Truyện thơ Nôm là một thể loại vô cùng thú vị và giàu ý nghĩa. Hãy cùng tìm hiểu thêm về hình thức văn học dân gian này qua phần Soạn bài Nỗi niềm tương tư, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!
Soạn bài Nỗi niềm tương tư
Soạn bài Nỗi niềm tương tư - Ngữ văn 11 Cánh diều
I. Soạn bài Nỗi niềm tương tư - Chuẩn bị:
* So sánh truyện thơ Nôm và truyện thơ dân gian:
- Điểm tương đồng:
+ Đều thuộc thể loại văn học dân gian Việt Nam.
+ Đều có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
+ Cốt truyện đều có ba phần cơ bản khá giống nhau: Gặp gỡ - thử thách (tai biến) - Đoàn tụ.
+ Nhân vật của truyện thường được phân theo các tuyến nhân vật: thiện - ác, tốt - xấu và được miêu tả thông qua diện mạo, lời nói, hành động.
- Điểm khác biệt:
* Tác giả Vũ Quốc Trân:
- Ông sống cùng thời với Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát.
- Là người làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Sống ở phường Đại Lợi (một phần phố Hàng Đào - Hà Nội ngày nay) vào khoảng giữa thế kỉ XIX.
- Ông đã đỗ mấy khoa tú tài, thường được người đời gọi là "cụ Mền Đại Lợi".
II. Soạn bài Nỗi niềm tương tư - Đọc hiểu:
* Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:
1. Chú ý những việc làm thể hiện tâm trạng tương tư của Tú Uyên.
- "Ngẩn ngơ ra về".
- "Canh cánh nào quên"
- "Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân".
- "Có khi chuộc chén rượu đào/.../ Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình".
2. Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
- Biện pháp lặp cấu trúc: "Có khi...", "Có đêm...".
- Biện pháp so sánh.
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Nhan đề "Nỗi niềm tương tư" được người biên soạn sách. Theo em hiểu, nhan đề này đã nói lên toàn bộ chủ đề, nội dung đoạn trích. Đó chính là sự tương tư, nỗi nhớ nhung mà Tú Uyên dành cho Giáng Kiều sau lần đầu gặp gỡ.
Câu 2 trang 23 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:
Trong đoạn trích "Nỗi niềm tương tư", tâm trạng tương tư của Tú Uyên đã được tác giả thể hiện qua các chi tiết:
- "Ngẩn ngơ ra về": bước đi trong thơ thẩn.
- "Canh cánh nào quên": hình bóng người con gái cứ quanh quẩn trong tâm trí.
- "Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân": vừa đánh đàn vừa nhớ đến hình bóng cô gái.
- "Có khi chuộc chén rượu đào/.../ Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình": khi uống rượu lại càng nhớ, thậm chí còn hình dung ra cả giọng nói của người con gái ấy.
Soạn bài Nỗi niềm tương tư - Ngữ văn 11 Cánh diều
Câu 3 trang 23 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:
Trong đoạn trích, biện pháp tu từ nổi bật nhất chính là phép điệp cấu trúc: "Có khi...", "Có đêm...". Điều này đã tạo nên một sự lặp lại, nhấn mạnh hơn nỗi nhớ của Tú Uyên dành cho Giáng Kiều. Nỗi nhớ ấy cứ ngày một lớn dần, in sâu vào tâm khảm chàng trai, khiến anh ta chẳng thể yên lòng.
Câu 4 trang 23 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:
- Yếu tố tự sự trong đoạn trích "Nỗi niềm tương tư": Tác phẩm kể về câu chuyện chàng Tú Uyên khi tương tư nàng Giáng Kiều.
- Yếu tố trữ tình trong đoạn trích "Nỗi niềm tương tư":
+ Diễn tả dòng cảm xúc nhớ nhung khôn nguôi của nhân vật.
+ Miêu tả thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn, gắn liền với tâm trạng nhân vật.
- Yếu tố tự sự và trữ tình kết hợp cùng nhau một cách hài hòa, giúp câu chuyện dễ dàng đi sâu vào tâm trí độc giả hơn.
Câu 5 trang 23 SGK Ngữ văn 11 - tập 1:
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-noi-niem-tuong-tu-ngu-van-lop-11-canh-dieu-76765n.aspx
Truyện thơ Nôm là thể loại vừa mang nét bình dị của dân gian, vừa mang cái tài hoa, tinh tế của người viết. Hi vọng qua mẫu trên, em đã hiểu hơn về thể loại văn học này cũng như nội dung, ý nghĩa của tác phẩm "Nỗi niềm tương tư". Mời các em ghé qua Taimienphi.vn để tham khảo thêm các bài soạn khác như: Soạn bài Lời tiễn dặn, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Sóng, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều