Bình giảng bài thơ Đất Vị Hoàng (Tú Xương)

Các em tham khảo mẫu bình giảng bài thơ Đất Vị Hoàng của Tú Xương để biết cách bình luận và nêu suy nghĩ của bản thân về cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, thông qua đó hiểu hơn tư tưởng nhà thơ gửi gắm qua từng câu chữ.

binh giang bai tho dat vi hoang tu xuong 41543

Tú Xương là một nhà thơ lớn, sinh vào thời kì đau thương, khó khăn nhất của đất nước khi dân ta đang một lòng sục sôi đánh giặc. Trước tình cảnh nước mất nhà tan, những rối ren của thời cuộc, ông đã viết lên nhiều vần thơ sâu sắc mà chua xót phản ánh thực trạng đó, một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến bài thơ “ Đất Vị Hoàng”. Bài thơ là tinh thần, lẽ sống của con người đồng thời thể hiện thái độ châm biếm các thói hư tật xấu trong xã hội lúc bấy giờ.
Trước hết, Đất Vị Hoàng được viết ở thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, là bài thơ thể hiện niềm xót xa trước vận mệnh dân tộc. Vị Hoàng là nơi sinh ra của Tú Xương, – một vùng quê đầy bình yên có những thứ đặc sản nổi tiếng. Ngày giặc đến nhà, vùng quê bình yên đó trở nên xơ xác, tiêu điều. Là một người nặng tình với quê hương đất nước, Tú Xương đau đớn cho quê nhà, xót thương trước vận mệnh đất nước bị đảo lộn. Những việc xấu, “ đổi trắng thay đen” cứ thế bày ra trước mắt, nỗi đau chồng chất nỗi đau. Từ đó bài thơ “ Đất Vị Hoàng” ra đời để tố cáo cái xã hội lúc bấy giờ.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đi thẳng vào vấn đề:

Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông

Câu hỏi tu từ ngay phần mở đầu, “có đất nào như đất ấy không?” gợi cho ta thật nhiều suy nghĩ. Mảnh đất của sự phồn vinh, bình yên, tuyệt đẹp với những bờ sông trải dài nay còn đâu. Giọng thơ trở nên thật chua chát trước cảnh nơi chôn rau cắt rốn của mình ngày càng đổi thay, các câu chuyện ngày càng đau lòng. Phồn vinh thì cũng không còn là của ta nữa, mà trở thành một nơi “ăn chơi sa đọa”, chốn để quân Pháp chơi bời. Còn gì đớn đau thay khi một quê hương phồn vinh hơn nhưng lại chẳng phải của chúng ta. Và cũng thật chua xót biết bao khi đó là nỗi đau không chỉ ở quê hương Tú Xương mà đó còn chính là nỗi đau của toàn dân tộc – một vùng trù phú rộng lớn trở nên tiêu điều xơ xác, một vùng chỉ có xác “ phồn vinh” nhưng lại thiếu đi phần hồn. Đất nước bị chiếm đóng, phồn vinh kéo theo những hệ lụy, những đạo lí truyền thống của chúng ta bị đảo lộn.

Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng

Giặc chiếm đất, chiếm nhà, chiếm ruộng,… của ta, phố phường cứ thế mọc lên và chúng càng vơ vét, càng bóc lột ta để làm giàu. Những đạo lí truyền thống chữ “ hiếu” luôn đặt lên hàng đầu của ta từ ngàn đời nay còn đâu khi “ con khinh bố”. Bố mẹ là người chăm lo cho ta, vậy lí do nào đã khiến cho tình cảm thiêng liêng ấy bị coi thường. Đó còn là “mụ vợ chanh chua”, người con gái nước Nam dịu dàng, nữ tính đi đâu mất rồi, thay vào đó lại là “ mụ vợ chửi chồng”. Lí do gì đã khiến mọi trật tự, mọi đạo lí truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta bị đảo lộn, bị xáo trộn như vậy? Phải chăng đồng tiền đã làm cho con người ta mờ mắt, chỉ ham đến vinh hoa phú quý mà bỏ quên những điều xưa cũ, những đạo lí ân nghĩa thủy chung, những chuẩn mực đạo đức của ta. Ta thật sợ, ghê tởm cái xã hội nhem nhuốc, dơ bẩn lúc bấy giờ. Một gia đình không tốt, “ hỏng” từ vợ - chồng đến con cái, vậy xã hội làm sao tốt đẹp đây?

Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng

Hai câu thơ sau là cảnh vẽ về con người đối nhau, một tứ thơ đầy hoàn thiện nhưng cũng đầy chua xót. Những kẻ tham lam, keo cú trên đất nước ta nhiều vô kể. Họ bần tiện, ghê gớm đến nỗi “như cứt sắt”- một chất thải ra từ đất nung không còn thể đẽo gặm gì nữa. Đó còn là những con người tham lam, vơ vét cho bản thân mà quên đi cái giá trị của con người, mở miệng ra là thấy nói chuyện tiền, lấy tiền làm chuẩn mực của đạo đức, đánh giá một con người. Thối tha thay cái xã hội lúc bấy giờ, đớn đau thay cho những con người bị tha hóa. Nhà thơ Tú Xương thật tài tình khi vận dụng nghệ thuật so sánh kết hợp với biện pháp đảo ngữ làm cho các câu thơ trở nên có giá trị thẩm mĩ cao. Giọng thơ trở nên dữ dội, khinh bỉ hơn bao giờ hết. Đó là một bản cáo trạng mà nhà thơ viết lên để tố cáo những kẻ tham lam, vì tiền mà đánh mất đạo đức con người.

Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không?

Tú Xương kịch liệt lên án, tố cáo những thói hư tật xấu của con người lúc bấy giờ, hiện thực thối nát, cái xấu, cái ác, trắng đen lẫn lộn… Câu hỏi tu từ ở cuối đoạn như một tiếng khóc tỉ tê, thương thay cho vận mệnh đất nước. Mở đầu và kết thúc đều là câu hỏi “ Có đất nào như đất ấy không?” vừa xót xa, đay nghiến cái xã hội thối nát lúc bấy giờ.
Nói tóm lại, bằng nghệ thuật châm biếm, câu hỏi tu từ đầu cuối tương ứng, bài thơ Đất Vị Hoàng đã vạch trần được bộ mặt thật của xã hội nửa phong kiến đồng thời qua đây nhà thơ Tú Xương cũng bày tỏ thái độ tố cáo, đả kích sâu cay với những con người vì đồng tiền mà đánh mất giá trị bản thân, giá trị đạo đức xã hội. Đó là nỗi đau của người trong cuộc, đớn đau trước vận mệnh đất nước.

Sau khi đã Bình giảng bài thơ Đất Vị Hoàng các em có thể đi vào Bình giảng bài thơ Thương vợ hoặc tham khảo Phân tích bài thơ Thương Vợ nhằm củng cố kiến thức của mình về những tác phẩm của Tú Xương.

https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-giang-bai-tho-dat-vi-hoang-tu-xuong-41543n.aspx
 


Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ của Tú Xương
Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước: "Trong anh và em hôm nay... Làm nên Đất Nước muôn đời"
Hình ảnh bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Tú Xương
Bình giảng khổ cuối bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Phân tích 4 câu thơ đầu bài Thương Vợ
Từ khoá liên quan:

Bình giảng bài thơ Đất Vị Hoàng

,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bình giảng bài thơ Mây và sóng

    Hướng dẫn đọc hiểu bài thơ Mây và Sóng

    Bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Mây và sóng của đại thi hào R.Tago dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết và hữu ích cho các em hóc sinh trong quá trình em tìm hiểu về những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng cũng n ...

Tin Mới