Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Những người anh hùng thời trung đại đều mang trong mình lí tưởng lớn cùng vô số phẩm chất tốt đẹp. Hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua phần Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!

Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng


soan bai anh hung tieng da goi rang ngu van lop 11 canh dieu

Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng - Ngữ văn 11 Cánh diều


* Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng- Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu:


1. Chú ý cách xưng hô của Thúy Kiều khi đối thoại với Từ Hải.

- Thúy Kiều gọi Từ Hải là "Từ công" - Thái độ khiêm nhường, chân thành, tình nghĩa.


2. Lời của Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?

- Dựa vào lời của Từ Hải nói với Thúy Kiều, có thể thấy Từ Hải:

+ Là người nghĩa hiệp, có chí lớn.

+ Là người biết thấu hiểu, đồng cảm cho nỗi lòng của Kiều.


3. Chú ý hành động và kì tích của Từ Hải.

- Hành động: "Vội truyền sửa tiệc quân trung"; "Thừa cơ trúc chẻ mái tan/ Binh uy từ đấy sấm ran trong ngoài".

- Kì tích: "rạch đôi sơn hà", "gió quét mưa sa", "đạp đổ năm tòa cõi Nam", "Nghênh ngang một cõi biên thùy", "Năm năm hùng cứ một phương hải tần".


* Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng - Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu 1 trang 52 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Đoạn trích "Anh hùng tiếng đã gọi rằng" có thể được chia làm 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến "Cho người thấy mặt là ta cam lòng"): Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải.

- Phần 2 (Còn lại): Những chiến công hiển hách của người anh hùng Từ Hải.


Câu 2 trang 52 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

- Khi Thúy Kiều nói về mình: Tự nhận bản thân nhỏ bé, hèn mọn như "chút thân bồ liễu".

- Khi nói với Từ Hải, Kiều gọi Từ Hải là "Từ công", ca ngợi và bày tỏ sự biết ơn đối với người anh hùng đã cứu rỗi cuộc đời mình: "Trộm nhờ sấm sét ra tay".

- Có thể thấy qua cách xưng hô, Thúy Kiều hiện lên là một người phụ nữ hiền thục, hiểu lễ nghĩa, biết tự ý thức về thân phận nhỏ bé của bản thân và biết sống ơn nghĩa.


soan bai anh hung tieng da goi rang ngu van lop 11 canh dieu 2

Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng - Ngữ văn 11 Cánh diều


Câu 3 trang 52 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

- Hình tượng nhân vật Từ Hải:

+ Lí tưởng: "Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha" -> Không dung tha tội ác, bất công, thể hiện lí tưởng cao đẹp của một người anh hùng chuyên trừ gian dẹp ác.

+ Lời nói: Đanh thép, ngang tàn, tự gọi mình là "anh hùng", "quốc sĩ".

+ Hành động và kì tích: "Vội" dẫn binh tướng, tiến quân như vũ bão, "đạp đổ năm tòa cõi Nam", dựng lên triều đình riêng "Nghênh ngang một cõi biên thùy", "Năm năm hùng cứ một phương hải tần".

- Từ Hải là một người anh hùng, một vị dũng tướng oai phong, lẫm liệt. Hình ảnh của Từ Hải hiện lên mang đậm chất sử thi, tỏa ra hào quang lẫy lừng của những chiến công hiển hách.


Câu 4 trang 52 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Với đoạn trích "Anh hùng tiếng đã gọi rằng", Nguyễn Du đã thể hiện sự ngợi ca đối với lí tưởng anh hùng. Thông qua nhân vật Từ Hải, ông muốn nói lên khát vọng tự do tung hoành, ước mơ thực thi công lí, đòi lại quyền lợi, sự công bằng cho những số phận hẩm hiu, bất hạnh bị vùi dập trong xã hội phong kiến khi xưa.


Câu 5 trang 52 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích "Trao duyên":

+ Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, lời nói và diễn biến tâm lí giằng xé, đau đớn khi trao duyên.

+ Sử dụng nhiều ngôn ngữ kể, chú trọng độc thoại nội tâm.

+ Kết hợp nhiều biện pháp ẩn dụ, điệp từ,...

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích "Anh hùng tiếng đã gọi rằng":

+ Sử dụng bút pháp lãng mạn hóa, lí tưởng hóa cùng những từ ngữ mang tính ước lệ cao để đề cao, tô đậm tầm vóc phi thường của người anh hùng.

+ Khắc họa nhân vật dựa trên lí tưởng, lời nói, hành động và những chiến công hiển hách.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-anh-hung-tieng-da-goi-rang-ngu-van-lop-11-canh-dieu-76770n.aspx
Như vậy, chỉ một đoạn trích nhỏ thôi cũng đã nói lên được tầm nhìn, tư tưởng vĩ đại của Nguyễn Du về sự công bằng trong xã hội. Để có thể hiểu hơn những giá trị tốt đẹp của kiệt tác "Truyện Kiều", mời em ghé qua Taimienphi.vn để tham khảo thêm các bài soạn khác nhé: Soạn bài Trao duyên, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Tác giả: Trần Quốc Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Sóng, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Ông đồ (Vũ Đình Liên), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Cau, SGK tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai anh hung tieng da goi rang

, Soan bai anh hung tieng da goi rang ngu van 11 canh dieu, Soan bai anh hung tieng da goi rang ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

    Tài liệu ôn tập Tiếng Anh 11 tổng hợp

    Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 là tài liệu ôn thi rất hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11, giúp các em củng cố kiến thức, trau dồi thêm kỹ năng làm bài thi để hoàn thành tốt nhất bài thi Ngữ văn trong k ...

Tin Mới