được với công việc mới sau đó sẽ phấn đấu để từng bước thăng tiến trong chính công việc này.

2. Trước hết, tôi muốn mình sẽ hoàn thành tốt nhất công việc được giao và chuẩn bị tốt kiến thức để sau này có thể làm việc với những đối tác lớn hơn.

3. Vài năm trở lại đây, tôi đã không có cơ hội để phát huy năng lực của mình, do đó, trước mắt, tôi sẽ cố gắng vận dụng tốt nó ở vị trí mới. Về lâu về dài, tôi muốn mình được thăng chức lên cấp quản lý, được cùng nhân viên của mình hoàn thành nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau.

4.Thực lòng mà nói, tôi luôn coi công việc này là một mục tiêu trong sự nghiệp của mình. Sẽ không sai nếu nói rằng mục tiêu của tôi chính là phải ngồi được vào vị trí này. Và nếu như được trao cơ hội, trước mắt, tôi sẽ cố gắng hoàn thành công việc và dần dần tìm ra những hướng đi lớn hơn cho mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-tra-loi-muc-tieu-ngan-han-va-dai-han-khi-phong-van-56161n.aspx
Không có câu trả lời nào là đúng hay sai đối với câu hỏi này? Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của bạn là gì? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách, kĩ năng, năng lực, và mục tiêu thực tế của bạn. Đừng cố gắng đặt ra một mục tiêu chỉ để làm hài lòng nhà tuyển dụng, mà thay vào đó, hãy nhìn nhận vấn đề từ mục tiêu của chính bạn để thu hút nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị kĩ càng, bạn sẽ có thể trả lời phỏng vấn thông minh một cách trôi chảy và không đưa ra những phát ngôn khiến bạn phải hối hận sau này.

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Career objective trong CV xin việc làm gì?
6 Lỗi hay gặp khi trình bày CV xin việc
Mẹo viết và mẫu Skills trong CV xin việc tiếng Anh
Cách chèn ảnh vào cv xin việc, sơ yếu lí lịch, đơn xin việc trong Word
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing trong CV
Từ khoá liên quan:

trả lời phỏng vấn

, trả lời mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, câu hỏi mục tiêu ngắn hạn dài hạn khi phỏng vấn,

SOFT LIÊN QUAN
  • CV xin việc

    Mẫu đơn xin việc dành cho sinh viên, người xin việc

    Bạn loay hoay không biết cách giới thiệu bản thân sao cho ấn tượng khi ứng tuyển? CV xin việc chính là giải pháp để tạo dấu ấn với nhà tuyển dụng. Hãy cùng Tải Miễn Phí tìm hiểu ngay nhé.

Tin Mới

  • Mẫu tin tuyển dụng trên Facebook, tìm ứng viên nhanh chóng

    Facebook là nền tảng lý tưởng để tuyển dụng, nhưng làm sao để tin tuyển dụng của bạn thật sự hiệu quả? Hãy tham khảo những mẫu tin tuyển dụng trên Facebook đơn giản mà chất lượng, giúp thu hút ứng viên ngay lập tức.

  • 8 Website tuyển dụng uy tín, tốt nhất hiện nay

    Các website tuyển dụng giúp kết nối ứng viên và doanh nghiệp một cách thuận tiện. Nếu bạn là nhà tuyển dụng và ứng viên muốn tìm việc chất lượng thì hãy theo dõi những đánh giá dưới đây.

  • Cách viết thư giới thiệu ấn tượng, lôi cuốn

    Recommendation Letter (thư giới thiệu) là một tài liệu mà hiện nay một số công ty ở Việt Nam yêu cầu khi họ tuyển dụng nhân viên. Vậy nếu nhân viên công ty bạn xin thôi việc để xin làm công ty khác và muốn xin thư giới thiệu từ bạn thì bạn sẽ viết thư giới thiệu thế nào? Trong bài viết hôm nay, Taimienphi.vn sẽ gợi ý cho bạn những cách viết thư giới thiệu chuyên nghiệp và có độ tin cậy cao.

  • Cách sửa lỗi Zalo không đổ chuông khi có cuộc gọi đến

    Các lỗi Zalo không đổ chuông khi có cuộc gọi đến chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân phần mềm, chỉ với một vài thao tác đơn giản người dùng hoàn toàn có thể tự mình khắc phục nhanh lỗi cuộc gọi đến Zalo không đổ chuông, tránh ảnh hưởng đến công việc.