Bình giảng bài thơ Tương tư

Dựa vào những kiến thức đã được trau dồi, các em hãy viết bài văn bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính nhằm giúp độc giả hiểu hơn về nội dung tư tưởng cũng như giá trị nhân văn đầy cao đẹp của tác giả gửi gắm qua bài thơ.

Đề bài: Bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

binh giang bai tho tuong tu

Bình giảng bài thơ Tương tư

 

I. Dàn ý Bình giảng bài thơ Tương tư (Chuẩn)


1. Mở bài

Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Bính và bài thơ Tương tư:
+ Thơ Nguyễn Bính luôn chất chứa những ý vị sâu sắc, nồng đượm tình quê, chất quê dung dị mà vô cùng gợi cảm, hấp dẫn và thu hút.
+ "Tương tư" là bài thơ điển hình cho tài năng và phong cách của nhà thơ Nguyễn Bính.

2. Thân bài

- "Tương tư" là mối tình đơn phương của một chàng trai thôn Đoài đem lòng mến người con gái thôn Đông.
- Tương tư trở thành căn bệnh khi chàng trai trót mang trái tim trao gửi vào mối tình đơn phương...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Bình giảng bài thơ Tương tư tại đây

 

II. Bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính (Chuẩn)

Phong trào thơ mới để lại cho văn học nước nhà những thành tựu rực rỡ với những tên tuổi lớn. Đó là Xuân Diệu với tâm hồn rạo rực khát khao về tình yêu, tuổi trẻ và cuộc sống, là một Lưu Trọng Lư với những hồn thơ mơ màng mà tha thiết với vạn vật với cuộc đời, đó còn là một Hàn Mạc Tử "điên" trong từng vần thơ nhỏ, một Huy Cận buồn ảo não một mối sầu dằng dặc, mênh mông. Và có một nhà thơ cũng đặc biệt không kém, ở ông luôn chất chứa những ý vị sâu sắc, nồng đượm tình quê, chất quê dung dị mà vô cùng gợi cảm, hấp dẫn và thu hút đó là thi sĩ Nguyễn Bính. Ông để lại cho đời nhiều nhiên bài thơ đẹp và "Tương tư " chính là một trong số đó.

Cũng viết về tình yêu, nhưng "Tương tư" mang màu cảm xúc rất riêng, rất đặc biệt mà chỉ có trong thơ tình Nguyễn Bính. Bài thơ viết về mối tình đơn phương của một chàng trai thôn Đoài đem lòng mến người con gái thôn Đông, và khi yêu người ta đem lòng thương, đem lòng nhớ và đem lòng "tương tư", mối tình ấy có vẻ như thầm lặng đấy nhưng lại chứa chan đầy tâm sự và vô cùng mãnh liệt.

" Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"

Bằng lối nói hoán dụ, tác giả đã vẽ nên chuyện tình của đôi trai gái hai thôn. Chàng trai lúc này đây dường như đang ngồi thẩn thơ mong nhớ về người trong mộng. Lỡ đem lòng thương nên nỗi nhớ da diết khôn nguôi "chín nhớ mười mong". Thành ngữ dân gian được vận dụng để miêu tả nỗi nhớ vô cùng đặc sắc, đó là một niềm nhớ vô bờ, một niềm thương mong da diết. Nếu thời tiết thất thường, khi nắng khi mưa ấy là "bệnh trời", một căn bệnh vốn có và vốn như thế không ai có thể thay đổi được thì tình yêu của chàng trai cũng kiên định như thế. Và khi đã yêu thì nỗi "tương tư" trở thành một lẽ tự nhiên, một căn bệnh do tôi yêu nàng mà có. Bệnh tương tư làm sao ai có thể chữa được ngoại trừ người mà chàng trai thương thầm nhớ trộm.

" Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"

Hai câu thơ đi vào lòng người thật nhẹ nhàng, tình yêu được diễn tả thật ý nhị và tinh tế. Có hai câu thơ ấy thôi mà nó khiến bao người phải thổn thức, bao kẻ tình si đến bây giờ vẫn chọn nó để bày tỏ tình cảm của mình với người thương. Tự tận đáy lòng ấy của những chàng trai đang yêu, luôn là bóng hình người con gái nhỏ mà họ dành trọn vẹn tình cảm yêu thương, bởi vậy mà căn bệnh tương tư cứ thế nảy sinh cũng hợp lẽ vậy thôi. Song, tình yêu đâu chỉ có nhớ, có mong thôi đâu, tình yêu còn là những lần trách móc vô cớ khi mối hò hẹn chẳng thành, cũng là khi rất gần mà ngỡ như rất xa:

" Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này"

Cả hai người đang sống chung một làng ấy thôi, cùng chung quê hương, chung những con đường ngày ngày qua lại, chúng cả không gian ấy vậy mà chẳng gặp được nhau bởi" bên ấy" đâu có chịu sang "bên này". Lời trách móc sao mà dễ thương đến thế, người trách cũng não lòng vì người mình mong không tới, người bởi trách cũng đâu có biết được cảm tình của chàng trai dành cho mình nên có lẽ nếu nàng có muốn sáng cũng chẳng đặng một lý do cho hợp tình vẹn lý. Và có lẽ, bởi chẳng gặp được "bên ấy" nên chàng trai cứ kéo dài thêm nỗi mong chờ, kéo dài thêm dòng tâm trạng nhớ, đợi, thương, mong:

" Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng"

Thời gian cứ thế vô tình trôi qua "ngày qua ngày" chẳng đợi một ai cả duy chỉ có lòng chàng trai ngày một thiết tha, trăn trở. Nỗi nhớ ấy qua bao tháng ngày từ hạ sang thu vẫn vẹn nguyên và đong đầy như thế. Cách kết hợp láy chữ đầy tài tình mà lại vô cùng tự nhiên "ngày qua ngày lại qua ngày" không chỉ tạo nên âm hưởng mà còn đặc tả nỗi nhớ người trong mong vô cùng ân tình, tha thiết. Một nỗi nhớ đằng đẵng ngập tràn cả không gian và thời gian. Lòng chàng rõ vậy nhưng nơi kia thiếp có thấu chăng sao lại khiến tâm tư thêm tự vấn, lắng lò bồn chồn quá:

" Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi"

Tình yêu xưa thường cách trở đò giang bởi sông rộng, đường dài. Bởi vậy mà cả dao xưa thường có câu:

" Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi"

Và cũng bởi cách trở khó khăn mà còn đường tìm đến gặp nhau cũng chẳng mấy dễ dàng, đó là điều chấp nhận. Nhưng trong mối tình này, chàng trai và cô gái cách có một đình nhỏ thì sá gì lại chẳng thể gặp gỡ, hò hẹn. Càng nghĩ chàng càng lo lắng cho mối tình này, bởi có lẽ chỉ "tình xa xôi" người ta mới ngại gặp gỡ, ngại đến tìm chàng mà thôi.

" Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai hỏi ai người biết cho"

Trong ca dao xưa, các tác giả thường mượn từ "ai" như một sự phiếm chỉ cho đối tượng trữ tình được nhắc đến. Ở đây, từ "ai" cũng được dùng như thế, sự lặp lại có ý đồ tạo nên ý tứ vừa trách móc vừa mong đợi người mình ngày đêm tương tư hiểu cho nỗi lòng này, trái tim này đang bồi hồi, thổn thức vì yêu mà bao nhiêu đêm không ngủ. Những dòng thơ cuối nghe sao mà buồn vương đến thớ, nỗi chực chờ được gặp lại chẳng thể gặp, gieo trong mình tia hy vọng cho tương lai, ngày tương phùng gặp gỡ nhưng biết đến bao giờ nhỉ:

"Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau"

Những hình tượng bến, đò, hoa, bướm được dùng nhiều trong văn học dân gian, đặc biệt ở ca dao hai hình tượng này chiếm rất lớn. Đó là những hình ẩn dụ biểu tượng cho đôi lứa trai gái trong tình yêu. Và trong bài thơ, đôi lứa ấy chưa thể gặp nhau để kết duyên trăm năm chồng vợ.

" Nhà em có một giàn giầu
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?"

Trầu cau là những vật chung đôi, là biểu tượng cho mối tình trăm năm kết tóc se duyên chẳng đổi dời. Trầu - cau có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong mỗi cuộc vui hạnh phúc, vì vậy, Nguyễn Bính là sử dụng hình ảnh này như một sự hy vọng cho mối tình đơn phương này có một cái kết hạnh phúc viên mãn. Đó là nỗi nhớ, nỗi tương tư chứa đầy niềm yêu, niềm hy vọng.

Nguyễn Bính - một thi sĩ đồng quê dạt dào tình yêu quê hương đất nước. Bao hình ảnh thôn quê, bến đò, trầu cau, cũng những chất liệu dân gian được nhà thơ vận dụng vào bài đầy sáng tạo. Đó là một tư duy nghệ thuật vô cùng văn minh, một tư tưởng mới được bộc lộ quá những tinh hoa, cốt cách văn học dân tộc, ngôn ngữ giản dị mà ý tứ sâu lắng, cảm xúc chân thành. Đến với "Tương tư" nói riêng và thơ Nguyễn Bính nói chung, tâm hồn ta như được thanh lọc, được trở về với vẻ đẹp chân quê đằm thắm những ân tình, cảm xúc dạt dào, dịu dàng như dòng sữa mẹ khiến ta thêm nâng niu, thêm trân trọng những vẻ đẹp của tình quê, của hương đồng gió nội dân tộc.

-----------------------HẾT----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-giang-bai-tho-tuong-tu-48240n.aspx
"Tương tư" là bài thơ tình nổi tiếng của nhà thơ của "chân quê" Nguyễn Bính, để hiểu hết được cái hay, chất trữ tình của bài thơ, bên cạnh bài Bình giảng bài thơ Tương tư, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư, Phân tích khổ thơ đầu bài Tương tư, Diễn biến tâm trạng của chàng trai trong bài Tương tư, Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.

Tác giả: Trấn thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bình giảng đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước
Bình giảng bài thơ Chiều tốì
Bình giảng bài thơ Cuốc kêu cảm hứng
Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Phân tích khổ thơ đầu bài Tương tư
Từ khoá liên quan:

Binh giang bai tho Tuong tu

, dan y phan tich bai tho tuong tu cua nguyen binh, dan y Binh giang bai tho Tuong tu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bình giảng bài thơ Mây và sóng

    Hướng dẫn đọc hiểu bài thơ Mây và Sóng

    Bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Mây và sóng của đại thi hào R.Tago dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết và hữu ích cho các em hóc sinh trong quá trình em tìm hiểu về những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng cũng n ...

Tin Mới