Những người khốn khổ là một trong những kiệt tác của nền văn học nhân loại. Đặc biệt, tác giả đã thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng qua hình ảnh nhân vật Phăng-tin. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về điều này qua phần Tóm tắt bài Tấm lòng người mẹ, Ngữ văn 11, Cánh Diều, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé.
1. Tóm tắt bài Tấm lòng người mẹ ngắn gọn - Ngữ văn 11 Cánh diều - mẫu số 1:
Phăng-tin bị đuổi khỏi xưởng may, phải chật vật kiếm sống để vừa trả nợ vừa gửi tiền về nuôi con. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê luôn viết thư thúc giục, rút cạn từng đồng của chị. Nào là bảo Cô-dét trần truồng rách rưới, cần cái váy len tận mười phơ-răng. Khi thì lại bảo Cô-dét bị bệnh, cần bốn mươi phơ-răng để chữa trị. Phăng-tin nghèo khổ chẳng còn cách nào xoay sở. Chị đành phải bán đi mái tóc, hai chiếc răng cửa để có tiền gửi về nuôi con. Cuộc sống của chị ngày một khó khăn. Phăng-tin không còn thiết tha gì đến việc làm dáng. Bọn chủ nợ thì cứ dày xéo chị. Thậm chí, vợ chồng Tê-nác-đi-ê còn dọa sẽ đuổi Cô-dét ra khỏi nhà nếu Phăng-tin không gửi một trăm phơ-răng cho chúng. Rơi vào đường cùng, chị đành quyết định bán nốt bản thân mình, đi làm gái điếm.
2. Tóm tắt bài Tấm lòng người mẹ - Ngữ văn 11 Cánh diều - mẫu số 2:
Từ sau khi bị đuổi khỏi xưởng may, cuộc sống của Phăng-tin dường như rơi vào bế tắc. Chị chỉ có thể làm công việc với mức lương rẻ mạt, thế nhưng lại phải vừa giải quyết đám chủ nợ, vừa xoay xở gửi tiền về nuôi con gái. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê tìm đủ mọi cách để vòi tiền chị. Từ mười phơ-răng mua váy len, chúng đòi đến bốn mươi phơ răng tiền chữa bệnh cho Cô-dét. Phăng-tin bán cả tóc, cả răng, hi sinh vẻ ngoài xinh đẹp của mình chỉ để làm hài lòng chúng. Thế nhưng trên thực tế, Cô-dét lại chẳng được hưởng chút nào. Thế rồi, bệnh tình của Phăng-tin ngày một nặng. Chị sống tạm bợ trên căn gác xép, quần áo để mặc cho rách tả tơi. Chị làm mười bảy tiếng một ngày chỉ để nhận lại chín xu - một con số quá đỗi ít ỏi. Vậy mà chủ nợ vẫn cứ mè nheo. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê thậm chí còn bắt chị đưa chúng một trăm phơ-răng thì mới chịu chăm sóc Cô-dét. Thương con, Phăng-tin đành chấp nhận bán thân, trở thành gái điếm.
3. Tóm tắt bài Tấm lòng người mẹ - Ngữ văn 11 Cánh diều - mẫu số 3:
Phăng-tin là một người phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh. Chị bị đuổi khỏi xưởng may, phải gửi con gái Cô-dét cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê nuôi hộ, còn chị gửi tiền về mỗi tháng. Cuộc sống ngày càng chật vật. Bọn chủ nợ ngày đêm thúc giục. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê cũng kiếm đủ mọi cớ để moi tiền từ Phăng-tin. Chị phải bán đi mái tóc dài để có tiền mua cho con gái chiếc váy len, bán cả hai chiếc răng cửa để gửi hai đồng vàng về cho con chữa bệnh. Thế nhưng tất cả đều chỉ là chiêu trò của đôi vợ chồng ác độc kia. Phăng-tin không biết điều đó. Sau khi bán tóc, bán răng, chị cũng chẳng còn tha thiết nhìn mình trong gương, mặc cho quần áo rách nát. Bệnh của chị cũng ngày một nặng. Những đồng tiền lương ít ỏi không đủ để chị trang trải cuộc sống. Bao nhiêu đau khổ giày vò khiến chị đâm ra căm ghét mọi thứ, kể cả ông Ma-đơ-len mà chị từng kính trọng. Thế rồi, vợ chồng Tê-nác-đi-ê lại gửi thư đòi tiền chị. Chúng bảo nếu chị không gửi cho chúng một trăm phơ-răng thì chúng sẽ để mặc Cô-dét lang thang đói khát ngoài đường. Điều này đẩy chị đến tuyệt vọng. Một trăm phơ-răng là số tiền mà có khi cả đời chị cũng không kiếm ra được. Đường cùng, Phăng-tin quyết định bán thân làm gái điếm. Tất cả chỉ để lo cho đứa con gái Cô-dét bé bỏng.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Chỉ qua một vài chi tiết nhỏ, ta đã thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả mà Huy-gô muốn truyền tải đến người đọc. Mời em tham khảo thêm một số bài mẫu khác trong chương trình trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Kép Tư Bền;Soạn bài Tấm lòng người mẹ; Tóm tắt Tú Uyên gặp Giáng Kiều Bích Câu kì ngộ của Vũ Quốc Trân.