Soạn bài Kép Tư Bền, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Với thể loại truyện, chúng ta đã được tìm hiểu các tác phẩm như "Chí Phèo" hay "Tấm lòng người mẹ". Hãy cùng luyện tập thêm về cách tiếp cận hình thức văn học này qua phần Soạn bài Kép Tư Bền do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!

Soạn bài Kép Tư Bền


soan bai kep tu ben ngu van lop 11 canh dieu

Soạn bài Kép Tư Bền - Ngữ văn 11 Cánh diều


* Soạn bài Kép Tư Bền - Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu 1 trang 100 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Đáp án: B. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang kép Tư Bền.


Câu 2 trang 100 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Đáp án: D. Cha của kép Tư Bền mất trong lúc anh đang đi hát để trả nợ cho chủ rạp hát.


Câu 3 trang 101 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Đáp án: D. Nội tâm.


Câu 4 trang 101 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Đáp án: C. Lòng hiếu thảo của nhân vật.


Câu 5 trang 101 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Đáp án: D. Ngôn ngữ giàu chất thơ.

soan bai kep tu ben ngu van lop 11 canh dieu 2

Soạn bài Kép Tư Bền - Ngữ văn 11 Cánh diều


Câu 6 trang 101 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

soan bai kep tu ben ngu van lop 11 canh dieu 3


Câu 7 trang 101 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Biểu hiện tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích từ "Một hồi chuông vừa dứt" đến hết:

- "Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào, rồi đứng thần người ra như phỗng đến một lúc".

- "Lắm lúc còn phải rặn ra mà cười ha hả".

- "Anh lại phải hò, phải hét ... cái vẻ lo âu của anh, nó hiện ra ở trước mắt".

- "Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức nở".

- "... vừa thắt dải áo, vừa sụt sịt mếu máo".

- "Anh lại phải hò, hét, ngâm, cười, múa, nhảy, ... Mà càng thấy vắng bặt tin nhà, ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối".

- "Anh Tư Bền lại phải giấu bộ mặt rầu rầu ... để vui vẻ mà diễn lại đoạn cuối một lượt nữa".

- "... ruột càng như thiêu như đốt".

- "... anh Tư Bền mới lật đật chạy vào buồng trò, ... Khốn nạn thân anh quá".


Câu 8 trang 101 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

- Đối với nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan ở tác phẩm "Kép Tư Bền", em ấn tượng nhất ở cách ông chuyển đổi linh hoạt giữa các điểm nhìn.

- Từ sự quan sát khái quát bên ngoài, tác giả đã khéo léo dẫn dắt, thay thế bằng cái nhìn của chính nhân vật. Qua đó, bộc lộ rõ nét những mâu thuẫn, dằn vặt trong tâm lí mà anh Tư Bền phải chịu đựng. Không chỉ vậy, với con mắt của nhân vật, ta còn được thấy tình yêu thương, sự xót xa của anh dành cho người cha già bệnh tật, đau ốm.


Câu 9 trang 101 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Từ truyện ngắn "Kép Tư Bền", em có thể rút ra những triết lí nhân sinh như:

- Nghệ sĩ cũng là con người, cũng có lúc vui, buồn, giận hờn, tủi thân,... Tuy vậy, họ vẫn cố gắng hết sức để thực hiện sứ mệnh của mình: làm cho khán giả hài lòng -> Bi kịch đằng sau ánh hào quang của sân khấu.

- Khán giả cần có sự lắng nghe, chia sẻ và cảm thông với những người nghệ sĩ chân chính.

- Lên án xã hội vô tâm, thờ ơ, nơi có những kẻ bất chấp khổ đau của người khác để kiếm lời về cho bản thân.


Câu 10 trang 101 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

"Kép Tư Bền" là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm đã nói lên thực tại bi kịch, bế tắc mà con người phải chịu đựng vào giai đoạn trước Cách mạng. Ở đây, nổi trội lên chính là vấn đề về bi kịch của người nghệ sĩ. Đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 30, khi ách đô hộ của thực dân Pháp đè nặng, nhiều nét văn hóa phương Tây đã được du nhập vào nước ta. Nghề hát bội, diễn kịch lúc đó rất phát triển. Những nghệ sĩ được coi như "người của công chúng", có nhiệm vụ làm vui lòng khán thính giả. Họ có sự yêu mến của cộng đồng, nhưng đồng thời cũng phải chịu đựng rất nhiều áp lực vô hình. Đằng sau ánh hào quang sân khấu cùng những lời tán dương, những tràng pháo tay là bao con người đang chật vật với cuộc sống. Họ phải chấp nhận hi sinh hạnh phúc, thời gian và sức khỏe của bản thân để mang đến tiếng cười cho khán giả. Vậy nên, chúng ta cần có sự đồng cảm, thấu hiểu nhất định dành cho nghệ sĩ. Từ đó, trân trọng hơn tài năng và những cống hiến của họ.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-kep-tu-ben-ngu-van-lop-11-canh-dieu-76775n.aspx
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu được khá nhiều thông tin về giá trị, ý nghĩa của tác phẩm "Kép Tư Bền" - một trong những truyện ngắn nổi tiếng mà Nguyễn Công Hoan sáng tác. Mời các em đón xem phần chuẩn bị các tác phẩm khác trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Chí phèo, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Tấm lòng người mẹ, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Tác giả: Trần Khởi My     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Hôm qua tát nước đầu đình, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Tấm lòng người mẹ, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai kep tu ben

, Soan bai kep tu ben ngu van 11 canh dieu, Soan bai kep tu ben ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích đặc điểm nhân vật

    Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7 Cánh Diều

    Mỗi tác phẩm văn học chúng ta được tiếp xúc đều có vô số nhân vật được nhắc đến. Đây cũng là một phương diện giúp ta hiểu hơn về thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải. Dựa trên chủ đề này, Taimienphi.vn gửi đến các em một số mẫu Phân tích đặc điểm nhân vật, Ngữ văn 7 Cánh Diều. Bài viết sẽ giúp em định hướng cách làm dạng đề này sao cho phù hợp, chuẩn nhất theo chương trình mới.

Tin Mới