Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu: "Nhớ bản sương giăng... đất đã hóa tâm hồn
Bài văn mẫu Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu: "Nhớ bản sương giăng... đất đã hóa tâm hồn
Bài làm
Tiếng hát con tàu là một trong những thành công tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên: phong cách triết luận - tâm tình. Đó là lúc nhà thơ vừa dồi dào cảm xúc, vừa trĩu nặng suy tư. Tiếng hát con tàu vừa dạt dào tình cảm với đất nước và con người, vừa tràn đầy những suy tư chiêm nghiệm về lẽ đời, lẽ sống của con người, lẽ sống của thơ ca, trong đó có những đoạn đã kết tinh được toàn bộ xúc cảm và ý thơ của toàn bài.
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Khổ thơ mở đầu bằng một câu giản dị, cất lên từ nguồn cảm xúc mãnh liệt: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Câu thơ được ngắt thành hai vế, mỗi vế được bắt đầu bằng chữ "nhớ", tạo cho câu thơ âm hưởng như một điệp khúc. Nó gợi ra hình ảnh một cái tôi, một nhân vật trữ tình chìm đắm trong một nỗi nhớ triền miên. Kỉ niệm này chưa mờ đi, ki niệm khác đã trỗi dậy,., đến câu thứ hai, cảm xúc đã có phần chuyến hóa thành suv tư, đúc kết:
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Nhưng dầu sao đây mới chỉ là một sự khái quát đơn thuần. Phải đến hai câu tiếp theo nó mới thật sự là triết lí, xúc cảm đã kết tinh thành châm ngôn:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Câu thơ này là sự đúc kết về một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu của tâm hồn, nó đánh động đến tâm linh của tất cả chúng ta. Trong đời ai chẳng từng sống ở những mảnh đất, qua những miền quê, nhất là những cán bộ kháng chiến. Những năm tháng sống với các miền đất ấy, chính là những quãng đời của chúng ta. Những quẵng đời ấy nối tiếp nhau dệt thành cuộc đời mỗi con người. Đúng vậy, đời người là gì nếu chẳng phải là sự kế tiếp tuần hoàn của "ở" và "đi". Chuyện "ở" và "đi" của con người đã chứa đựng trong đó sự chuyển hóa âm thầm mà chính chúng ta cũng không hay biết. Khi ta ở, nghĩa là khi ta đang sống trong hiện tại, thì hiện tại dường như chưa cho chúng ta thấy tình cảm thật sự của mình. Thậm chí, ta tưởng như miền đất ta đang ở cũng chỉ như bao nhiêu miền đất khác chỉ là nơi đất ở thế thôỉ. Phải đến khi vì một lí do nào đó ta phải từ giã miền đất ấy, quãng đời sống ở đây bỗng trở thành quá khứ, miền đất từng cưu mang ta lùi lại phía sau lưng, bấy giờ ta mới hiểu. Nhìn vào lòng ta, ta mới chợt nhận ra: chính ta đã gắn bó với miền đất kia từ lúc nào ta cũng không hay. Tình cảm cứ âm thầm hình thành, âm thầm cho đất đã hóa tâm hồn. Thì ra, trong những ngày tháng ta đi, mãnh đất từng che chở, nuôi nấng ta vẫn cứ dõi theo ta từng bước, vẫn thầm nhắc ta trở lại, ấy thế mà nhiều lúc ta thật vô tình. Song, kì thực là mảnh đất ấy đã gắn bó máu thịt với ta. Đất đã hóa tâm hồn, nghĩa là miền đất ấy mang trong nó tâm hồn của một cố nhân. Nhưng quan trọng hơn là miền đất ấy đã hóa thành tâm hồn của chính ta. Mảnh đất mà ta từng sống đã trở thành một phần đời ta. Ta không thể hình dung được đầy đủ về cuộc đời mình, nếu thiếu đi những năm tháng sống trên mảnh đất ấy. Những kỉ niệm với mảnh đất kia là một phần cuộc đời ta, là hành trang tinh thần không thể thiếu của ta.. Có lẽ vì thế mà tác giá đã viết Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! Câu thơ này gợi nhớ đến một câu thơ nồi tiếng của Hoàng Trung Thông.
Bàn tay ta làm nên tất cá.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Câu thơ cuối cùng được viết theo một lối tư duy. Đó là lối đúc kết triết lí dựa vào lô gíc. biện chứng. Cũng phát hiện về sự kì diệu, nhưng nếu Hoàng Trung Thông khám phá ra sự kì diệu của tình cảm. Nói khác đi, đó là thành sự kì diệu của bàn tay và trái tim. sỏi đá thành cơm là một sự biến hóa, nhưng dù sao vật chất cũng mới chỉ là vật chất. Còn đất đá hóa tâm hồn thì quả thật là một sự đột biến, hởi vật chất đã hóa thành tinh thần. Thậm chí, từ dạng thô sơ nhất của vật chất biến thành dạng tinh túy nhất của tinh thần. Khách thể đã hóa thân vào chủ thể, làm thành chủ thể theo cái quy luật ậm thầm đó. Rõ ràng, câu thơ của Chế Lan Viên là một chân lí có tính phổ biến toàn nhân loại, nó không chỉ đúng với một nơi, một thời, mà đúng với hết thảy con người trên thế gian này.
Đoạn thơ này là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ, trong đó có những câu được xem là hay nhất của đời thơ Chế Lan Viên, ở đây, những cảm xúc sâu lắng lại được một suy tư sắc sảo nâng đỡ, cuối cùng nó đã kết tinh thành những câu thơ vừa đẹp, vừa trĩu nặng triết lí. Nghĩa là thành công này rất tiêu biểu cho một phong cách thơ của Chế Lan Viên: triết luận - tâm tình.
Xem thêm các bài văn mẫu hay tác phẩm Tiếng hát con tàu trên Taimienphi.vn
https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-giang-doan-tho-sau-trong-bai-tho-tieng-hat-con-tau-nho-ban-suong-giang-dat-da-hoa-tam-hon-42357n.aspx
- Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài thơ Tiếng hát con tàu: "Con gặp lại nhân dân... gặp cánh tay đưa"
- Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu: "Nhớ bản sương giăng... đất lạ hóa quê hương"
- Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu: "Con gặp lại nhân dân... bỗng gặp cánh tay đưa"